Giải thưởng Nhân vật truyền cảm hứng năm 2020 được báo VietNamNet khởi xướng lần đầu tiên nhằm vinh danh những hành động, dự án của các cá nhân, tổ chức có sức lan tỏa và gây ảnh hưởng tới cộng đồng.
14 nhân vật được đề cử là các cá nhân đã xuất hiện trên báo VietNamNet, có những đóng góp công sức, tài năng, những ý tưởng sáng tạo vì một cuộc sống tốt đẹp hơn của người Việt Nam. Những việc làm của họ là những “đốm lửa” lan tỏa nhiệt huyết, sự tử tế với cộng đồng xung quanh.
4 nhân vật được độc giả bình chọn cao nhất năm nay là cô giáo Trương Thị Nhượng, "cha đẻ" ATM gạo miễn phí - Hoàng Tuấn Anh, sinh viên Ngô Minh Hiếu và nguyên Chủ tịch xã Bắc Trạch, Quảng Bình - Phan Thanh Miên (đã mất). Các nhân vật hoặc người thân của họ sẽ đại diện cho 14 người có mặt trong lễ vinh danh tối 18/12 tại Hà Nội.
![]() |
Cô giáo Trương Thị Nhượng, giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Tân Thành (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) |
Cô giáo Trương Thị Nhượng,giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Tân Thành (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) là nhân vật có lượng bình chọn cao nhất: 44.743 bình chọn.
Cô giáo Trương Thị Nhượng (sinh năm 1973), với thâm niên 26 năm đứng lớp các điểm trường vùng cao, là người có đóng góp đáng kể trong việc kết nối, kêu gọi đầu tư xã hội hoá cho những điểm trường xa xôi ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
Bằng sự nhiệt huyết của mình, cô Nhượng đã kêu gọi các nhà hảo tâm xây mới 5 điểm trường, sửa chữa 3 điểm trường, xây dựng nhiều cây cầu, nhà tình thương cho người dân vùng cao. Cô cũng thường xuyên kêu gọi các mạnh thường quân ủng hộ trang phục, thiết bị phòng học cho nhiều điểm trường khó khăn ở Hà Giang.
Hiện tại, cô cũng nhận nuôi nam sinh có hoàn cảnh khó khăn Vàng Seo Hải đã được 3 năm nay. Những đóng góp của cô được chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao.
![]() |
Ông Phan Thanh Miên (bên phải) - nguyên Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (đã mất) |
Nguyên Chủ tịch UBND xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình – Phan Thanh Miên: 28.654 lượt bình chọn. Ông là nhân vật đặc biệt của sự kiện lần này.
Trong trận lụt vào giữa tháng 10, ông Phan Thanh Miên cùng các lực lượng cứu hộ cứu nạn của địa phương giải cứu thành công nhiều hộ gia đình bị cô lập bởi nước lũ.
Trong quá trình cứu dân, ông Miên bị thương ở khớp gối phải nhưng vì tình huống khẩn cấp nên tiếp tục dầm nước lũ nhiều ngày để cứu hộ, cứu đói cho bà con. Sau mưa lũ đi qua, ông Miên bị phát hiện nhiễm vi khuẩn gây ra bệnh whitmore và qua đời.
Hình ảnh vị chủ tịch xã ngâm mình trong nước lũ để cứu người già, em nhỏ ra khỏi vùng nguy hiểm được lan tỏa trên mạng xã hội gây xúc động với cộng đồng.
Chị gái của nguyên chủ tịch xã Phan Thanh Miên sẽ thay ông nhận kỷ niệm chương trong lễ vinh danh sắp tới.
![]() |
Hoàng Tuấn Anh – “cha đẻ” của phát minh ATM gạo miễn phí trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng. |
Hoàng Tuấn Anh - “cha đẻ” của phát minh ATM gạo miễn phí: 24.142 bình chọn
Xuất phát từ mong muốn chung sức cùng cộng đồng đẩy lùi dịch Covid-19, Hoàng Tuấn Anh, 35 tuổi, đã nung nấu phải làm một cái máy có thể phát đồ miễn phí an toàn cho người nhận. Từ đó, "ATM gạo" ra đời với tinh thần: "Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác".
Từ một máy đầu tiên tại địa chỉ 204B đường Vườn Lài, quận Tân Phú (TP.HCM), không lâu sau hàng trăm máy "ATM gạo" khác cũng được đặt tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để giúp đỡ người nghèo và khó khăn trong thời điểm cách ly xã hội.
