Biết ơn các bác sĩ, anh chị điều dưỡng ngày đêm căng vì mình, vì sức khỏe cộng đồng. Tự hào vì biết thông tin cả nước cùng chống dịch.
Gia đình Tiên đã chung tay cùng cả nước chống dịch. Các bạn cùng góp sức nhé. Niềm tin vào Việt Nam chiến thắng dịch bệnh nhiều hơn bao giờ hết".
![]() |
Tiên Nguyễn chia sẻ trên trang Instagram cá nhân của mình. |
Trước đó, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho VietNamNet biết, bệnh nhân N.T.T.T (24 tuổi), ca nhiễm Covid-19 thứ 32 tại Việt Nam sức khỏe đã ổn định, ăn uống bình thường, hết sốt, còn ho ít. Kết quả lấy mẫu ngày 16/3 đã âm tính lần 1.
Tiên Nguyễn còn được gọi tên là "Bệnh nhân số 32". Cô gái sinh năm 1996 sống tại London, Anh, sang Milan (Italy) dự tuần lễ thời trang ngày 21-23/2, từng gặp "bệnh nhân 17". Sau đó, cô có các triệu chứng bệnh hô hấp, đến bệnh viện tại Anh khám và nêu rõ tiền sử gặp bệnh nhân nCoV, được bác sĩ cho điều trị tại nhà. Ngày 9/3, gia đình thuê máy bay riêng đưa cô về TP.HCM, cách ly tuyệt đối trên đường di chuyển.
![]() |
Tiên Nguyễn xét nghiệm âm tính lần một với Covid-19. |
Hiện TP.HCM ghi nhận 11 trường hợp nhiễm nCoV, 3 người đã khỏi bệnh xuất viện, 8 người phát hiện gần đây và đang điều trị. Việt Nam đến nay ghi nhận 68 ca bệnh Covid-19, trong đó 16 người đã khỏi hoàn toàn, 52 người đang điều trị, chưa có ca nhiễm tử vong.
T.N
"Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng khi biết tin nhiễm bệnh thật không dễ chút nào", Tiên Nguyễn - bệnh nhân nhiễm Covid-19 nói.
" alt=""/>Tiên Nguyễn xác nhận xét nghiệm âm tính lần 1 với CovidCứ như vậy, sau này mỗi lần tôi về quê chơi dịp lễ, Tết, hàng xóm lại sang hỏi han câu chuyện. Có người còn nhờ tôi xin cho con họ vào làm. Sau này, thi thoảng về quê, tôi lại mua ít quà biếu các bác hàng xóm, như thông lệ. Hoặc tôi lại mua vài món ngon, đặc sản thành phố mời mọi người uống nước chè, tâm sự với mẹ tôi.
Lạ thật, sau mỗi lần tôi về, mẹ lại gọi lên bảo: “Hàng xóm sang vay tiền con ạ. Có thể họ biết con về, nghĩ con biếu tiền bố mẹ nên sang hỏi vay nóng vài hôm”. Tôi chỉ biết cười bảo: “Tùy ý mẹ nhưng mà trước khi cho vay, mẹ phải hỏi rõ mục đích vay và hẹn ngày trả, không sau này lại mất tình cảm xóm giềng”. Mẹ tôi thoáng tính nên hay cho vay lắm. Có quà gì con trai mang về cũng sang biếu hàng xóm sạch. Vì nghĩ rằng, bao giờ tôi về, quà cáp lại đầy nhà…
Cũng vì cái mác giám đốc về quê ấy mà 3 năm nay, tôi gần như biệt tích. Mỗi lần về, tôi không dám gọi cho mẹ trước nữa. Tôi thường bất thình lình về lúc chiều tối, sáng hôm sau đi luôn. Có khi tôi về trong ngày, ăn vội bữa cơm với bố mẹ rồi lại lên thành phố. Mẹ hỏi tại sao, thì tôi chỉ báo “bận”. Quà cáp cũng không có cho hàng xóm, cũng không còn biếu tiền bố mẹ như trước.
Mẹ hỏi tôi công ty khó khăn à, tôi chỉ cười mà không dám nói: “3 năm nay, con nợ nần chồng chất, vay ngân hàng từng nghìn, chạy từng đồng tiền trả lương nhân viên”. Kinh tế khó khăn kéo theo hàng loạt vấn đề, công ty không làm ăn được, tôi gầy trông thấy. Nhưng tôi nào dám hỏi bố mẹ tiền, cũng không dám kể khổ để bố mẹ lo lắng.
Hàng xóm vẫn nghĩ tôi là giám đốc giàu có lắm, thường xuyên hỏi mẹ tôi, sao dạo này con trai ít về quê.
Tết này, tôi đang nghĩ, liệu có về quê được hay không? Xe tôi cũng bán rồi, tiền cũng không có. Tôi còn phải lo khoản lương, thưởng cho nhân viên được về quê đón Tết. Tiền biếu bố mẹ sắm cái Tết hoành tráng như mấy năm trước, giờ tôi cũng không có. Tôi đã gồng quá sức rồi.
Chưa kể, đi đến đâu, họ hàng cũng nghĩ mình làm giám đốc, tiền mừng tuổi phải nhiều. Bây giờ, mừng ít, tôi cũng thấy ái ngại. Người hiểu không sao, người không hiểu lại nghĩ tôi làm giám đốc mà ki bo, tính toán. Các cụ già trong họ, năm nào tôi cũng biếu mỗi cụ 1 triệu, giờ biết làm sao?
Ai cũng nghĩ, giám đốc từng giàu có như tôi chẳng lẽ không lo được tiền ăn Tết nhưng nói thật, cái mác đã gắn rồi, giờ buông rất khó. Mình làm khác là bị chê bai rồi khiến bố mẹ xấu hổ ngay.
