
Từ hôm 14/8, chính quyền Mỹ ra thời hạn 90 ngày cho ByteDance bán lại mảng hoạt động của TikTok ở Mỹ, nếu không muốn bị cấm hoàn toàn. Hiện có không ít những lời đề nghị mua lại từ các công ty Mỹ, trong đó nổi bật nhất vẫn là liên minh Microsoft và Walmart.
Nhiều nguồn tin khẳng định Oracle sẵn sàng mua lại TikTok. Mới nhất, ứng dụng video ngắn mới nổi Triller cùng nhà đầu tư Centricus cũng tham gia vào cuộc đua, với lời đề nghị 20 triệu USD.
Về động thái mới nhất từ phía Trung Quốc, chuyên gia chính sách kinh tế Scott Kennedy nhận định: “Ít nhất thì Trung Quốc đang thể hiện sức mạnh, với thông điệp rằng họ cũng có quyền quyết định và sẽ không trở thành người ngoài cuộc".
Dù vậy, Scott Kennedy chia sẻ thêm: “Đó có thể là một nỗ lực để ngăn chặn hoàn toàn thương vụ TikTok, cũng có thể là để tăng giá bán, hoặc kèm thêm các điều kiện có lợi hơn cho Trung Quốc".
Anh Hào (Theo New York Times, The Verge)
Tình trạng hiện tại của ByteDance có thể gọi là “loạn trong, giặc ngoài”, sau khi Giám đốc điều hành toàn cầu của TikTok Meyer tuyên bố từ chức.
" alt=""/>Trung Quốc bổ sung luật xuất khẩu công nghệ, 'gây khó dễ' cho TikTokHình thức mua hàng trực tuyến siêu nhanh, siêu tiện lợi của Hàn Quốc đã “giải vây” cho nhiều người không thể ra ngoài trong thời gian Covid-19 xảy ra. Gần như mọi thứ - từ thức ăn cho mèo đến ống hút giấy – đều được giao tới tận cửa nhà chỉ trong 2 – 3 ngày. Các cửa hàng bán lẻ trực tuyến lớn đua nhau giới thiệu dịch vụ giao hàng “siêu tốc”, rút ngắn thời gian vận chuyển chỉ còn vài giờ sau khi đặt hàng để giành giật thị phần.
Tuy nhiên, đi cùng với nó là cái giá mà không nhiều người biết đến. Hàng chục ngàn nhân viên giao hàng chạy như con thoi 6 ngày mỗi tuần, thời gian ròng rã, liên tục làm những công việc như phân loại, chất đồ lên xe tải, giao đến cho mọi người.
Theo báo cáo năm 2018 của Viện Vận tải Hàn Quốc, trung bình nhân viên chuyển phát phải làm việc 12,7 tiếng mỗi ngày, 25,6 ngày mỗi tháng. Trong khi đó, chính phủ Hàn Quốc thúc đẩy văn hóa làm việc 52 tiếng mỗi tuần.
Liên đoàn của nhân viên giao hàng còn đưa ra con số gây sốc hơn. Họ ước tính thời gian làm việc mỗi ngày của họ từ 12 tới 16 tiếng. Do dịch Covid-19, khối lượng đơn hàng tăng từ 30 tới 40%.
Điều kiện làm việc của nhân viên giao hàng cũng tồi tệ hơn. Họ có thể phải vác trên lưng hàng chục lít nước khoáng lên căn hộ tầng 3 mà không có thang máy. Dịch Covid-19 đồng nghĩa họ luôn phải đeo khẩu trang, kết hợp với khí hậu mùa hè ẩm ướt, nóng bức khiến việc thở cũng trở nên khó khăn.
Dù vậy, điều đó đã dừng lại, dù chỉ trong một ngày, vào 14/8.
Các công ty chuyển phát lớn nắm 80% thị trường – bao gồm CJ Logistics, Lotte Global Logistics, Hanjin và Logen – cũng như dịch vụ bưu chính quốc gia đồng ý đưa ngày 14/8 làm “ngày F5 cho nhân viên giao hàng”. Do 15/8 là Ngày Giải phóng của Hàn Quốc và 16/8 rơi vào Chủ nhật, nhiều nhân viên giao hàng được hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ 3 ngày lần đầu tiên trong 3 thập kỷ.
Quyết định được đưa ra sau khi liên đoàn đại diện cho nhân viên giao hàng yêu cầu kỳ nghỉ riêng dành cho họ. Nhân viên giao hàng, thay vì được một công ty tuyển dụng, hầu hết không được luật lao động bảo vệ vì không phải là nhân viên chính thức.
