Đáp ứng yêu cầu điều chỉnh pháp luật
Từ ngày 1/7, Bộ Luật hình sự sửa đổi năm 2015 sẽ có hiệu lực thi hành với nhiều điều khoản mới, trong đó, có điều 292 quy định về tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
Xung quanh điều Luật này đã ý kiến bày tỏ quan ngại về việc hình sự hóa cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông có thể khiến nhiều người bị xử lý.
Trong khi đó, kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên mạng intenet là hướng đi phát triển bắt buộc của cả thế giới, không chỉ nói riêng Việt Nam.
Theo luật sư Phạm Công Út (Tp Hồ Chí Minh), Điều 292 mới được đưa vào Bộ luật Hình sự năm 2015, đã hình sự hóa những hành vi cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông dựa theo các Nghị định trước đây của Chính phủ nhằm quản lý hành chính về các hoạt động này.
Ví dụ: Theo Nghị định 72/2013 của Chính phủ thì để được cung cấp dịch vụ trên mạng máy tính tính, mạng viễn thông như trò chơi điện tử trên mạng, muốn được hợp pháp thì nhà cung cấp dịch vụ này phải là doanh nghiệp, được thành lập theo pháp luật Việt Nam để được cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị và sử dụng hợp pháp phần mềm trò chơi điện tử.
Còn theo quy định tại khoản 1 điều 292 BLHS năm 2015 thì việc cung cấp dịch vụ trò chơi này nếu nhằm mục đích thu lợi từ 50 triệu đồng trở lên, hoặc có doanh thu từ 500 triệu đồng trở lên mà không có giấy phép thì bị xem là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị điều chỉnh bởi Bộ luật Hình sự.
Google cách đây ít lâu vừa tố cáo hãng bảo mật Symantec và các đối tác của công ty này đã cho phát hành không đúng chuẩn hàng chục ngàn chứng chỉ cho các kết nối web được mã hoá. Hãng tìm kiếm cũng âm thầm công bố hôm thứ Ba vừa qua rằng trình duyệt Chrome sẽ hạ mức độ tin cậy đối với các chứng chỉ do Symantec phát hành.
Các kết nối web được mã hoá - kết nối HTTPS mà các trang web của ngân hàng, trang yêu cầu đăng nhập tài khoản, hay trang tin tức - được kích hoạt bởi các nhà cung cấp chứng thực số (Certificate Authority - CA). Cơ quan này có chức năng xác định danh tính của chủ website và phát hành cho họ một chứng chỉ xác thực rằng, người này chính là chủ trang chứ không phải ai khác. Bạn có thể hình dung Certificate Authority giống như một cơ quan cấp hộ chiếu và chứng chỉ họ phát hành giống như quyển hộ chiếu. Nếu không có chứng chỉ của cơ quan chứng thực, người dùng không thể tin tưởng được rằng website ở đầu kia của kết nối HTTPS thuộc sở hữu của ngân hàng mà mình đang sử dụng.
Symantec là một gã khổng lồ trong lĩnh vực cung cấp chứng thực số - các chứng thực của hãng này giúp xác minh cho khoảng 30% website trên thế giới trong 2015. Tuy nhiên, Google tố cáo rằng Symantec đã không có trách nhiệm một cách nghiêm túc và phát hành ít nhất 30.000 chứng chỉ mà không xác minh kỹ website nhận được các chứng chỉ này. Đây là một cáo buộc có thể làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của người dùng vào các trang web tưởng chừng như đã an toàn. Google nói rằng hãng sẽ bắt đầu tiến hành đánh giá thấp các chứng chỉ của Symantec trong trình duyệt Chrome của mình. Symantec, trong khi đó, cũng phản ứng lại gay gắt, nói rằng các cáo buộc của Google là "vô trách nhiêm" và "phóng đại, gây hiểu nhầm".
"Kể từ ngày 19/1, đội phát triển Google Chrome đã điều tra một loạt các lỗi trong quá trình Symantec phê chuẩn tính hợp lệ của các chứng chỉ. Trong quá trình điều tra, các giải thích mà Symantec đưa ra lại càng cho thấy rất nhiều lỗi khác của công ty này. Ban đầu, lỗi chỉ được tìm thấy ở 127 chứng chỉ nhưng về sau con số đã lên tới ít nhất 30.000, được phát hành trong vòng nhiều năm qua" - kỹ sư phần mềm Google Ryan Sleevi cho biết trong một bài đăng trên diễn đàn của Google. "Trước đó, Symantec cũng đã nhiều lần phát hành chứng chỉ không đúng theo quy chuẩn, và điều đó khiến chúng tôi không còn tin tưởng vào các chính sách và cách thức phát hành của Symantec trong những năm qua".
