Khi phát hiện ra sự việc, tôi tiếp tục chủ quan, xử lý không rốt ráo và bị phạt lần nữa. Rốt cuộc, tính cả lãi phạt và phí phạt, tôi "mất oan" gần 4 triệu đồng.
Người trong ngành, được trang bị kỹ như tôi mà còn mất tiền, thì việc bao nhiêu khách hàng ngoài kia gặp khó khăn khi dùng thẻ là điều dễ hiểu. Vậy làm thế nào để trở thành người tiêu dùng thông thái với sản phẩm tài chính này?
Trước hết, thẻ tín dụng không phải là thứ ai cũng phải có. Nếu không thực sự có nhu cầu rõ ràng, không kiểm soát tốt chi tiêu và thường mua sắm bốc đồng, bạn không nên mở thẻ.
Một khi đã quyết định dùng thẻ, hãy chọn loại thẻ, dòng thẻ và ngân hàng phù hợp. Nếu bạn hay mua sắm và thích hoàn tiền, hãy chọn loại thẻ Cashback. Nếu bạn thường di chuyển bằng máy bay, các dòng thẻ liên kết tích lũy điểm bay, thẻ vào phòng chờ thương gia, bảo hiểm hàng không sẽ là lựa chọn tốt. Nếu thích mua sắm online ở các website nước ngoài, bạn nên tìm hiểu các dòng thẻ có phí chuyển đổi ngoại tệ tốt nhất...
Và dù dùng loại thẻ nào, những nguyên tắc chung dưới đây cũng đều cần thiết để đảm bảo sử dụng an toàn, hiệu quả.
Tính năng cốt lõi nhất của thẻ tín dụng là chi tiêu trước trả sau. Tức bạn được cấp trước một hạn mức chi tiêu và chu kỳ miễn lãi. Cụ thể, thời gian miễn lãi 55 ngày bắt đầu từ ngày chốt sao kê của tháng này đến ngày chốt sao kê của tháng sau, cộng thêm 25 ngày ân hạn. Điều này cũng tương tự với thẻ có thời hạn 45 ngày, thời gian ân hạn 15 ngày.
Ngân hàng thường sẽ ấn định ngày chốt sao kê khi họ phát hành thẻ nhưng bạn có thể thay đổi sao cho thuận lợi nhất với mình. Hãy chọn ngày chốt sao kê sao cho ngày cuối ân hạn rơi vào sau thời điểm bạn nhận lương hàng tháng để tránh bị trễ hạn thanh toán vì thiếu tiền.
Trễ hạn thanh toán dẫn đến phát sinh phí phạt và lãi phạt, vì vậy thẻ tín dụng nên được mở cùng một tài khoản thanh toán và được cài đặt chế độ trích nợ tự động. Nhưng nếu không duy trì đủ số dư, bạn sẽ mắc phải sai lầm của tôi. Bạn cũng nên chọn nhận sao kê hàng tháng qua email và thông báo biến động số dư qua điện thoại, app. Thẻ tín dụng có chế độ thanh toán tối thiểu 4-5% trên số tiền bạn đã chi tiêu nhưng đừng chọn chế độ này, vì sẽ bị phát sinh lãi suất rất cao và mất luôn chức năng miễn lãi.
Hãy ưu tiên mở thẻ tín dụng ở các ngân hàng có tính năng "3D Secure" (bảo mật hai lớp - là một chương trình an ninh của Visa/ MasterCard/ JCB nhằm đảm bảo chính chủ thẻ hợp pháp đã sử dụng thẻ để thực hiện thanh toán tại thời điểm phát sinh giao dịch). Đừng chọn chế độ ghi nhớ cho website khi sử dụng tính năng này để đảm bảo tất cả giao dịch trực tuyến qua thẻ được chủ thẻ xác thực thêm một lần nữa.
Khi nhận được thẻ tín dụng, bạn hãy ghi nhớ ba ký tự ở mặt sau của thẻ, tức mã CVV, sau đó dán che đi ba mã số này. Thẻ tín dụng phải được xem như vật bất ly thân, không bao giờ để nó vượt khỏi tầm mắt. Khi đi ăn uống ở nhà hàng, khách sạn... nếu muốn thanh toán bằng thẻ tín dụng, hãy yêu cầu nhân viên cầm máy POS đến hoặc theo họ tới quầy và giám sát họ thao tác. Nhiều khách hàng có thói quen kẹp thẻ vào hóa đơn và đợi trả lại thẻ sau, hành động này sẽ tạo ra rủi ro tiềm ẩn. Nếu thẻ của bạn không được tích hợp chức năng bảo mật hai lớp, người ta chỉ việc chụp mặt trước và số CVV là có thể dùng để thanh toán trực tuyến.
Trước khi thanh toán trực tuyến, bạn nên kiểm tra xem website có giao thức bảo mật an toàn không, bằng cách nhìn vào góc phải của thanh địa chỉ. Các website có giao thức bảo mật sẽ có ký hiệu dấu gạch và vòng tròn nhỏ ngược chiều nhau. Nhưng đây chỉ là dấu hiệu đảm bảo website có giao thức bảo mật, chứ không phải website đó hoàn toàn an toàn, không bị giả mạo. Nhiều người dùng đã bị mất tiền vì thanh toán trên những website không an toàn, dẫn đến lộ thông tin thẻ khiến kẻ xấu lợi dụng.
