Cùng quan điểm, đại biểu Lương Công Tuấn, Trưởng ban Pháp chế HĐND Đà Nẵng cho rằng, thực trạng trên dễ dẫn đến thị trường bất động sản méo mó, thiếu minh bạch, cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề.
Đại biểu Tuấn đề nghị Sở Tư pháp phải phối hợp với cơ quan công an để có biện pháp nghiệp vụ kiểm tra những hồ sơ ký gửi, ký chờ, nắm rõ hoạt động này, từ đó có giải pháp mạnh nhằm hạn chế, để thị trường bất động sản của thành phố hoạt động lành mạnh.
Bà Trần Thị Kim Oanh, Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng cho biết, hiện nay trên địa bàn thành phố có 34 tổ chức hành nghề công chứng đang hoạt động, trong đó có 3 phòng công chứng và 31 văn phòng công chứng. Thời gian qua, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện nhiều nội dung, biện pháp nhằm chống thất thu thuế.
Đồng thời, phối hợp với các đơn vị xây dựng và trình UBND TP ban hành quyết định về quy chế phối hợp và chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn thành phố.
Theo bà Oanh, trong năm 2023, Sở Tư pháp đã kiểm tra 5 tổ chức hành nghề công chứng. Qua kiểm tra, Sở đã nhắc nhở, chấn chỉnh một số hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng, ban hành 3 quyết định xử phạt hành chính.
“Thời gian đến, Sở sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực công chứng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm...”, bà Oanh cho hay.
Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, lãnh đạo thành phố đã nhận rất nhiều đơn, thư liên quan đến việc ký gửi, ký chờ tại các văn phòng công chứng.
“Việc này gây thất thiệt rất lớn cho Nhà nước, đề nghị Sở Tư pháp phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra kiểm tra”, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng đề nghị.
" alt=""/>Ký gửi, ký chờ nhà đất tại phòng công chứng làm méo mó thị trường bất động sảnCác dự báo của Apple cho thấy, công ty tự tin vượt qua được các điều kiện thị trường khó khăn. Thị trường thiết bị di động toàn cầu đã giảm 9% trong quý II và dự đoán giảm 3,5% trong năm nay, theo IDC.
Tại thời điểm doanh số Android sụt giảm, nhu cầu đối với dòng iPhone của Apple lại mạnh hơn nhờ nền tảng khách hàng trung thành, sẵn sàng bỏ tiền cho các mẫu máy đời mới. Sự biến mất của Huawei cũng khiến cạnh tranh trên phân khúc cao cấp bớt căng thẳng.
Hon Hai Precision Industry, đối tác lắp ráp phần lớn iPhone, úp mở về khả năng phục hồi của Apple khi cho biết doanh số các sản phẩm điện tử tiêu dùng thông minh của mình sẽ không có nhiều thay đổi trong năm.
Apple nói sẽ thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh bất ổn kinh tế và địa chính trị phủ bóng lên triển vọng cả năm 2022 và sau này. Tháng trước, Bloomberg đưa tin công ty sẽ giảm tốc độ chi tiêu và tuyển dụng tại một số bộ phận trong năm 2023. Dù vậy, hãng vẫn duy trì kế hoạch với iPhone, thiết bị đóng góp một nửa doanh thu và là cầu nối đến các dịch vụ kiếm tiền khác.
Apple được đồn ra mắt 4 iPhone mới trong tháng 9, bao gồm hai bản thường và hai bản Pro. Trước năm 2021, Apple thường đặt hàng 75 triệu iPhone mới song nâng dự báo lên 90 triệu trong năm 2021 vì tin rằng mẫu iPhone ra mắt đầu tiên từ khi có vaccine Covid-19 sẽ “mở khóa” nhu cầu người dùng. Apple cùng các đối tác, trong đó có Pegatron, đều lập doanh thu và lợi nhuận kỷ lục năm ngoái.
iPhone sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng của Apple trong năm 2022. Cả iPhone và iPad đều kinh doanh tốt hơn mong đợi trong quý II, dù các sản phẩm khác – bao gồm Mac và thiết bị đeo – giảm sút.
Du Lam (Theo Bloomberg)
Theo nhà phân tích Ming Chi Kuo, Apple sẽ tăng giá các mẫu iPhone 14 Pro và 14 Pro Max trung bình khoảng 15%.
" alt=""/>Apple đặt sản xuất 90 triệu iPhone 14Bé Kim Tiền mắc căn bệnh teo đường mật bẩm sinh dẫn đến xơ gan nặng. Sau nhiều lần xuất huyết tiêu hóa, các bác sĩ đánh giá nếu không lập tức ghép gan, con khó có cơ hội sống. Nhờ người hiến gan là mẹ ruột, tháng 5 năm nay, con đã trải qua ca đại phẫu tại Bệnh viện Đại học Y - Dược TP.HCM. Thế nhưng, khó khăn lớn nhất đối với gia đình còn là khoản viện phí khổng lồ.
Do Kim Tiền mắc bệnh bẩm sinh, phải điều trị kéo dài, chi phí tốn kém hàng trăm triệu đồng. Đến lúc tiến hành ca ghép gan, cha mẹ con đã kiệt quệ tài chính. Thêm vào đó, sau ca ghép, Kim Tiền bị nhiễm trùng nên phải nằm theo dõi và điều trị, khiến viện phí tăng thêm khoảng 700 triệu đồng. Tổng chi phí cho ca ghép gan của con hờn 1,2 tỷ đồng, chưa bao gồm tiền xét nghiệm và phẫu thuật hiến gan của người mẹ.
Viện phí quá lớn nên sau khi con gái được xuất viện, vợ chồng chị Nhàn vẫn chưa thể trả hết. Thế nhưng họ vẫn phải mướn nhà trọ đảm bảo môi trường vô khuẩn, cùng với tiền thuốc, dinh dưỡng cho con vô cùng tốn kém, có tháng lên tới 40 triệu đồng. Không có cách nào xoay sở được, người mẹ đành cầu cứu đến Báo VietNamNet như một tấm phao cứu sinh.
Sau khi hoàn cảnh của bé Kim Tiền được chia sẻ, nhiều bạn đọc đã mở rộng vòng tay. Ngoài số tiền 45.984.500 đồng do bạn đọc ủng hộ thông qua Báo VietNamNet, gia đình chị Nhàn cũng đã nhận được những lời động viên, sự giúp đỡ của quý bạn đọc hảo tâm.
Chị Nhàn bày tỏ lòng biết ơn những tấm lòng thơm thảo. Chị cũng cho biết, hiện tại sức khỏe Kim Tiền đang tiến triển tốt. Nhờ số tiền được giúp đỡ này, gia đình tạm thời vượt qua được khó khăn. Thông qua Báo VietNamNet, chị Nhàn gửi lời cảm ơn chân thành tới các nhà hảo tâm đã thương con gái bé bỏng của chị.