Ngoài các ví online, khách hàng sử dụng điện có thể thanh toán tiền điện một cách dễ dàng vào bất cứ thời gian nào tại các địa điểm hoặc các cửa hàng có liên kết với Payoo trên toàn quốc như: cửa hàng điện máy (Thế giới di động, FPT Shop, MediaMart…), các cửa hàng tiện lợi (WinMart+, Circle K, Ministop…), các siêu thị (Aeon, Lotte mart, WinMart…).
Ngay từ cuối năm 2021, khi việc thanh toán qua ứng dụng tiền di dộng (Mobile money) được Chính phủ phê duyệt, PC Bắc Ninh đã hợp tác với các nhà cung cấp mạng VNPT, Viettel, Mobiphone. Đây là một loại hình dịch vụ thanh toán mới, rất phù hợp với người dân ở khu vực nông thôn và những nơi xa hệ thống tài chính ngân hàng, hoặc những nơi dịch vụ mạng internet chưa phát triển. Theo đó khách hàng thanh toán tiền điện không cần phải có tài khoản ngân hàng, không cần điện thoại thông minh hay internet mà chỉ cần một chiếc điện thoại di động phổ thông có sử dụng tài khoản Mobile Money để thanh toán tiền điện thông qua tin nhắn SMS.
PC Bắc Ninh cũng đẩy mạnh công tác truyền thông như nhắn tin SMS, phát tờ rơi, dán thông báo, phát thông tin trên các phương tiện truyền thông của thôn, xã, đài phát thanh, truyền hình của tỉnh để người dân đồng thuận, chuyển sang hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Biến chợ truyền thống thành “chợ 4.0”
Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh vừa thống nhất triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ theo chủ đề “Chợ công nghệ bình thường mới - Chợ 4.0” trên địa bàn tỉnh theo lộ trình.
Cụ thể, trong tháng 11/2022, Bắc Ninh sẽ triển khai thử nghiệm cách thức giao dịch, thanh toán không dùng tiền mặt tại 2 chợ: Chợ Nam Sơn (TP. Bắc Ninh) và chợ thị trấn Chờ (huyện Yên Phong). Bắt đầu từ tháng 12/2022 và năm 2023, sẽ triển khai đồng loạt tại các chợ còn lại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Đại diện Viettel Bắc Ninh cho biết đang phối hợp xây dựng lộ trình, phương án, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; tổ chức ra mắt mô hình “Chợ công nghệ bình thường mới - Chợ 4.0” hiệu quả nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền việc áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ trên địa bàn.
Chị Ngọc Thảo chủ sạp bán đồ gia dụng tại chợ thị trấn Chờ cho biết hiện các tiểu thương đang được nhân viên Viettel Bắc Ninh hướng dẫn tạo mã QR. Từ đó, người dân có thể dễ dàng thanh toán mọi mặt hàng bằng cách quét mã QR hoặc chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng Viettel Money.
“Chợ Nam Sơn việc thanh toán không dùng tiền mặt đã rất phổ biến, hàng thịt nào cũng có số tài khoản ngân hàng treo sẵn, các cửa hàng quần áo có máy POS cà thẻ… Bây giờ còn có thanh toán qua mã QR rất tiện lợi, tôi mua mớ rau, đồ dùng hàng ngày cũng có thể thanh toán dễ dàng, không cần mang theo tiền mặt hay lo đổi tiền lẻ”, anh Lương Hiệp, một người dân ở gần khu chợ Nam Sơn chia sẻ.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong mọi lĩnh vực
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn Bắc Ninh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị nhà nước tổ chức hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhiều dịch vụ công. Trong đó đẩy mạnh tuyên truyền, áp dụng các hình thức thanh toán trực tuyến, thanh toán trực tuyến, không dùng tiền mặt đối với lĩnh vực y tế, bảo hiểm xã hội, điện lực, viễn thông, giao thông...
Ngoài ra, các công ty, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ... trong tỉnh đã mở rộng nhiều hình thức thanh toán: thanh toán bằng thẻ của hầu hết các ngân hàng, thanh toán tiêu dùng thông qua các ứng dụng tích hợp trong điện thoại di động thông minh. Hay việc các doanh nghiệp, đơn vị cũng đang nỗ lực triển khai hệ thống hóa đơn điện tử, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thanh toán…
Tỉnh Bắc Ninh phấn đấu đến cuối năm 2025, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; 100% hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hiện đại… sử dụng linh hoạt các phương thức thanh toán điện tử, tiện ích thanh toán trên nền tảng di động, ví điện tử, QR code, POS, thẻ tín dụng...
