Về tính giá trị khi đem ra so với các ngành nghề khác cũng chẳng khác gì. Nếu một cô lao công giúp đường phố sạch đẹp hơn thì người nghệ sĩ này đem lời ca tiếng hát giúp cuộc sống tươi vui hơn.
Mỗi ngành nghề có giá trị riêng. Vậy cớ gì cứ phải xem các nghệ sĩ là thần tượng?
Nếu cứ xem họ là “người thường” và việc họ làm cũng chỉ là công việc kiếm sống như bao nghề khác thì chúng ta sẽ ít phán xét hơn những điều họ đã và đang làm.
Nói tới đây xin khẳng định, không phải tôi ủng hộ cho việc các nghệ sĩ thích làm gì thì làm nhưng những người phán xét – là khán giả - phải chăng cũng nên xem xét lại chính mình và cách mình lên án một ai đó?
Đây cũng chính là điều thứ hai cần nói tới: vai trò của khán giả. Lý do vì sao những sản phẩm được cho là “vớ vẩn, rẻ tiền” vẫn có thể chiếm lượt xem rồi chia sẻ "khủng" trên các nền tảng mạng xã hội?
Tại sao một thanh niên xăm trổ đầy mình, làm những clip về đời sống giang hồ, đập phá… lại được xem như thần tượng? Tại sao những bộ phim về đánh đấm, bạo lực luôn có sức hút hơn những đề tài gia đình, lịch sử?
Chính phần lớn khán giả đã tiếp tay cho những sản phẩm sai trái. Từ đó, những người làm ra nó ngang nhiên cho rằng đó là thời thượng để rồi dẫn đến những sự việc mà sau này bị cho là “hư hỏng” hay “thiếu tôn trọng khán giả”. Chẳng phải ngay từ đầu khán giả đã không tôn trọng mình đó sao?
Một từ có thể lý giải cho điều này chính là “sở thích”. Có người thích những bộ phim tình cảm nhẹ nhàng kiểu Hàn Quốc, có người mê những tập phim lê thê phong cách Ấn Độ.
Có người thần tượng nhạc Bolero, nhạc Trịnh là đỉnh cao của ngôn từ và chê bai nhạc Sơn Tùng hát chẳng nghe lời nào. Trái lại giới trẻ sẽ chỉ trích nhạc vàng là sến, nhạc Trịnh là khó hiểu.
Và khi “tình cảm” ta đặt vào đâu thì những thứ xung quanh nó đều là tốt đẹp. Ví như một bạn trẻ thần tượng Sơn Tùng thì chàng ca sĩ này làm gì cũng đúng cả mà thôi.
Có ý kiến cho rằng nghệ sĩ sống nhờ khán giả thì chính khán giả sẽ là người người phán xét. Điều này không sai bởi trong dòng chảy có phần hỗn tạp của giới giải trí, nhiều giá trị đang dần bị lãng quên và xem nhẹ.
Suy cho cùng, sự thương yêu của khán giả là thước đo cho sự thành công của nghệ sĩ và tiếng nói của khán giả là lời cảnh tỉnh tốt nhất cho các nghệ sĩ xem lại mình.
Nhưng một khi đóng vai trò là “người phán xử” thì cần lắm chính khán giả chúng ta hãy xem lại mình như câu “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” vậy.
Hoàng Thông
Tuy nhiên, Viettel High Tech không tập trung cuộc chiến về giá, giá trị mang lại không chỉ là bản thân sản phẩm camera mà là cả một giải pháp, nền tảng, hệ sinh thái nhằm mục đích mang đến nhiều giá trị gia tăng cho người dùng. Đặc biệt, doanh nghiệp chú trọng vào tính năng an toàn cho người dùng cá nhân, bảo mật an toàn trong xây dựng giao thông thông minh, đô thị thông minh, phục vụ cho các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh…
Để làm được điều đó, Viettel High Tech tập trung xây dựng thuật toán, ứng dụng AI, tận dụng lợi thế từ nhà mạng Viettel với tập khách hàng gần như phủ sóng khắp cả nước – đây là thị trường dễ tiếp cận. Dự kiến năm 2023, Viettel High Tech sẽ cung cấp các sản phẩm camera cho khách hàng hộ gia đình và camera AI cao cấp cung cấp những giải pháp cho các lĩnh vực như thành phố thông minh, an ninh, quốc phòng, Chính phủ và hành chính công.
