
Chiếc Nokia T20 nhắm thẳng vào nhóm khách hàng có nhu cầu học tập tại nhà, với cấu hình vừa đủ và mức giá khởi điểm 249,99USD ở thị trường Mỹ.
Trả lời ICTnews, ông Nguyễn Việt Hoàng - Tổng giám đốc HMD Global khu vực Đông Dương - nhận định thị trường tablet tại Việt Nam cũng có cùng xu hướng với thế giới. Trong thời gian giãn cách xã hội, học sinh phải học tại nhà, người dân phải làm việc từ xa đã khiến nhu cầu về các thiết bị như máy tính bảng gia tăng rất mạnh.
Do đó, HMD Global cũng sẽ tham gia thị trường Việt Nam bằng chiếc máy tính bảng đầu tiên của hãng.
Trước đó, theo ông Hoàng, chiếc Nokia C30 có màn hình 6,82 inch, pin 6.000mAh cũng bán chạy tại thị trường trong nước do có màn hình rộng, pin thời lượng cao, phù hợp cho học tập tại nhà.
Trên thực tế, sức mua máy tính bảng và máy tính xách tay đã tăng mạnh kể từ tháng 4 năm ngoái đến nay. Ông Phùng Ngọc Tuyên, Giám đốc ngành hàng viễn thông di động của Thế Giới Di Động, đánh giá từ nay đến cuối năm các mặt hàng này sẽ giữ đà tăng trưởng trong bối cảnh học sinh vẫn đang học online tại nhà.
“Nhu cầu cao nhưng do hạn chế nguồn cung toàn cầu nên các thiết bị này đang xảy ra tình trạng khan hiếm tại Việt Nam”, ông Tuyên nói với ICTnews. Mặc dù Thế Giới Di Động đã dự đoán trước tình trạng khan hiếm và thực hiện trữ hàng từ đầu năm 2021, nhưng nhiều sản phẩm vẫn không đủ cung.
![]() |
Nhu cầu máy tính bảng gia tăng do học tập và làm việc từ xa. (Ảnh: Hải Đăng) |
Trong giai đoạn dịch bệnh, nhiều người dân thậm chí đã phải mua điện thoại giá rẻ cho con học online, phổ biến ở mức từ 6 triệu đồng trở xuống. Điều này khiến nhóm điện thoại phân khúc này đang không còn hàng. “Tuy nhiên sau giãn cách, những người đã mua máy sẽ nâng cấp máy tốt hơn cho con. Những người chưa mua sẽ bắt đầu trang bị cho con cái, vì cả nhà không thể dùng chung điện thoại hay máy tính bảng được”, ông Tuyên dự báo.
Chuỗi cửa hàng CellphoneS cho hay kể từ khi bùng phát dịch, nhu cầu máy tính bảng giá rẻ bùng phát rất mạnh.
“Từ trước khi các địa phương mở cửa, toàn bộ các máy tính bảng Android dưới 5 triệu gần như cháy hàng toàn bộ. Phải cuối tháng 10 mới có lô hàng mới về”, đại diện CellphoneS thông tin.
Các máy tính bảng Samsung tại CellphoneS tăng 200% so với trước, do nhu cầu cao cộng với việc khan hiếm hàng. Những máy tính bảng dưới 10 triệu đang được mua nhiều như Tab A7 Lite, Tab A7, Tab S6 Lite. Ngay cả những sản phẩm cao cấp như Tab S7 FE, Tab S7, Tab S7 Plus cũng có doanh số tăng 150% nhưng ít hàng.
Tình trạng thiếu hàng ở mảng tablet và điện thoại, máy tính hiện nay do ảnh hưởng bởi Covid-19, khiến nhà máy trì trệ, lưu thông không thuận lợi, khan hiếm bộ vi xử lý. Việc Trung Quốc cắt điện để tiết kiệm năng lượng cũng khiến nhiều nhà máy không hoạt động hết công suất, dẫn đến nguồn cung hạn chế.