Tiếp theo là vấn đề hạn mức. Chủ thẻ sẽ thích được cấp hạn mức càng cao càng tốt nhưng điều đó cũng có nghĩa bạn có nguy cơ mất nhiều tiền hơn khi sự cố xảy ra. Điều quan trọng là dựa vào thói quen chi tiêu để thiết lập cho mình một giới hạn tương ứng. Hạn mức thẻ tín dụng của tôi là hai trăm triệu đồng nhưng do trung bình nhu cầu của tôi (bao gồm cả thẻ phụ) chỉ ở mức hai mươi triệu nên tôi thiết lập giới hạn ở con số này. Khi có các nhu cầu thanh toán lớn hơn, tôi chỉ việc vào ứng dụng của ngân hàng điều chỉnh lại.
Những gì bạn sử dụng với thẻ sẽ trở thành lịch sử tín dụng của bạn và được lưu trữ lại. Vì vậy, chỉ nên sở hữu tối đa hai thẻ tín dụng và nên là của hai hãng, hai ngân hàng khác nhau, để có thể thay thế khi gặp sự cố. Khi sắp đi nước ngoài hãy gọi lên tổng đài và thông báo cho họ về chuyến đi, vì hầu hết ngân hàng đều có hệ thống phòng chống gian lận thẻ, khi phát hiện các giao dịch bất thường, rất có thể họ sẽ tạm thời khóa thẻ. Tương tự, nếu mất thẻ hãy vào app hoặc gọi lên tổng đài để khóa. Khi tìm lại được thẻ, nếu vẫn không yên tâm, bạn có thể đề nghị ngân hàng phát hành lại thẻ mới.
Theo nghiên cứu, trung bình một người khi dùng thẻ tín dụng sẽ có xu hướng dùng nhiều hơn 113-130% so với người dùng tiền mặt. Trừ trường hợp khẩn cấp, bạn chỉ nên quẹt thẻ với số tiền tương ứng đang có ở tài khoản thanh toán. Điều này giúp bạn không bị rơi vào vòng xoáy nợ nần trước các cám dỗ.
Hãy thử hình dung: ai đó luôn sẵn sàng cho bạn mượn tiền để mua sắm những thứ bạn cần bất kỳ lúc nào và họ cũng không thu lãi từ những khoản này, miễn là bạn tuân thủ những nguyên tắc rõ ràng được giao kèo trước. Đó chính là thẻ tín dụng - một công cụ hữu dụng nếu được sử dụng một cách có hiểu biết và trách nhiệm.
Vì vậy, thẻ tín dụng không đáng sợ, vấn đề nằm ở chỗ, bạn có phải là người tiêu dùng thông thái hay không.
Đức Nguyễn
" alt=""/>Thẻ tín dụng đáng sợ?Ở phần 1, cuốn sách trình bày khái quát mẹo giao tiếp với trẻ dưới tuổi vị thành niên. Mỗi chương cung cấp kỹ năng thực hành trong trường hợp bản thân rơi vào trạng thái bức bối, bực dọc. Trong phần 2, nhóm tác giả chia sẻ câu chuyện do phụ huynh và giáo viên gửi đến, giải đáp thắc mắc về các tình huống éo le có thể gặp phải với con mình.
Cuốn sách đưa ra chiến lược dựa trên nghiên cứu, kèm ví dụ cụ thể thông qua câu chuyện thực tế. Tác phẩm gợi ý cách ứng xử khi một đứa trẻ hậm hực, cha mẹ nên chấp nhận cảm xúc của con thay vì phản đối phũ phàng.
Nói sao khi trẻ không nghe lờicũng bàn đến vấn đề trẻ em sử dụng thiết bị công nghệ (phụ huynh có thể cho trẻ lựa chọn thời điểm được phép sử dụng thiết bị), gọi tên (khuyến khích cho trẻ biết những từ ngữ tiêu cực đem lại cảm giác như thế nào) và hình phạt (để cùng nhau giải quyết vấn đề). Cuốn sách nêu phương pháp giúp trẻ vượt qua việc bố mẹ ly hôn, hoặc kiến thức giáo dục giới tính.
Joanna Faber và Julie King là hai chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực giao tiếp giữa người lớn và trẻ nhỏ. Hai bà vừa viết sách vừa tổ chức hội thảo tư vấn cho phụ huynh có con từ 2-12 tuổi qua điện thoại, video đồng thời giao lưu tại các trường học, doanh nghiệp, các nhóm phụ huynh trên khắp nước Mỹ cùng nhiều nước trên thế giới. Julie hiện sống ở San Francisco còn Joanna sống ở Hudson, New York.
Diệu Thu
Khuyến mãi nụ cười
Đứng bán nhang cho khách viếng chùa tại Tổ Đình Long Thạnh (quận Bình Tân, TP.HCM) vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn, người phụ nữ nhỏ bé khiến ai cũng phải chú ý.