Để đạt được các mục tiêu đề ra, UBND tỉnh giao Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh làm đầu mối, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng, hoàn thiện, triển khai các văn bản quy định về hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho thực hiện các mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, kịp thời nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác để cung ứng dịch vụ thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả. Thường xuyên thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử.
Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên nền tảng số hóa, đảm bảo an toàn, bảo mật, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng. Phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn; đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ hành chính công. Cùng với đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.
Thu Hoài
" alt=""/>Bắc Ninh: Đưa thanh toán không dùng tiền mặt thành thói quen của người dânHọc sinh, phụ huynh sẽ được chọn sách giáo khoa theo nguyện vọng
Sách giáo khoa mới: Các nhóm tác giả đang vừa viết vừa điều chỉnh
Các nước Á - Âu không đâu làm sách giáo khoa như ta
Việt Nam in sách giáo khoa quá phung phí
Ông Đỗ Minh Hoàng giải thích Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ làm công việc lựa chọn, giới thiệu các thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm thực tế, có trình độ giảng dạy để cùng tham gia viết sách và phản biện. Từ xưa đến nay, điều thiếu nhất của SGK là tính thực tế, người viết SGK thường chưa được đi dạy. Do vậy Sở GD-ĐT tham gia làm bộ sách này ở góc độ chuyên môn để bổ sung sự thiếu vắng đó.
![]() |
Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định bản chất bộ SGK của TP.HCM nhưng thực chất là do Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp với NXB giáo dục Việt Nam thực hiện (Ảnh: Lê Huyền) |
Phóng viên: Thưa ông, vậy bộ sách mà giáo viên TP.HCM đang chuẩn bị tham gia biên soạn có định hướng như thế nào?
- Ông Đỗ Minh Hoàng: Bộ SGK này sẽ viết theo định hướng phát triển năng lực của từng học sinh, tăng cường tính ứng dụng, giảm lý thuyết hàn lâm trong những bộ môn liên quan đến khoa học.
Một số môn học sẽ gắn với giáo dục lịch sử địa phương, lịch sử Đảng bộ Sài Gòn - Gia Định; gắn với công tác giáo dục khởi nghiệp, với điều kiện kinh tế xã hội, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Như vậy bộ sách này không chỉ phù hợp với TP.HCM mà phù hợp với đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đội ngũ giáo viên TP.HCM tham gia làm bộ sách đã chuẩn bị ra sao?
- Về cơ bản, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ, kể cả chủ biên riêng cho từng bộ môn. Nhưng quyết định lựa chọn người nào là của NXB Giáo dục Việt Nam, vì họ là đơn vị chủ biên của bộ sách còn chúng tôi chỉ là đơn vị phối hợp, phản biện, cung cấp giáo viên, tham gia ý tưởng để xây dựng. Tất cả mặt kinh phí về mặt phát hành, xin phê duyệt bộ sách cũng là NXB làm.
Như ông nói, đây là bộ sách không chỉ phù hợp cho TP.HCM mà cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vậy đội ngũ giáo viên các tỉnh khác có tham gia viết không?
- Hiện nay, chúng tôi chỉ tuyển chọn riêng giáo viên của TP.HCM; còn những giáo viên ở các tỉnh thành có tham gia hay không là do NXB Giáo dục Việt Nam sẽ mời. Nhưng chúng tôi khẳng định để phù hợp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì chỉ là những người TP.HCM.
Do chưa có chương trình môn học nên chúng tôi đang lấy SGK giáo khoa cũ viết lại. Sau khi viết lại thì giáo viên mang ra giảng dạy thử nghiệm với phương pháp mới hiện nay xem sự chấp nhận của học sinh như thế nào. Có nghĩa là chúng tôi vẫn đang làm những chuyện cũ nhưng theo phương pháp mới, để xem có áp được chương trình khung chi tiết của Bộ GD-ĐT hay không. Như vậy, khi có chương trình môn học chi tiết thì chỉ cần viết SGK.
Lựa chọn bộ sách nào là quyền của tổ bộ môn
Vậy bộ sách mà giáo viên TP.HCM sẽ biên soạn có kịp cho năm học tới không thưa ông?
- Hiện tại, Bộ GD-ĐT vẫn chưa công bố chương trình môn học nên chắc chắn năm 2019 chúng tôi vẫn chưa có sách.
Hơn nữa, sách viết xong cũng cần phải phê duyệt và thẩm định.
