
Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1.200 trường hợp phụ nữ được chẩn đoán ung thư buồng trứng (Ảnh: Atlas Biomed).
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đà Nẵng, hiểu và có cách phòng chống ung thư buồng trứng để bảo vệ sức khỏe của bản thân là điều rất cần thiết.
Dưới đây là 5 cách để dự phòng ung thư buồng trứng mà các chị em cần biết:
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ: Phụ nữ nên kiểm tra phụ khoa và làm siêu âm định kỳ, để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh lý ở buồng trứng, điều trị sớm.
Ngoài ra, kiểm tra định kỳ còn giúp ngăn chặn việc phát sinh các biến chứng của u nang buồng trứng, dẫn đến ung thư. Đặc biệt là những phụ nữ trên 45 tuổi cứ 3- 6 tháng cần khám phụ khoa vùng chậu hoặc siêu âm kiểm tra một lần.
- Tập luyện thể dục: Tập thể dục đều đặn, vừa sức không những khiến cơ thể thoải mái, tinh thần vui vẻ, mà còn tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại được sự tấn công của bệnh tật.
- Phẫu thuật dự phòng:Để loại bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng có thể được xem xét ở những trường hợp mang gen BRCA1/2 (người mang gen BRCA1/2 có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao).
Đối với phụ nữ sau mãn kinh, phẫu thuật này có thể làm giảm 85 -90% nguy cơ ung thư buồng trứng và các bệnh ung thư liên quan khác. Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, loại bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú khoảng 40-70%.
- Duy trì trọng lượng cơ thể:Giữ cơ thể cân đối cũng là cách phòng chống ung thư buồng trứng hiệu quả.
- Chế độ ăn uống điều độ: Cần hạn chế hấp thu các thức ăn chứa nhiều mỡ động vật, nhiều protein, giàu năng lượng. Các chị em phụ nữ phải đặc biệt hạn chế hấp thu mỡ động vật.
Nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ có chế độ ăn hằng ngày chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ dễ bị bệnh ung thư buồng trứng hơn. Thường xuyên ăn nhiều các thực phẩm có khả năng làm giảm thấp tỷ lệ phát sinh bệnh ung thư buồng trứng như: rau xanh, cà rốt, và thực phẩm có chứa các hợp chất hydrocacbon, vitamin A, vitamin C, chất xơ.
" alt=""/>5 biện pháp phòng ngừa ung thư buồng trứngHình ảnh tình trạng viêm nang lông (Ảnh: BV).
2. Viêm da tiếp xúc
Đây là bệnh da không lây, đặc trưng với tình trạng da viêm đỏ, có thể xuất hiện các mụn nước, ngứa nhiều. Bệnh gây ra do da tiếp xúc với nguồn nước có chứa một số hóa chất, khí độc, vi sinh… gây kích ứng da.
3. Nấm da
Sau mưa, ngập lụt, nguồn nước bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển. Các vị trí thường hay bị nhiễm nấm như nấm kẽ ngón chân, nấm bẹn, nấm thân mình…
Nấm kẽ chân là tình trạng nhiễm nấm ở da vùng kẽ các ngón chân, thường gặp ở kẽ ngón 4,5. Lớp sừng của da chứa nhiều keratin. Đây là nguồn dinh dưỡng ưa thích của vi nấm sợi tơ, nên nấm sẽ xâm nhập và gây viêm trong lớp sừng của da.
Khi vào mùa mưa lũ, một số người dầm nước lũ dễ gây ra tình trạng nhiễm nấm kẻ ngón.
Một bệnh nhân bị nấm kẽ ngón (Ảnh: BV).
Nấm bẹn là tình trạng nhiễm nấm ở da vùng bẹn, làm xuất hiện các mảng da đỏ, ngứa, tróc vảy, diễn tiến lan rộng từ từ. Một số người khi thấy xuất hiện các triệu chứng này thì khá lo lắng và mua một số thuốc thoa có chứa corticoid để thoa. Việc thoa các thuốc này càng làm cho tình trạng da trở nên nặng hơn.
4. Nhiễm trùng da
Biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng da: da sưng nóng, đỏ, chảy nước, có thể có mủ, trợt, loét da. Vết thương có thể đóng mài vàng hoặc nâu, viêm xung quanh.