Trong bối cảnh học sinh có thể học online đến hết năm nay, ông Tuyên dự báo nhu cầu về tablet và máy tính bảng vẫn giữ mức cao cho đến đầu năm 2022. Phía CellphoneS cùng nhận định, với mức tăng dự báo 150-200%.
Hải Đăng
Giao hàng khó khăn, nguồn cung hạn chế, ngân sách hạn hẹp là các lực cản khiến nhiều phụ huynh gian nan mua laptop cho con em trong giai đoạn này.
" alt=""/>Nhu cầu máy tính bảng có thể tăng gấp đôi cuối năm nay500 nhân viên của công ty có nhiệm vụ sản xuất bộ thu nhận Bluetooth, tai nghe, phụ kiện điện tử tiêu dùng khác cho các thương hiệu quốc tế như Harman Kardon và Edifier. Do chỉ được cấp điện 2 ngày/tuần, họ phải dùng tới máy phát điện riêng để duy trì mức độ hoạt động cơ bản.
Nếu tình trạng tiếp diễn, một số đơn hàng sẽ bị hoãn. Công ty có thể suy nghĩ lại về việc có nên thuê hay xây một nhà máy mới bên ngoài Trung Quốc hay không.
Các nhà cung ứng tại Giang Tô, Triết Giang và Quảng Đông – hơi có hàng chục ngàn nhà máy công nghệ - cho biết, họ đối mặt với nhiều cấp độ cắt điện khác nhau trong tháng này, khi chính quyền địa phương muốn giảm mức tiêu thụ năng lượng. Vật giá leo thang, nhu cầu điện tăng vọt cùng cam kết giảm khí thải carbon của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình là những nguyên nhân cắt điện.
Đối tác Apple cảnh báo cắt điện như vậy đe dọa đến tính ổn định của chuỗi cung ứng. Theo một quan chức tại đơn vị cung ứng loa ở Đông Hoản, dường như tình trạng sẽ kéo dài đến hết năm, thậm chí lâu hơn. Đôi khi, công ty chỉ được dùng điện 3 ngày/tuần.
Người này cho biết dần dần không thể chịu đựng được sự bất tiện ấy. Họ đang xem xét lại việc mở các nhà máy ở nước ngoài, có thể tại Việt Nam, Indonesia hoặc Thái Lan.
Edward Yang, Chủ tịch tập đoàn Goodway Machine Tools, nhà cung ứng của Toyota, Ford và Samsung, chia sẻ, tác động của việc cắt điện có thể kéo dài hơn bản thân việc cắt điện. “Những doanh nghiệp hoạt động tại Trung Quốc chắc chắn đối diện với giá điện tăng cao hơn nhiều về sau. Điều này sẽ thúc đẩy làn sóng thay đổi cấu trúc ngành công nghiệp để theo đuổi phát thải carbon thấp, đồng thời khuyến khích đa dạng hóa năng lực để giảm thiểu rủi ro của việc tập trung hóa quá mức”.
Mối liên hệ tự nhiên của chuỗi cung ứng càng khuếch trương tác động của việc cắt điện. Một nhà máy sản xuất máy chủ, cung ứng cho Amazon, Facebook và Microsoft, tại Côn Sơn nói rằng, họ sẽ phụ thuộc vào linh kiện tồn kho để duy trì sản xuất sau khi nhiều đối tác riêng của họ gặp vấn đề vì cắt điện. Trong thời gian này, họ thực sự muốn đẩy nhanh kế hoạch mở rộng tại Đài Loan. “Tình hình thực sự không an toàn cho tính liên tục của chuỗi cung ứng”, lãnh đạo công ty nhận xét.
Điều tệ hơn là không rõ ai bị cắt điện, ai không. Theo một quan chức tại một đối tác Apple, tình hình hỗn loạn và bối rối. Một số vẫn được cung ứng điện nhờ quan hệ và đàm phán với chính quyền địa phương, số còn lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chẳng hạn, Luxshare – đối tác lắp ráp iPhone – và các chi nhánh tại các tỉnh khác nhau không bị cắt điện.
