NTK Nhật Dũng được đưa đi cấp cứu ngày 17/5 nhưng bác sĩ cho biết đã không thể cứu chữa nên cho về nhà ở Quảng Bình. Ngày 19/5, anh rơi vào hôn mê sâu, mất dần nhận thức, trút hơi thở cuối lúc 20h35 vào tối 19/5, hưởng dương 42 tuổi.Chia sẻ với VietNamNet, quản lý của nhà thiết kế (NTK) Nhật Dũng - chị Võ Kiều Trang - cho biết anh vào viện những đợt đầu tiên từ tháng 10/2020. Khi ấy, những đợt đau không quá ghê gớm nên anh và mọi người đều chủ quan chữa không triệt để, cứ thấy đỡ được ra viện nên thấy yên tâm và tiếp tục vùi đầu vào công việc.
''Anh vẫn ra bộ sưu tập mới, ra Hà Nội và vào TP.HCM dự sự kiện, lên kế hoạch xây dựng hình ảnh cho một số ca sĩ, người mẫu... Có lẽ cả anh và mọi người đều không nghĩ rằng tình hình bệnh lại có thể tiến triển nặng nhanh như vậy. Vài tháng trở lại đây, NTK có những cơn đau nặng hơn, đau đến mức anh phải ngủ ngồi, cứ nghĩ lại hình ảnh anh phải ôm gối vào trước ngực và ngủ ngồi mà ai cũng ứa nước mắt'' - chị Võ Kiều Trang nói.
 |
NTK Nhật Dũng bên các người mẫu trong một chương trình. |
"Cho đến lúc anh đi cấp cứu lần cuối cùng, anh cũng phải ngủ ngồi, vì nằm sẽ không thở được. Đến lúc gần mất, có con, các cháu, các bạn, chị gái anh thay nhau ngồi đỡ lưng để anh ngồi cho dễ thở, chỉ đến khi gần ra đi, anh mới nằm xuống giường. Còn nhớ, trước đó, mỗi lần lên cơn đau đầu, anh đau đến mức đập tay đập chân vào đầu, mắt nhắm nghiền, quay cuồng đầu óc", chị Kiều Trang nghẹn ngào cho biết thêm.
NTK Nhật Dũng có 3 chị em: Nga, Đức, Nhật (chị Nga, chị Đức, NTK Nhật Dũng là em út). Theo quản lý Võ Kiều Trang, chị Nga gần anh nhất, ở cùng một nhà. Trong suốt thời gian anh bị bệnh, cả hai chị gái và bố mẹ, đặc biệt là chị Nga là người chăm sóc anh nhiều nhất.
 |
NTK Nhật Dũng. |
NTK Nhật Dũng sinh năm 1980 tại Quảng Bình. Anh thuộc số ít các NTK tiên phong đưa họa tiết di sản vào trang phục áo dài trình diễn tại nhiều sân khấu. Áo dài của anh từng xuất hiện trong chương trình mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Canaval Quảng Bình, Festival Áo dài Việt Nam,..
Bộ sưu tập cuối cùng của NTK Nhật Dũng là những áo dài thuộc chủ đề Nỗi đau toàn cầu với thông điệp về phòng chống dịch Covid-19. Anh nghiên cứu trên nền vải cao cấp, màu sắc đặc biệt, hoạ tiết tái hiện sự lan rộng của dịch bệnh trên toàn thế giới.
Thông qua BST, NTK muốn kêu gọi sự chung tay, đồng lòng từ dân tộc Việt Nam cũng như trên thế giới trong công tác chống dịch. Con số thương vong, số ca nhiễm mới của từng quốc gia như Mỹ, Italy, Pháp, thiệt hại kinh tế và đời sống người dân được thể hiện trên tà áo.
 |
Hình ảnh trong BST cuối cùng của NTK Nhật Dũng. |
Trong năm 2021, anh ấp ủ các sản phẩm áo dài về chủ đề bảo vệ nguồn nước ngọt cho người dân đồng bằng sông Cửu Long, dân tộc thiểu số... Anh dự định đưa những hình ảnh kỳ quan tiêu biểu và những di sản văn hóa phi vật thể, di sản thiên nhiên thế giới, hình ảnh hoạ tiết hoa văn của 54 dân tộc, những mảnh ghép độc đáo của 63 tỉnh thành... tạo nên một bức tranh nghệ thuật như câu chuyện kể về văn hoá bản sắc Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên, ước nguyện của anh chưa thành hiện thực khi anh ra đi ở tuổi 42 vì gặp chứng bệnh lạ.
H.N

Nhà thiết kế thời trang Nhật Dũng nguy kịch, bị bệnh viện trả về
Chị Võ Kiều Trang, đại diện truyền thông của NTK Nhật Dũng cho hay, chị cùng gia đình đang ở bên cạnh và chuẩn bị mọi việc lo liệu những ngày cuối cùng cho NTK.