![]() |
Để khắc phục tình hình, Sleevi nói rằng, theo thời gian, Google sẽ yêu cầu các website thay thế chứng chỉ cũ của Symantec bằng các chứng chỉ mới, đáng tin cậy hơn. Sleevi cho rằng cách làm của Symantec đã không đáp ứng được yêu cầu cơ bản của một nhà cung cấp xác thực số, gây "nguy hiểm đáng kể cho người dùng Google Chrome".
Đại diện Google cho hay: "Symantec cho phép ít nhất 4 công ty ngoài truy cập cơ sở hạ tầng của mình, theo cách giúp các chứng chỉ số được phát hành ra. Tuy nhiên, đối tác của hãng không đủ khả năng giám sát chứng chỉ theo như các yêu cầu. Và khi bị trưng ra bằng chứng nhằm chứng minh điều này, đối tác của Symantec đã không thừa nhận những yếu kém kịp thời cũng như không xác định tầm quan trọng của vấn đề mà chúng tôi phản ánh lên. Các sai phạm của Symantec đã kéo dài trong nhiều năm, và có thể được phát hiện thông qua thông tin mà hãng này chia sẻ công khai".
Tranh cãi giữa Google và Symantec đã từng nổ ra từ cách đây hơn một năm. Hồi tháng 10/2015, Google phát hiện ra rằng Symantec phát hành sai các chứng chỉ cho chính bản thân Google và cho Opera Software. Hãng bảo mật sau đó tiến hành điều tra và cho biết, các chứng chỉ này đã được phát hành dưới dạng một phần của thử nghiệm định kỳ. "Cuộc điều tra của chúng tôi không tìm ra bằng chứng cho thấy có nội dung độc hại nào bị cài cắm và các chứng chỉ không gây hại cho bất kỳ ai", Symantec cho biết.
" alt=""/>Cuộc tranh cãi nảy lửa của Google và Symantec về bảo mật trên internet“Ông tổ” của smartphone Android được trang bị bàn phím QWERTY - tạo nên một làn sóng thiết kế tương tự ở các sản phẩm cùng thời. Đặc biệt, thay vì trượt dọc theo một đường thẳng, bàn phím QWERTY của HTC có thể di chuyển theo một đường cong độc đáo.
Tại thời điểm ra mắt, mặc dù không sở hữu vẻ bề ngoài cao cấp nhưng HTC Dream đã trở thành chiếc điện thoại bất cứ ai cũng muốn sở hữu, đánh dấu bước khởi đầu cho kỷ nguyên của chú robot xanh.
Năm 2009
HTC Magic/T-Mobile myTouch 3G - chiếc smartphone Android thứ hai lên kệ vào đầu năm 2009. So với T-Mobile G1, HTC Magic không thay đổi nhiểu, ngoại trừ việc lược bỏ bàn phím cứng, mang lại vẻ ngoài đơn giản và thân thiện.
![]() |
Đột phá trong thiết kế phải kể đến HTC Hero, khi toàn bộ vỏ máy được làm bằng kim loại phủ Teflon, không bị in mồ hôi hay trơn trượt khi cầm.
Năm 2010
Số lượng điện thoại Android bán ra tăng vọt, tỷ lệ thuận với sự thành công của HTC. Google Nexus One ra đời, đánh dấu bước nhảy vọt trong thiết kế của hãng. Lớp vỏ Teflon được nâng lên một tầm cao mới với kết cấu “unibody” – nguyên khối giúp chống bụi bẩn, rơi vỡ.
![]() |
Cũng trong năm này, dòng sản phẩm HTC Desire được khai sinh với sự kết hợp giữa khung nhôm và lớp vỏ nhựa cao cấp, thay thế viên bi (trackball) bằng chuột quang cảm ứng (trackpad).
Năm 2011
Qua một thời gian, HTC trở thành nhà sản xuất điện thoại hàng đầu. Các sản phẩm như HTC Thunderbolt, Desire S và EVO 3D đều thuộc phân khúc cao cấp, là những mẫu điện thoại bán chạy nhất thời điểm đó.