Một quan chức khác của một nhà cung ứng bảng mạch in cho Apple tiết lộ, chính quyền quyết định cấp điện cho ai một phần dựa vào giá trị sản phẩm. “Nếu không mang đến nhiều giá trị như màn hình hay bán dẫn cao cấp nhưng lại tiêu thụ nhiều năng lượng, xin lỗi, bạn thua rồi. Tốt hơn nên đóng cửa và chuyển đi chỗ khác”.
Bảng mạch in quan trọng để gắn chip và linh kiện, nhưng lại không mang lại giá trị cao. Sản xuất chúng cũng tốn nhiều năng lượng.
Bất ổn về nguồn cung điện xảy ra trong bối cảnh doanh nghiệp hoạt động ở Trung Quốc còn nhiều nỗi lo khác. Một quan chức tại đối tác cung ứng của Apple nói rằng, chuyển dịch chuỗi cung ứng là một chủ đề nhạy cảm trong nước. “Từ Jack Ma đến việc siết chặt game, giáo dục… tất cả gợi ý sự bất ổn cho các công ty đang hoạt động tại Trung Quốc”.
Karen Ma, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Công nghệ công nghiệp, tin rằng sẽ có nhiều loại công ty bắt đầu chuyển dịch. Trước đây, chỉ có các nhà lắp ráp đa quốc gia tiến hành kế hoạch đa dạng hóa, song dễ thấy các người chơi khác sẽ chuyển ít nhất một vài phần khỏi Trung Quốc. Cuối cùng, những khách hàng như Apple, Google, HP và Dell đều muốn chuỗi cung ứng linh hoạt hơn ngoài Trung Quốc.
Du Lam (Theo Nikkei)
Kế hoạch cắt điện luân phiên của Trung Quốc đang làm xáo trộn nhiều ngành công nghiệp, trong đó có chip bán dẫn, do phụ thuộc vào sản lượng silicon sản xuất ở Trung Quốc.
" alt=""/>Thêm động lực để Apple chuyển dịch chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son (giữa) chứng kiến lễ ký biên bản bàn giao giữa đại diện VNPT với Thứ trưởng Lê Nam Thắng. Ảnh: T.C |
Vị Tổng tư lệnh ngành đánh giá Tập đoàn đã tạo điều kiện cho MobiFone phát triển vượt bậc trong 21 năm qua, "cống hiến cho xã hội một mạng viễn thông di động mạnh, một thương hiệu lớn", với quy mô vốn điều lệ 12.600 tỷ đồng tính đến thời điểm hiện tại. Các chỉ tiêu kinh doanh của nhà mạng này trong năm 2014 cũng hết sức "đáng ấn tượng với quy mô của một công ty độc lập", với doanh thu 36.000 tỷ đồng và lợi nhuận 7000 tỷ.
"Tách ra khỏi VNPT, MobiFone có sứ mệnh trở thành một trong ba tập đoàn viễn thông mạnh của Quốc gia, theo đúng quy hoạch về thị trường viễn thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo cơ sở cho một thị trường viễn thông cạnh tranh và bền vững", Bộ trưởng Son nhấn mạnh.
Với trách nhiệm quản lý Nhà nước chuyên ngành, Bộ TT&TT cam kết sẽ xây dựng hành lang pháp lý, đề xuất với Chính phủ có các cơ chế, chính sách phù hợp, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cả VNPT lẫn MobiFone hoạt động hiệu quả, sau tái cơ cấu sẽ trở thành những đơn vị mạnh, không ngừng phát triển.
Với việc MobiFone đã chính thức được bàn giao về Bộ TT&TT, Đề án Tái cơ cấu VNPT do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đi được những bước triển khai quan trọng đầu tiên. Theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, sau buổi lễ bàn giao này, bản thân VNPT, MobiFone cũng như cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ TT&TT sẽ có rất nhiều công việc phải triển khai tiếp theo. Cụ thể, VNPT phải xây dựng các đề án thành lập 3 Tổng công ty, tổ chức phần còn lại của Tập đoàn theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa và hoạt động hiệu quả hơn, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính. Trong khi đó, VMS MobiFone sau khi ra riêng sẽ phải tiếp tục xây dựng và trình Bộ cũng như Chính phủ Đề án thành lập Tổng công ty Viễn thông Di động MobiFone và nhất là kế hoạch Cổ phần hóa trước năm 2015.
Điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh
Tuy vậy, đại diện Tập đoàn VNPT tỏ ra khá thận trọng khi chia sẻ về triển vọng kinh doanh của Tập đoàn sau khi chia tách. "Kế hoạch năm nay, nếu có cả MobiFone thì Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu 120.000 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi chia tách thì chúng tôi đã điều chỉnh lại là khoảng 86.000 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 2.600 tỷ đồng và nộp ngân sách 3.500 tỷ", ông Phan Hoàng Đức, Phó Tổng Giám đốc thường trực Tập đoàn VNPT cho biết. " Sự điều chỉnh này là cần thiết để đáp ứng với thực lực tập đoàn", ông giải thích. Để so sánh, năm 2013, tổng doanh thu VNPT đạt khoảng 119.000 tỷ đồng, lợi nhuận 9265 tỷ đồng.
Ông Đức cũng thừa nhận rằng việc chỉ còn lại mạng VinaPhone thay vì sở hữu cả hai mạng di động MobiFone và VinaPhone như trước đây "chắc chắn sẽ có tác động lớn đến thương hiệu, thị trường, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT trong thời gian tới, bởi VMS là đơn vị có tỷ trọng doanh thu lớn, lợi nhuận đóng góp tới gần 70% tổng lợi nhuận Tập đoàn". Tuy nhiên, ông này tin rằng khó khăn sẽ tạo nên vị thế mới cho nhà khai thác và tăng sự cạnh tranh cho thị trường viễn thông trong nước.
Liên quan đến câu chuyện "cạnh tranh" hay "hợp tác", vị đại diện của VNPT chia sẻ khá thẳng thắn. "Đúng, đã tách ra thì rõ ràng phải cạnh tranh với nhau. Nhưng thị trường viễn thông chung vẫn có sự chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ TT&TT nên sự cạnh tranh này là lành mạnh. Cạnh tranh sẽ trở thành động lực để phát triển". Dù vậy, trong quan điểm của VNPT thì "gọi là đối thủ cũng không sai", nhưng hiểu một cách cơ bản thì VinaPhone, MobiFone sẽ nghiêng về "đối tác chiến lược" nhiều hơn.
Tuy nhiên, điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh không phải là việc cần làm duy nhất của VNPT lúc này. Nhiệm vụ tái cơ cấu đòi hỏi Tập đoàn này cũng phải có những điều chỉnh quan trọng về chiến lược kinh doanh trong thời gian tới, nhất là khi không còn "con gà đẻ trứng vàng" VMS nữa. Ông Đức cho biết sự thay đổi của VNPT sẽ học theo kinh nghiệm của các nước, các nhà khai thác viễn thông trên thế giới, trên cơ sở tập trung cho hạ tầng, vốn là một thế mạnh của Tập đoàn. Trên cơ sở hạ tầng đấy, VNPT sẽ tổ chức đưa ra các loại hình dịch vụ sản phẩm phù hợp. Đồng thời, bộ máy quản lý sẽ được sắp xếp lại theo hình thức tinh gọn nhất.
VNPT và MobiFone đều cam kết quá trình tái cơ cấu sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng chục triệu khách hàng của cả hai đơn vị này, dù là trong lĩnh vực thông tin di động, cố định hay Internet. "Chúng tôi khẳng định khách hàng sẽ được thụ hưởng nhiều lợi ích hơn bởi theo quy luật tất yếu, VNPT và MobiFone sẽ càng phải nỗ lực hết mình để nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và xã hội. Đây là một trong những mục tiêu chiến lược của quá trình tái cơ cấu VNPT", ông Đức kết luận.
Trọng Cầm
Tin liên quan
VNPT chính thức chuyển giao MobiFone về Bộ TT&TT
VNPT sẽ trình đề án lập 3 Tổng công ty trong tháng 7" alt=""/>Bộ TT&TT đề nghị VNPT, MobiFone hỗ trợ nhau sau chia tách