Không chỉ thế, máy "ATM gạo" còn được xuất ngoại để giúp cho các nước nghèo khác bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nặng nề hơn.
![]() |
Ngô Minh Hiếu (sinh viên Trường ĐH Y Dược Thái Bình) cõng bạn suốt 10 năm học phổ thông. |
Ngô Minh Hiếu, chàng sinh viên 10 năm cõng bạn bị tật nguyền đến trường: 24.159 bình chọn
Ngô Minh Hiếu và Nguyễn Tất Minh là học sinh Trường THPT Triệu Sơn 5, Thanh Hóa. Nguyễn Tất Minh bị liệt chân, không thể đi lại. Suốt 10 năm qua, Hiếu đã tự nguyện cõng bạn từ nhà tới trường.
Việc làm của Hiếu truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ tin vào những điều tốt đẹp luôn hiện hữu trong cuộc sống qua những hành động nhỏ bé. Hiếu được tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2020. Hiện tại Hiếu theo học Trường ĐH Y Dược Thái Bình, còn Minh là sinh viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Ngoài 4 người có mặt trong lễ vinh danh tối 18/12, VietNamNet sẽ gửi bằng chứng nhận cho 10 cá nhân và nhóm trong danh sách đề cửvề nơi cư trú. VietNamNet xin được tôn vinh các gương mặt tích cực, truyền năng lượng mới bằng những câu chuyện tử tế, để độc giả ngày một tin yêu vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
14 nhân vật được chọn trong danh sách đề cử “Nhân vật truyền cảm hứng 2020” xuất hiện trên VietNamNet, có đóng góp thiết thực, đôi khi là quyết sách táo bạo. Mời độc giả bình chọn tại đây.
" alt=""/>Công bố 'Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng' 2020Nguyễn Tiến Sỹ đang làm công việc liên quan đến bất động sản ở Đồng Nai. Anh chia sẻ, mình là người thật thà, thẳng thắn, có trách nhiệm với bản thân. Tuy nhiên, sự thật thà của anh cũng là khuyết điểm lớn.
![]() |
Chàng trai Nguyễn Tiến Sỹ |
Trong quá khứ, anh từng yêu một người sâu sắc và tính đến chuyện hôn nhân. Sau thời gian hẹn hò, hai người thấy không hòa hợp nên quyết định chia tay.
Mối tình thứ 2 của anh cũng kéo dài 4 năm nhưng cuối cùng không đi đến kết quả tốt đẹp. Nguyên nhân tan vỡ là do anh thiếu quan tâm người yêu. Cô gái đó chán nản nên đã nói lời chia tay Tiến Sỹ.
Chàng trai này chia sẻ, anh muốn tìm người phụ nữ hiền, biết giao tiếp, nấu ăn khéo và không quan trọng hình thức.
Cô gái ngồi sau cửa sổ tình yêu là Huỳnh Kim Thoa làm nhân viên văn phòng. Kim Thoa thuộc mẫu người cẩn thận, tỉ mỉ và vui vẻ. Hiện cô sống cùng bố mẹ.
Khuyết điểm lớn nhất của cô là hay cằn nhằn và không thông thạo đường phố.
Về lịch sử tình trường, cô tâm sự, mình có mối tình kéo dài 2 năm nhưng đến lúc bàn chuyện hôn nhân, hai người gặp vướng mắc về tôn giáo.
Mẫu đàn ông cô thích là tôn trọng người khác, tâm lý và không ham mê cờ bạc. Đặc biệt, cô bày tỏ không thích người hói.
![]() |
Cô gái Kim Thoa và bạn trai cũ chia tay vì lý do không cùng tôn giáo |
Lúc bà mối kéo cửa sổ tình yêu ra, hai người khá bất ngờ vì vẻ ngoài của đối phương. Lúc này, Kim Thoa bàn bạc với Tiến Sỹ về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Vì cô sợ lại như mối tình trước.
Tiến Sỹ thẳng thắn nói, rất có cảm tình với Kim Thoa và mong cô cho anh cơ hội.
Trước khi đến màn quyết định, Tiến Sỹ phải thực hiện một thử thách để thể hiện sự chân thành của mình.
Theo đó, Kim Thoa diễn hoạt cảnh cô bị đau chân, Tiến Sỹ ngay lập tức quỳ xuống, xoa bóp chân và hỏi han bạn gái.
![]() |
Tiến Sỹ quỳ gối, bóp chân cho bạn gái |
Hành động của Tiến Sỹ dù chân thật nhưng khiến bà mối và Kim Thoa phải bật cười.