Do điều kiện vệ sinh kém, lao động dọn dẹp vệ sinh sau lũ dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
5. Bệnh ghẻ
Đây là một bệnh da gây ra bởi một loại ký sinh trùng Sarcoptes scabie (hay còn gọi là cái ghẻ). Bệnh ghẻ biểu hiện trên da với các nốt đỏ, mụn nước ở các vùng da non và ngứa rất nhiều về ban đêm.
Sự dao động thất thường của nhiệt độ và độ ẩm trong mùa mưa chính là điều kiện thuận lợi cho cái ghẻ sinh sôi và phát triển. Bệnh ghẻ có tính lây nhiễm cao, nên nhiều người trong cùng gia đình có thể bị bệnh. Bệnh gây ngứa rất nhiều, nên ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hằng ngày.
Nhiều bệnh về da có thể xuất hiện khi ngâm mình trong nước bẩn (Ảnh: BV).
Cách phòng tránh
Theo bác sĩ Thảo, trong các bệnh da kể trên, một số loại có thể tự khỏi nếu được chăm sóc, vệ sinh tốt. Tuy nhiên, đa số các trường hợp cần được điều trị với thuốc uống và thuốc thoa phù hợp, để khỏi bệnh hoàn toàn cũng như phòng ngừa lây lan.
Bác sĩ khuyến cáo, người dân lưu ý khi nước rút cần dọn dẹp vệ sinh môi trường và tìm kiếm nguồn nước sạch để sinh hoạt; Hạn chế tối đa lội hoặc ngâm mình nơi nước bẩn, tù đọng. Khi buộc phải tiếp xúc với nguồn nước bẩn, cần trang bị đầy đủ giày, ủng, găng tay…
Sau khi tiếp xúc với nước bẩn, cần tắm rửa ngay bằng nước sạch, lau khô người đặc biệt là những vùng dễ đọng nước như kẽ ngón chân, ngón tay. Không mặc quần áo ẩm ướt dễ gây các bệnh ngoài da.
Người dân cũng nên trang bị một số dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương trước khi bôi thuốc, hoặc sát trùng sau khi lội nước bẩn. Với những người đã bị bệnh, cần tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Không dùng chung quần áo, khăn mặt, chậu giặt với người chưa mắc bệnh để tránh bệnh lây lan trong cộng đồng. Tránh gãi để hạn chế làm tổn thương lan rộng. Khi bị bệnh, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách.
" alt=""/>Gặp bệnh "hiểm" ở da vì ngâm mình vào nước bẩn: Đừng tự ý mua thuốc về thoaVùng nổi mày đay thường bắt đầu từ phần trên của ngực hoặc cổ, kéo dài khoảng 3 - 30 phút sau đó có thể lan ra toàn thân. Nhiều trường hợp dị ứng nặng khi bị nổi mề đay biểu hiện của dị ứng mồ hôi là tức ngực, khó thở, khó nuốt, hắt hơi liên tục, chóng mặt và muốn ngất. Vì vậy, ngoài các biểu hiện lâm sàng của dị ứng khi "yêu" gây khó chịu tại vị trí yêu, cũng như các phản ứng toàn thân nghiêm trọng có thể gây tử vong.
Nhiều đôi dị ứng tinh trùng, các triệu chứng của dị ứng tinh trùng thường gặp ở nữ giới là ngứa ngáy, nổi nốt đỏ, sưng vù ở da ngoài âm đạo, nặng hơn có thể gây phát ban vùng kín, khó thở thậm chí là ngất đi vì hoảng sợ. Các nhà khoa học cho biết tỉ lệ mắc chứng dị ứng này lên đến 1/10 người. Các phản ứng có thể xuất hiện dưới dạng nhẹ (kích ứng, ngứa) nhưng đôi khi cũng nghiêm trọng như gây ra phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng gọi là sốc phản vệ, kích thích cơn hen suyễn. Điều đáng lo ngại, trong một số ít trường hợp, phụ nữ còn bị trụy mạch hay sốc phản vệ nhưng sau đó bình phục. Người bị nặng còn không thụ thai được. Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn ở các cặp vợ chồng.
Dị ứng khi "yêu" là nguyên nhân gây tình trạng mất hứng tình dục lớn nhất.