" alt=""/>NTK Nhật Dũng phải ngủ ngồi những tháng cuối đời
- Tại hội nghị tổng kết 20 năm phát triển các trường ĐH, CĐ ngoài công lập mớiđây, hiệu trưởng Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng gây sóng gió với phát biểu khiếnPhó Thủ tướngVũ Đức Đam phải đăng đàn để “sửa” tư duy “bắt cá bé”.Sâu xa hơn trong việc ông hiệu trưởng này “đòi” cá bé là việc phântầng trong đào tạo, một xu thế tất yếu trong việc phát triển giáo dục ĐH ViệtNam.
“Chỗ” của ngoài công lập?
Không phải ngẫu nhiên mà một trường đại học NCL thuộc diện lâu đời nhất và cóquy mô đào tạo lớn nhất trong số các trường NCL hiện nay (với hơn 20 nghìn SV)như Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng đã tự xếp mình ở vị trí "chiếu dưới".
“Ai cũng biết là có càng nhiều Ngô Bảo Châu càng tốt, càng có chất lượngnhưng bài toán chất lượng phải được giải trên cơ sở cân bằng” – ông Đặng Ứng Vận,hiệu trưởng Trường ĐH Hoà Bình ví von.
Theo ông Đặng Ứng Vận, thời gian qua sự mở rộng quá nhanh hệ thống các trườngĐH khiến cho các trường lâm vào thế cạnh tranh gay gắt trong khi chỉ tiêu đầuvào bị hạn chế thông qua việc xác định điểm sàn của kỳ thi 3 chung. Các trườngnước ngoài đã khống chế thị trường con nhà giàu, các trường công khống chế thịtrường các học sinh khá giỏi. Vậy trường tư chỉ còn khu vực học sinh trung bìnhyếu và gia đình trung lưu và nghèo có thu nhập tăng giảm theo đà phát triển hoặcsuy thoái kinh tế của đất nước.
Do đó, ông Đặng Ứng Vận cho rằng: Một trong những thách thức đối với cáctrường NCL là xã hội yêu cầu cao nhưng không đủ nguồn lực và điều kiện để thựchiện.
Theo QĐ 07/2009/QĐ-TTg Ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạtđộng, sáp nhập, chia tách, giải thể trường ĐH, thì điều kiện để thành lập mộttrường ĐH là có tổng diện tích đất xây dựng trường không ít hơn 5ha, diện tíchnhà đã xây dựng đư vào sử dụng đạt bình quân tối thiểu 9m2/ SV, trong đó diệntích học tập 6m2/ SV, diện tích nhà ở và sinh hoạt tối thiểu 3m2/SV, diện tíchlàm việc cho giảng viên tối thiểu 8m2/người, 25 SV/ giảng viên thạc sĩ…
Theo đúng quy chuẩn này thì với một trường có quy mô 10 nghìn sinh viên họcphí tối thiểu cũng phải là 20 triệu đồng/ SV/ năm. “Trong khi đó mục tiêu của xãhội hoá không phải là hướng vào con nhà giàu (con cái họ được gửi đi học nướcngoài) mà là hướng tới những gia đình nghèo không có điều kiện cho con đi họcnước ngoài, cũng như hướng tới nhu cầu học tập của số đông với tín dụng sinhviên 1 triệu đồng/ tháng” – ông Vận nhận xét.
Mâu thuẫn giữa việc đảm bảo chất lượng đòi hỏi đầu tư lớn trong khi học phíkhông thể tăng cao, vì tăng học phí cũng có nghĩa là giảm số sinh viên đầu vào.
Suy thoái kinh tế và lạm phát làm cho đời sống giảm sút, việc làm hạn chế,năng lực chu cấp cho việc học của con em càng bị hạn chế. Năng lực của các nhàđầu tư cũng giảm sút nghiêm trọng.
“Ở đây có vấn đề về chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu của chính sách quốcgia. Vậy nhân lực cần cho mỗi giai đoạn phát triển phải có những tố chất gì,giáo dục, đặc biệt là giáo dục ĐH phải đảm nhận đến đâu?" - ông Vận đặt vấn đề.
Chấp nhận phân tầng để tầng thấp phát triển
Ông Đặng Ứng Vận nêu rõ quan điểm: Cần phải chấp nhận sự phân tầng về nhiệmvụ đào tạo dựa trên một hệ thống được đa dạng hóa để thích ứng với một nền giáodục cho số đông và tạo điều kiện cho các trường NCL có cơ hội phát triển.
Theo ông Vận, giáo dục Việt Nam đang ở trong quá trình chuyển đổi rất cơ bảntừ một nền giáo dục tinh hoa sang giáo dục cho số đông. Vì vậy cần có quan điểmquốc gia về chất lượng. Vậy chất lượng ở đây là gì?