Có chăng phải chấp nhận mặc kệ tất cả, cười trừ với thiên hạ cho xong thì giám đốc như tôi mới dám… về quê ăn Tết.
Độc giả Thanh Tùng
LTS:Chi tiêu mua sắm chuẩn bị cho Tết như thế nào, tiêu bao nhiêu để vẫn đủ đầy mà không lãng phí... luôn là những câu hỏi khó trả lời của các gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về.
VietNamNet mở diễn đàn "Tết này, tiêu gì?" để các độc giả chia sẻ cách mua sắm, chi tiêu ngày Tết. Những bài viết chất lượng, chia sẻ cách chi tiêu hữu ích sẽ được VietNamNet đăng tải.
Bài viết của độc giả xin gửi về địa chỉ email: [email protected]
" alt=""/>Giám đốc nợ nần chồng chất, ô tô cũng bán rồi, tiền đâu lo Tết hoành trángXe vừa ghé trước cổng nhà làm bằng hàng mai trắng được cậu uốn nắn tỉa tót, cậu chậm rãi bước ra sân.
Bỗng đôi mắt cậu sáng lên niềm phấn khởi khi thấy tôi đứng cạnh mẹ cất tiếng chào. Cậu nói giọng run run: “Năm nay bây về đây ăn Tết, chắc cậu hết bao bệnh tuổi già!”. Giọng cậu có chút hờn trách lẫn hạnh phúc làm con tim tôi se thắt lại.
Đã 10 năm qua, guồng quay của cuộc sống gia đình rồi từ lúc ngoại mất đi, quê ngoại dần lùi vào miền ký ức trong tôi.
Con vện từ sau hè thấy vậy cũng lựng khựng đi từng bước nặng nhọc vì tuổi già cùng đôi mắt đã mờ. Trên người nó bám đầy cỏ xước khi cố rượt bắt con chuột nhưng bất thành vì đã già yếu.
Tôi đến bên bàn thờ gia tiên thắp nhang cho ngoại cùng mợ. Vẫn còn đây những bức tranh kiếng kể về sự tích Thoại Khanh Châu Tuấn được ngoại treo từ thuở tôi còn ấu thơ. Vẫn cặp dưa hấu đen tròn được dán bằng tấm giấy đỏ có hình rồng, phượng cùng những đòn bánh tét như bao cái Tết thuở xa xưa.
Tôi đã về đây sau mười năm xa cách. Xa cách bởi ý nghĩ của bản thân bó buộc mình vào trong mối quan hệ thâm tình, bó buộc bởi guồng quay cơm áo gạo tiền công danh chức lợi…
Về với quê hương, được đi chân đất ra khoảng đồng ruộng mênh mông, được trò chuyện với người nhà quê, tôi lại được mở rộng lòng sống thật với chính mình. Không e dè lời nói, không phải gồng mình khen ngợi ai.
Về đây, không ai hỏi tôi đã làm tới chức gì, ông kia bà nọ mà chỉ quan tâm tôi có sống hạnh phúc không, có được khoẻ mạnh không. Vì đó được xuất phát từ mối tình thân ấm áp của những người đã một thuở chứng kiến cảnh tôi còn tóc tai rối ren, nhảy nhót tung tăng từ tuổi tắm mưa cùng mấy đứa bạn trong xóm.
Tôi lại được an yên ngồi cắn miếng dưa đỏ thắm ngọt lịm từ đất mẹ dưỡng nuôi, được cùng cậu nhấm nháp chậm rãi ngụm trà, ôn lại tuổi ấu thơ, được nhìn thấy đám con trẻ hồn nhiên, mặt lấm lem bùn đất, chơi đủ trò dân gian trong nắng xuân rạng rỡ.
Tôi theo cậu ra hái bụi cải trời mọc xanh mơn mởn sau hè, một loại rau mọc hoang đem vào nấu cùng con tép trấu, ấy vậy mà húp đến cạn tô trong lấm tấm giọt mồ hôi. Đã lâu rồi hương vị quê mới lại thấm đẫm trong tôi làm bao giác quan được đánh thức.
Tôi húp từng muỗng canh mang vị đăng đắng, mùi nồng nồng lẫn vị ngọt thanh đọng lại. Cậu thoáng buồn đưa mắt nhìn tôi, bởi Tết lần này chỉ có tôi và sắp nhỏ trở về…
Hoàng hôn buông xuống đỏ rực một góc quê, tôi cùng mẹ và sắp nhỏ lỉnh kỉnh với bao món quà quê cậu và anh chị gửi mang về. Ngồi trên xe, tôi đưa mắt dõi theo ánh hoàng hôn vẫn còn sáng rực những vầng dương và thầm nghĩ, cuộc sống ta đánh mất tình yêu thương này thì sẽ có sự yêu thương khác mở ra.
Xe lăn bánh, nhìn dáng cậu đứng vẫy tay chào tạm biệt, tôi bỗng thấy lòng ấm áp lạ thường, với khát vọng dẹp bỏ những điều không vui đã qua, chào đón tiết xuân mới căng tràn nhựa sống. Tôi cũng nhớ mãi lời cậu dặn dò: “Tết năm sau cứ dẫn tụi nhỏ về, ngoại mất vẫn còn có cậu!”.
Kỳ nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đã đi qua. Người Việt lại trở về với bồn bề công việc, học hành. Tuy nhiên, những dư âm của ngày Tết hẳn vẫn còn trong mỗi người. Hãy chia sẻ với chúng tôi về cái Tết vừa qua của bạn. Bài viết xin gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc bình luận phía cuối bài. Trân trọng! |