Chúng tôi tham gia viết sách không chỉ để cho học sinh TP.HCM, không bắt buộc học sinh TP.HCM lựa chọn. Lựa chọn bộ sách nào là quyền của thầy cô giảng dạy.
![]() |
"Nguyên tắc của chúng tôi giáo viên phải là người quyết định dạy học sinh bằng sách nào" (Ảnh: Lê Huyền) |
Thầy cô sẽ lựa chọn bộ sách phù hợp cho học sinh của mình. Đương nhiên, khi có cơ chế nhiều thầy cô trong trường cùng lựa chọn nhiều bộ sách khác nhau thì tổ bộ môn sẽ phải quyết định.
Tư duy của chúng tôi thầy cô là người lựa chọn bộ sách nào phù hợp với học sinh và người quyết định chọn bộ sách nào.
Ông có thể khái quát những nội dung riêng biệt mà TP.HCM sẽ đưa vào bộ sách này?
- Hiện tại, chúng tôi chưa thể nói cụ thể vì chưa có chương trình môn học chi tiết của Bộ GD-ĐT. Nhưng có những nội dung mà chúng tôi sẽ đưa vào sách, như phần lịch sử sẽ có lịch sử Đảng bộ Sài Gòn- Gia Định; lịch sử hơn 300 năm phát triển của vùng đất phía Nam. Rồi cụ thể giáo dục ngoài nhà trường thì đưa ra những môn nào để phù hợp với học sinh TP.HCM. Đặc biệt chúng tôi sẽ đẩy mạnh giáo dục khởi nghiệp để mỗi học sinh theo đúng chủ trương của Chính phủ. vì học sinh chúng tôi có điều kiện nhất.
Hiện tại TP.HCM đang có bộ tài liệu dạy học. Vậy bộ SGK do giáo viên TP.HCM tham gia biên soạn có dựa trên nội dung này hay không?
- Đương nhiên là dựa trên nội dung bộ tài liệu đã được Sở GD-ĐT TP.HCM biên soạn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ biên soạn lại để hình ảnh sinh động hơn, các ví dụ minh họa phù hợp hơn, từ ngữ sử dụng phù hợp với học sinh thành phố. Sách in ra cũng sẽ bắt mắt, đẹp hơn. Bộ sách này cũng được xây dựng trên kinh nghiệm của các thầy cô đã có nhiều năm giảng dạy, do vậy việc tăng tính ứng dụng sẽ chuẩn hơn rất nhiều.
Giáo viên sẽ lựa chọn sách cho học sinh
TP.HCM tạo cơ chế cho các trường học, các giáo viên tự chủ lựa chọn sách giáo khoa và tài liệu dạy học ra sao trong cả hiện tại lẫn tương lai như thế nào, thưa ông?
- Nguyên tắc chung của chúng tôi là giáo viên phải là người quyết định dạy học sinh bằng sách nào.
Sắp tới đây, bước đầu có thể Hội đồng sư phạm nhà trường sẽ quyết định lựa chọn sách nào. Khi quen thuộc rồi thì giáo viên lựa chọn. Có thể chọn sách Vật lý của TP.HCM soạn, còn sách Hóa của nhóm khác chẳng hạn. Giáo viên phải quyết định vì chúng ta đang dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Không thể cứ mãi cầm tay chỉ việc vì sẽ không bao giờ lớn.
Hiện Bộ GD-ĐT đang xây dựng thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa theo hướng giao quyền lựa chọn cho cơ sở theo nguyện vọng của học sinh, phụ huynh. Ông nghĩ sao về điều này?
- Tôi không đồng ý! Tôi nghĩ rằng việc chuyên môn hãy để chuyên môn lựa chọn vì họ được đào tạo để làm việc đó.
Phụ huynh có thể rất giỏi nhưng giỏi ở lĩnh vực khác hoặc một phụ huynh giỏi ở việc đó nhưng các phụ huynh khác không giỏi. Nếu giao cho phụ huynh chọn sách giáo khoa thì khác nào đổ trách nhiệm?
-Xin cảm ơn ông!
Lê Huyền (Thực hiện)
William McGuffey là một nhà giáo dục của thế kỷ 19. Ông nổi tiếng với vai trò là tác giả của bộ sách giáo khoa dành cho học sinh tiểu học được sử dụng rộng khắp đầu tiên trong các trường học của Mỹ.
" alt=""/>Không phải TP.HCM soạn một bộ SGK riêng, độc quyền