Trả lời câu hỏi này, ông Vận cho rằng đó là sự đáp ứng nhu cầu. Nhu cầu nhânlực và nhân tài cho quốc gia, nhu cầu có nghề nghiệp và nhu cầu học tập. Cầnphải chấp nhận đa dạng hóa, chấp nhận phân tầng để quyết định đầu tư của nhànước, tập trung kinh phí nghiên cứu, chí phí đào tạo...
Phân tầng ĐH theo mục tiêu: nhân tài nhân lực và tố chất người lao động, đivào chi tiết có thể là nhân lực sáng tạo công nghệ và giải pháp công nghệ, nhânlực khai thác công nghệ, nhân lực áp dụng công nghệ...
Theo ông Vận, lựa chọn nhiệm vụ cho phù hợp với năng lực của từng trườngtrong quá trình phát triển là giải pháp tối ưu hiện nay. Không làm quá sức mìnhnhưng cũng không làm việc dưới sức, tức là không bắt voi đi cày, để tránh lãngphí nhân lực chất lượng cao cũng như tạo cơ hội cho các cơ sở giáo dục tầng thấpcó thể phát triển được.
Phân tầng GDĐH đã được đưa vào Luật Giáo dục ĐH. Nghị quyết Hội nghị lần thứ8, BCH Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT cũng đã nêu về vấnđề phân tầng ĐH. Theo đó, yêu cầu thực hiện phân tầng cơ sở GDĐH theo định hướngnghiên cứu và ứng dụng, thực hành.
Kinh nghiệm phân tầng GD ĐH của Mỹ
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình chia sẻ kinh nghiệm phân tầng GDÐHtốt mà thế giới thường nhắc đến là phân tầng GDÐH của bang California (Mỹ) -được đề xuất cách đây nửa thế kỷ mà cho đến nay vẫn còn tác dụng.
Cụ thể, GDÐH công lập ở California chia ba tầng. Tầng trên cùng gồm 10 trườngÐH đẳng cấp cao nhất, nặng về nghiên cứu và đào tạo tiến sĩ, tuyển tốp 1/8(12,5%) SV giỏi nhất của số học sinh tốt nghiệp THPT. Tầng giữa gồm 23 trường ÐHtầm trung, chỉ có quyền đào tạo đến bằng thạc sĩ, tuyển nhóm 1/3 (33,3%) số họcsinh tốt nghiệp THPT kế tiếp. Tầng dưới bao gồm khoảng 110 trường CĐ cộng đồngnhận bất cứ học sinh nào muốn được học ÐH và học nghề.
Hiện nay hệ thống phân tầng này mở rộng ra cả các trường tư và các trường đàotạo nghề, là một hệ thống phân tầng khá hiệu quả mà cả thế giới học tập. Ở đâycần lưu ý là Nhà nước quy định cho các tầng GDÐH cả chức năng đào tạo và cả chấtlượng tuyển sinh, không có chuyện các ÐH tầng trên tuyển sinh lấn sân của cáctrường ÐH tầng dưới.
“Khi điều hành hệ thống GDÐH theo đúng các ý tưởng nêu trên hy vọng chúng tasẽ có một hệ thống GDÐH phát triển ổn định, các trường tầng cao tập trung vàochức năng đào tạo trình độ cao, các trường tầng thấp thực hiện chức năng đào tạonhân lực thực hành đa dạng theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường” – bà Bìnhnêu quan điểm.
TIN BÀI LIÊN QUAN:Trường ngoài công lập: 'Chúng tôi không muốn phạm tội'" alt=""/>Đại học nào nên 'bắt cá bé'?
Chẳng là trên đường về, Hằng thấy có một người đàn ông trung niên đi xe máy, áo mưa kín mít, lại đeo khẩu trang, đội mũ bảo hiểm, đáng nghi hơn cả là biển xe của hắn cũng được bọc kín lại. Lúc đầu Hằng chỉ nghĩ đơn giản là hắn muốn giữ xe nên vậy thôi, ai ngờ người đàn ông kì lạ đi theo Hằng suốt dọc đường Nguyễn Trãi, thỉnh thoảng lại cố tình ghé sát vào xe cô bạn. "Hắn ta còn muốn giở trò trêu ghẹo mình ngay giữa đường, cũng may là đoạn đường vắng ấy, có một cô đang bán bánh mì nên khi thấy mình liền kêu cứu, hắn mới chịu bỏ đi. Hú vía từ hôm ấy tới giờ".  | Các bạn gái nên cẩn thận khi đi xe đạp một mình buổi tối nhé. (Ảnh minh họa)
| " alt=""/>Hú vía nữ sinh đi học về khuya gặp 'dê già'
- Tin HOT Nhà Cái
-
|