Khó nhận biết và dễ nhầm lẫn
Dị ứng khi yêu có thể gây ra các biểu hiện tại chỗ như ban đỏ, ngứa, đau, sưng nề tại vị trí yêu, đôi khi người phụ nữ chỉ có cảm giác mơ hồ khó chịu khi tiếp xúc với tinh dịch của người đàn ông hoặc có thể gây ra các biểu hiện toàn thân như mày đay toàn thân, sưng môi, mặt, lưỡi, khó thở, nặng ngực, ho, buồn nôn, nôn, đi ngoài, tụt huyết áp thậm chí nghiêm trọng như sốc phản vệ và tử vong nếu không được điều trị cấp cứu. Nghiên cứu trên 80 bệnh nhân dị ứng khi "yêu" cho thấy 70% người phụ nữ có biểu hiện dị ứng toàn thân sau khi "yêu".
Một nghiên cứu của Đại học Manchester Metropolitan, Anh, cho thấy, có đến 12% số phụ nữ mắc chứng bệnh này. Sở dĩ số trường hợp được phát hiện quá ít là do mọi người xấu hổ, không dám thổ lộ với bác sĩ. Điều đặc biệt, triệu chứng của bệnh dị ứng tinh trùng tương tự các bệnh viêm da và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, không chỉ phụ nữ, vài trường hợp được ghi nhận là nam giới có thể phản ứng với tinh dịch chính mình. Triệu chứng ở phái mạnh tương tự bệnh cúm: đau, tấy đỏ, cảm giác khó chịu ảnh hưởng lên đầu, mắt mũi, cơ bắp, mệt mỏi cùng cực, khó tập trung.
Các biểu hiện trên thường không xuất hiện lần đầu tiên khi "yêu", đây là một dạng phản ứng quá mẫn do đó những lần đầu khi "yêu" là giai đoạn cần thiết cho quá trình mẫn cảm, các protein trong tinh dịch của người đàn ông khi vào người phụ nữ được coi là kháng nguyên lạ và cơ thể sẽ sinh ra kháng thể để chống lại các kháng nguyên này, các kháng thể này tăng dần sau mỗi lần "yêu", tới một thời điểm nhất định khi lượng kháng thể này tăng lên sẽ xuất hiện các triệu chứng, cũng đồng thời với việc xuất hiện các triệu chứng thì các kháng thể này sẽ tấn công và tiêu diệt tinh trùng của người nam giới dẫn tới vô sinh.
Dễ nhầm lẫn với bệnh lây qua đường tình dục nên cần phải đến ngay bác sĩ chuyên khoa dị ứng để được tư vấn và điều trị.
Về điều trị
Trước đây, hầu hết trường hợp dị ứng tinh trùng đều được chẩn đoán sai là bệnh lây lan qua đường tình dục và các bệnh khác liên quan đến âm đạo. Điều này dẫn đến việc điều trị sai thuốc làm cho hậu quả càng nặng hơn.
Về mặt bệnh nhân, cần xem xét kỹ nguyên nhân gây dị ứng để có cách khắc phục. Nếu dị ứng bởi mùi của cơ thể do đối tác sử dụng nước hoa hoặc loại hương sữa tắm, xà phòng… thậm chí đơn giản mùi cơ thể, mồ hôi do quá trình ăn một số thực phẩm có mùi vị như: tỏi, hành… thì những phiền muộn sẽ được giảm bớt.
Nhiều trường hợp dị ứng với dịch ở cơ thể bạn tình như: mồ hôi, tinh dịch, dịch âm đạo không phải ngay từ đầu mà sau nhiều năm chung sống. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, càng phơi nhiễm nhiều lần với tác nhân dị ứng tiềm năng thì các kháng thể càng được tích lũy nhiều, đến một lúc nào đó những kháng thể này được giải phóng ra và gây nên các biểu hiện của dị ứng, một khi đã trở nên mẫn cảm thì các triệu chứng dễ tái phát mỗi khi tiếp xúc lại với các tác nhân đó.
Khi có dấu hiệu dị ứng khi "yêu", cần phải đến ngay bác sĩ chuyên khoa dị ứng để được tư vấn và điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng dị ứng mà các bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp cụ thể.
Để chẩn đoán xác định dị ứng khi "yêu", bác sĩ sẽ đánh giá và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân như: sử dụng bao cao su, hoặc giải mẫn cảm đặc hiệu với protein trong tinh dịch bạn tình…
" alt=""/>Dị ứng khi "yêu"