Theo ông Hoàng Quốc Huy, Phó Tổng giám đốc MobiFone Global, quy mô thị trường camera ở Việt Nam theo nghiên cứu sơ bộ là khoảng 2 camera/100 người. Tỷ lệ này còn thấp so với các quốc gia, ví dụ ở Mỹ và Trung Quốc tỷ lệ là 15 camera/100 dân. Theo xu hướng chuyển đổi số của xã hội, nhu cầu của người dân đối với việc sử dụng camera ngày càng lớn. Các khách hàng cá nhân thường dùng giám sát người già, trẻ em, chống trộm; các khu công nghiệp sử dụng camera giám sát nội khu; với các thành phố, camera được ứng dụng để theo dõi giao thông, an ninh... Hầu hết các loại camera này xuất xứ từ nước ngoài, mang đến những nguy cơ lớn cho an ninh quốc gia. Xu hướng trong thời gian tới là Chính phủ sẽ thúc đẩy phát triển các camera an ninh theo tiêu chuẩn Việt Nam, phục vụ người Việt. Do đó, tiềm năng của thị trường camera Việt Nam còn rất lớn, không chỉ về sản xuất thiết bị mà còn là công nghệ AI phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Ông Huy nhấn mạnh, chúng ta nên có các tiêu chuẩn cho camera Make in Việt Nam, cả phần cứng và phần mềm. Theo Luật An ninh mạng, các mạng xã hội phải lưu trữ thông tin người dùng ở Việt Nam. Tương tự, với dịch vụ camera, những thông tin thu thập được từ đó rất quan trọng và phải đặt ở Việt Nam. Dịch vụ quản trị dữ liệu, hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng cũng cần có tiêu chuẩn riêng.
Đối với doanh nghiệp viễn thông, camera hiện nay không phải như ngày xưa - kết nối cáp đồng trục và mỗi hộ phải có một đầu thu, bây giờ là camera IP kết nối Internet. Dịch vụ camera gần giống như một dịch vụ viễn thông do phải có đường truyền, lưu trữ trên cloud,... Đây chính là thế mạnh của các nhà mạng. Doanh nghiệp nước ngoài sẽ không có được sự kết nối với các nhà mạng như doanh nghiệp sản xuất camera trong nước.
Ông Nguyễn Việt Bằng, Phó Tổng giám đốc VNPT Technology nhận định, camera là một thiết bị ứng dụng nhiều công nghệ cao, tiên tiến về phần cứng và phần mềm, có khả năng hoạt động như một máy tính kết nối Internet và có thể kết nối với hệ thống quản lý hỗ trợ kỹ thuật tập trung. Phần lớn các thiết bị công nghệ lưu hành đều phải tuân theo những tiêu chuẩn nhất định, phục vụ hợp quy hợp chuẩn, nhập khẩu… Camera là một thiết bị công nghệ tích hợp, vừa là thiết bị quang, thiết bị thu phát sóng, máy tính kết nối mạng, cũng là thiết bị IoT, do vậy việc ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật là rất cần thiết. Tiêu chuẩn cho các phân khúc như camera cho hộ gia đình, camera công cộng, camera giao thông, camera dùng cho khối Chính phủ… phải có những yêu cầu khác nhau về chất lượng, mức thu phát sóng, chịu môi trường và đặc biệt là đảm bảo an toàn bảo mật.
" alt=""/>Doanh nghiệp viễn thông tận dụng thế mạnh hạ tầng để sản xuất camera