Giữa năm, HTC gây ấn tượng mạnh với người dùng bằng chiếc HTC Sensation có thiết kế 3 khối trên khung hợp kim nhôm, có màu sắc khác nhau cùng màn hình kính vát.
![]() |
Nhằm hướng tới các đối tượng người dùng cụ thể, HTC ChaCha và HTC Salsa dành cho thanh thiếu niên và HTC Rhyme dành cho phái nữ lần lượt ra đời.
Năm 2012
Để hâm nóng thị trường điện thoại lúc bấy giờ HTC quyết định giới thiệu One X tới người dùng.
![]() |
Thay vì sử dụng chất liệu nhôm như các máy tiền nhiệm, bộ vỏ của One X được làm bằng nhựa ép cong. Thử nghiệm này thành công ngoài mong đợi khi đồng thời giữ được nét thanh lịch cần thiết mà không phá vỡ nguyên tắc thiết kế của công ty. Các biến thể khác của One X là One SC, One ST, One X +, One VX và One SV.
Dòng sản phẩm Desire tiếp tục phát triển mạnh nhưng không còn tính đột phá như ban đầu.
Năm 2013
Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Samsung trên đấu trường smartphone, nhà sản xuất Đài Loan buộc lòng phải thay đổi. Và không làm các fan Android thất vọng, HTC One M7 – chiếc điện thoại được đánh giá cao nhất trong lịch sử của hãng đã ra đời.
![]() |
Vỏ ngoài của siêu phẩm này được cắt từ một tấm nhôm nguyên khối, bổ sung những chi tiết bằng nhựa polycarbonate, đem lại cảm giác chắc tay khi cầm. Micro, giắc cắm tai nghe cũng được sắp xếp hợp lý, trông cân xứng. Sự hoàn hảo của M7 vẫn còn được khen ngợi cho đến tận ngày nay.
Như thường lệ, HTC One mini và One Max - hai sản phẩm lấy cảm hứng từ M7, trình làng cuối năm 2013. Đáng chú ý, công ty một lần nữa đi tắt đón đầu khi trang bị bộ cảm biến dấu vân tay cho One Max.
Năm 2014
Sang năm 2014, HTC tiếp tục duy trì những lợi thế của M7 trên thế hệ kế tiếp, One M8. So với M7, M8 được thiết kế nguyên khối, bốn góc máy cũng được bo tròn nhiều hơn. Chi tiết đắt giá nhất của model này là cụm camera kép, khiến các chuyên gia hết lời khen ngợi.
Để cạnh tranh với Galaxy S5 của Samsung, HTC quyết định sản xuất HTC J Butterfly với khả năng chống nước hiệu quả, chấp nhận thay thế chất liệu nhôm bằng nhựa polycarbonate.
Năm 2015
Đây là quãng thời gian khó khăn của HTC khi Samsung và Apple không ngừng thay nhau thống trị trên thị trường smartphone. Kèm theo là cuộc chạy đua không ngừng của các đối thủ khác như LG, Huawei, Motorola. HTC phản ứng yếu ớt bằng HTC One E9+, One M9+ và HTC One A9. Tuy nhiên các mẫu điện thoại này bị cho rằng có vẻ ngoài “hao hao” iPhone.
Năm 2016
![]() |
Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, HTC trở lại lần này với HTC 10. Mẫu flagship được mong đợi nhất trong năm. Sở hữu ngoại hình thanh lịch, đẹp, chất lượng gia công tốt, tỉ mỉ, phần mềm được tối ưu hóa và loại bỏ những tính năng trùng lặp, HTC 10 đã hoàn thiện những điểm chưa tốt trên bản tiền nhiệm.
Tương lai của HTC
Với lịch sử gắn bó lâu dài cùng hệ điều hành Android, HTC xứng đáng trở thành đối thủ của Samsung và Apple. Dù HTC 10 có thừa khả năng cạnh tranh các sản phẩn cai cấp khác, nhưng liệu đã đủ để mang HTC trở lại vị trí ông hoàng ngày nào?
Những thiết kế của công ty rồi sẽ đi về đâu? HTC có thể mang phép màu đưa hàng triệu khách hàng trở lại? Thời gian sẽ là câu trả lời tốt nhất.
" alt=""/>Hành trình sóng gió của HTC