Phần lớn đều cảm thấy hạnh phúc với “ngày không bưu phẩm”. Nhiều chủ sở hữu trung tâm mua sắm đã đăng các bài viết, nhắc khách hàng rằng ngày 14/8 họ sẽ không có bưu phẩm được giao, đồng thời cảm ơn nhân viên giao hàng vì làm việc chăm chỉ. Trên mạng xã hội, khách hàng viết thông điệp cảm ơn, một số còn chia sẻ hình ảnh tặng các chai nước bổ dưỡng hay quà tặng nhỏ cho nhân viên giao hàng.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cũng nhắc tới ngày lễ này trong tweet ngày 18/7, gọi nhân viên giao hàng, cùng với nhân viên y tế đã đóng vai trò dẫn đầu trong công cuộc chống lại Covid-19.
Dù vậy, có những người không may mắn như vậy. “Chồng tôi, người đang mong chờ chuyến du lịch đầu tiên trong 8 năm, đã mất khi tôi cố đánh thức ông ấy dậy vào sáng nay”, Seo Han Mi - vợ của nhân viên giao hàng Jeong Sang Won, người qua đời 3 tháng trước - nói trong cuộc họp báo ngày 11/8. “CJ Logistics chưa bao giờ gửi lời xin lỗi đúng đắn. Tôi hi vọng điều kiện lao động sẽ được cải thiện cho mọi người”.
Một số cho rằng điều kiện làm việc nên được xử lý trước khi mùa thu tới, thời điểm khối lượng hàng hóa sẽ tăng lên do trùng với Tết Trung thu truyền thống, khi mọi người thường gửi quà tặng nhau. Trong cuộc họp báo ngày 28/7, Jin Kyung Oh – người dẫn đầu ủy ban đặc biệt bảo vệ nhân viên giao hàng trước cái chết vì phải làm việc quá sức – cho rằng họ tiếp tục phải làm việc nặng nhọc vào cả thứ Bẩy. “Những món hàng khẩn cấp có thể được giao nhưng với các món còn lại, công ty chuyển phát cần phải cho phép hoãn sang thứ Hai tiếp theo”, ông nói.
Du Lam (Theo Yonhap)
Hàng loạt cuộc đình công và biểu tình chống lại điều kiện làm việc nguy hiểm và lương thấp đã diễn ra tại Brazil, Mexico, Chile, Argentina và Ecuador. Các tài xế đưa ra thông điệp: ‘Họ chẳng là gì nếu thiếu chúng tôi’.
" alt=""/>Vì sao nhân viên giao hàng Hàn Quốc đồng loạt nghỉ ngày 14/8?Khẩu súng bắn khẩu trang do Allen Pan tự chế
Mới đây, Allen Pan, một Youtuber nổi tiếng người Mỹ, sở hữu một kênh Youtuber với hơn 1 triệu người đăng ký theo dõi, đã tự chế một một chiếc máy đeo khẩu trang tự động để có thể mang khẩu trang lên mặt của bất kỳ ai một cách nhanh chóng.
Chiếc máy mang khẩu trang được Allen Pan chế ra dưới dạng súng hơi nén để bắn chiếc khẩu trang vào gương mặt của người muốn đeo khẩu trang. Allen Pan cũng đã chế ra chiếc khẩu trang đặc biệt, với dây đeo dài và được gắn vào những vật nặng giúp có thể cột phần dây đeo của khẩu trang lên mặt người.
Về cơ bản, chiếc máy đeo khẩu trang tự động của Allen Pan chỉ mang tính ý tưởng hài hước, chứ không thể áp dụng vào thực tế. Nhưng Allen Pan cho biết anh chế ra thiết bị này như một cách để truyền cảm hứng và khuyến khích mọi người đeo khẩu trang để phòng ngừa dịch bệnh.
Khẩu súng sẽ bắn thẳng khẩu trang vào mặt người đeo
Hiện tại Mỹ vẫn đang là quốc gia có số ca bệnh và số người tử vong vì Covid-19 lớn nhất thế giới (với hơn 5,6 triệu người nhiễm và hơn 175 ngàn người tử vong), tuy nhiên, nhiều người Mỹ vẫn “nói không” với khẩu trang. Allen Pan hy vọng đoạn video về “súng bắn khẩu trang” của mình trên Youtube sẽ giúp mọi người có ý thức hơn với việc mang khẩu trang để phòng bệnh.
(Theo Dân Trí, News)
Khẩu trang phiên dịch, nút bấm thang máy không tiếp xúc... là những phát minh công nghệ nổi bật nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng trong thời kỳ giãn cách xã hội.
" alt=""/>Youtuber chế máy đeo khẩu trang tự động để phòng Covid