Không chỉ đon đả, niềm nở, chị luôn miệng cười vui, trò chuyện tếu táo, đem đến cho khách du xuân những tràng cười sảng khoái.
Cũng vì thế, khách ghé sạp bán nhang theo kiểu dã chiến của chị đông hơn so với những điểm bán xung quanh. Chỉ chị bán 2 loại nhang gồm nhang thơm và nhang thường với giá từ 5.000 - 10.000 đồng/bó. Mỗi bó nhang của chị có 40 cây.
Chị tự giới thiệu mình tên Loan, 48 tuổi, người gốc quận Bình Tân, TP.HCM và đã bán nhang tại chùa này từ năm 2000. Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên đán, chị mua lại nhang từ các hộ sản xuất rồi đem đến cổng chùa bán từ đêm giao thừa đến hết Rằm tháng Giêng.
Trong năm, mỗi tháng chị chỉ bán nhang 4 ngày. Thời gian còn lại, chị nấu phở, bún bò bán cho thực khách. Chị nói: “Tôi là một trong những người bán nhang đầu tiên tại chùa này. Hồi đó, ít người bán lắm. Sau này, thấy bán nhang có lời nên người dân tứ xứ đổ xô đến chùa bán theo. Những người như tôi vui vẻ chia sẻ 'thị phần', cùng nhau kiếm đồng ra đồng vào dịp Tết”.
Tùy lượng khách viếng chùa, thu nhập trong những ngày Tết của chị Loan cũng thay đổi theo. Năm nay, chị nhận thấy lượng khách đến chùa thắp nhang, cầu tài lộc không đều như năm vừa qua.
Dẫu vậy, chị vẫn vui vẻ và ngập tràn hạnh phúc. Bởi, chị vừa đón nhận niềm vui lớn nhất cuộc đời. Sau nhiều năm trông ngóng, chị lại vừa được làm mẹ ở tuổi 48.
Hạnh phúc bất ngờ
Chị Loan lấy chồng năm 1999. Một năm sau, chị sinh con trai đầu lòng. Khi cậu con trai bước qua tuổi 18, đang học lớp 12 thì không may gặp tai nạn qua đời.
Nỗi đau quá lớn khiến chị như mất nửa đời còn lại. Từ đó, chị luôn mong ngóng có con thêm một lần nữa. Thế nhưng duyên con cái chưa đến, tuổi đời trôi nhanh, chị vẫn chưa có cơ hội được làm mẹ thêm một lần.
Mong con, chị chạy chữa khắp nơi. Rồi đại dịch ập đến khiến hành trình tìm con của chị tạm thời gián đoạn. Khi dịch tạm lắng, chị quyết định nghe lời người quen đến bệnh viện điều trị. Thật bất ngờ, đầu năm 2023, chị nhận tin mình đậu thai.
Chị kể: “Khi có kết quả siêu âm, tôi hạnh phúc đến ngẹt thở. Nhưng sau đó, tôi và cả bác sĩ điều trị cho mình đều lo lắng. Bởi, tôi đã có tuổi, cơ thể lại gầy yếu nên đối diện với nhiều nguy cơ.
Nhưng rồi mọi chuyện đều qua. Tôi có được cậu con trai mà tôi hay gọi vui là cục vàng 9 số 4 sau nhiều năm chờ đợi. Thế nên Tết này tôi vui lắm. Tôi nói chuyện với con suốt ngày dù bé chỉ mới 6 tháng tuổi”.
Sáng mùng 1 Tết, trước khi bán nhang, chị mang theo bé đến chùa để hái lộc, cầu sức khỏe. Chị để con trong chiếc xe đẩy đặt bên cạnh sạp bán nhang của mình. Chị muốn con tắm nắng, tận hưởng không khí an lành.
Khi khách đông, phải thắp nhang bán cho người viếng chùa, chị mới nhờ người thân bế con về nhà nghỉ. Tuy vậy, chị vẫn để chiếc xe đẩy của con lại bên mình để cho đỡ nhớ.
Chị Loan yêu con và hạnh phúc khi có con đến nỗi những cảm xúc tích cực ấy của chị lan tỏa đến những người xung quanh. Mỗi khách du xuân đi ngang, dù mua nhang hay không, chị đều gửi lời chào niềm nở.
Khách mua, chị tận tình thắp nhang và trò chuyện với họ những câu đùa khiến ai cũng bật ra những tiếng cười sảng khoái. Thậm chí khi có người đưa ống kính máy ảnh về phía mình, chị vui vẻ tạo dáng hài hước, tươi vui.
Chị tâm sự: “Ngày đầu năm, tôi mong ai ai cũng có niềm vui. Tôi đã có niềm hạnh phúc của riêng mình sau nhiều năm chờ đợi và muốn được chia sẻ với mọi người.
Tôi hy vọng khách đến chùa dù cầu xin bất kỳ điều gì cũng sẽ được toại nguyện và có năm mới thật nhiều sức khỏe, niềm vui, thành công trong cuộc sống”.