Với ấn tượng tốt về nhau, họ đã cùng bấm nút hẹn hò, cho nhau cơ hội tiến xa hơn.
Thấy đối phương thiếu dứt khoát trong việc thể hiện tình cảm, chị Minh Uyên đã quyết định không dành cho anh cơ hội hẹn hò, tìm hiểu.
" alt=""/>Hẹn ăn trưa: Chàng trai chân thành khiến cô gái cảm độngNhiều người dân TP.HCM đến nhà thờ từ sớm làm lễ, đợi đàn chim bay về. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Khoảng 6h sáng, đàn chim hoang bắt đầu tụ họp trên những hàng cây bên đường rồi sà xuống sân trước nhà thờ. Phát hiện đàn chim, các em bé tỏ ra phấn khích, chờ đợi giây phút được tự tay cho đàn chim ăn.
Bé gái phấn khích khi phát hiện đàn chim bồ câu hoang sà xuống sân trước nhà thờ tìm thức ăn. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Nhiều phụ huynh cho biết, con em họ đặc biệt thích thú khi được đến nhà thờ ngắm, cho chim ăn. “Gọi bé dậy đi học cực khó nhưng gọi bé dậy đi cho chim ăn là bé dậy ngay”, một phụ huynh cho biết.
Mặc cho trời có mưa nhỏ, nhiều phụ huynh vẫn đưa con em mình đến nhà thờ vui đùa với đàn chim. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
|
Như đáp lại tình cảm của người dân, đàn bồ câu hết sức thân thiện, dạn dĩ. Chúng quấn quýt, nhặt thức ăn trên tay của những đứa bé. Việc này khiến các em rất vui, phấn khích.
Đàn chim dạn dĩ nhặt thức ăn trên tay các bé. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Không chỉ trẻ em, nhiều bạn trẻ cũng yêu thích đàn chim, thường đến nhà thờ chụp ảnh cùng đàn bồ câu.
Các bạn cho biết, sáng sớm, khi thấy đàn chim ăn, bay lượn quanh nhà thờ, ai cũng cảm thấy nhẹ nhàng, yên bình, tạm quên đi sự xô bồ của nhịp sống đô thị.
Một bạn trẻ đến nhà thờ chụp ảnh cùng đàn chim. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Thức ăn của đàn chim chủ yếu là ngũ cốc như: Lúa, đậu xanh, bắp… Tuy nhiên, lâu lâu đàn bồ câu cũng được bổ sung thêm vụn bánh mì. Dường như đây là món ăn ưa thích của đàn chim.
Phát hiện một người phụ nữ dùng túi nilon để che mưa đang tung nắm vụn bánh mì, đàn chim lập tức bay đến vây kín xung quanh chị. |
Nhờ được người dân “nuôi”, bảo vệ, đàn chim sinh trưởng khỏe mạnh, lông óng mượt.
Những chú chim khỏe mạnh, thân thiện… (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Sau khi được ăn no, chúng bay lượn vòng quanh nhà thờ trong sự phấn khích của khách thăm quan.
Đàn bồ câu bay lượn trên bầu trời tạo cảm giác thanh bình giữa nhịp sống xô bồ của đô thị. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Một người dân cho biết, đàn bồ câu là biểu tượng, nét đẹp riêng của nhà thờ. Nhiều du khách nước ngoài khi biết về đàn chim hoang cũng dậy sớm, đến nhà thờ cho chim ăn.
Càng về sáng, mưa càng nặng hạt nhưng các em vẫn phấn khích, vui vẻ cùng đàn chim. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
|
Đây là đàn chim bồ câu hoang, sinh sống trong khuôn viên TP.HCM. Tuy nhiên, do được người dân cho ăn, chăm sóc, chúng dần quen và tìm về nhà thờ vào mỗi sáng.
Sau nhiều năm, đàn chim hoang gần như được thuần hóa trở nên thân thiện, dễ gần. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Trước đây, đàn chim từng bị người dân thiếu ý thức săn bắt, giết hại. Tuy nhiên, sau này, tình trạng trên đã không còn xảy ra. Hiện nay, đàn chim được người dân thành phố bảo vệ, xem như biểu tượng, nét đẹp riêng của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
Giữa ồn ã phố thị, thiền viện Tuệ Quang (phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM) an nhiên cùng tiếng chuông gió, bóng cây rợp mát. Và, câu chuyện về duyên khởi của thiền viện cũng khiến người nghe dấy lên những xúc cảm đặc biệt.
" alt=""/>Người dân Sài Gòn đội mưa, đưa con đến nhà thờ chơi cùng bồ câu