
|
Hai ngày qua, mạng xã hội lan truyền bức ảnh thủ môn Bùi Tiến Dũng xuất hiện cùng một cô gái xinh đẹp trong một cửa hàng tiện lợi. Nhân vật nữ nhanh chóng được dân mạng xác định là Phạm Khánh Linh (sinh năm 1996, Phú Thọ). Ngoài công việc hiện đang là MC, biên tập viên tại VTVCab, thuộc Đài truyền hình Việt Nam thì người đẹp này từng có thời gian làm giáo viên tại một trung tâm Anh ngữ. Chi tiết này gây chú ý bởi trước đó, Bùi Tiến Dũng bị các đồng đội thường trêu chọc bằng những tin nhắn comment với từ khóa liên quan "cô giáo".
Cùng với việc mổ xẻ đời tư của Bùi Tiến Dũng và Khánh Linh, dân mạng đặt nghi vấn người đẹp này đang hẹn hò thủ môn nổi tiếng. Giữa làn sóng ồn ào, mới đây Khánh Linh đã bất ngờ đăng tải dòng trạng thái đầy băn khoăn và có phần bất lực.
 |
|
Lựa chọn nền status màu đen và chia sẻ lên phần story của trang cá nhân Instagram (sẽ biến mất sau 24h với người xem), Khánh Linh dùng một câu tiếng Anh để úp mở tâm trạng của mình rằng: "People believe what they want to believe" (Người ta chỉ tin vào những điều họ muốn tin - PV).
Động thái này của Khánh Linh càng khiến dân mạng tò mò rằng đây là cách đáp trả ý nhị. Thực tế trên Facebook, Instagram cá nhân, cả cô và Tiến Dũng đều gần như không có sự tương tác qua lại. Ngoài ra, Khánh Linh cũng vẫn trạng thái "độc thân" để miêu tả bản thân.
Về phần Bùi Tiến Dũng, trước tin đồn hẹn hò bạn gái xinh đẹp, anh chàng vẫn giữ im lặng. Tiến Dũng đang tập trung cùng tuyển U22 Việt Nam tập luyện chuẩn bị cho trận đấu giao hữu với U22 UAE diễn ra vào ngày 13/10 tới đây tại SVĐ Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh.
Cách đây vài giờ, anh hào hứng đăng tải bộ ảnh ghi lại loạt khoảnh khắc trên sân tập cùng lời tự nhủ: "Sân khấu của cầu thủ là sân bóng nên lúc nào cũng phải đẹp".
Ngay lập tức, dòng trạng thái của chàng thủ môn xứ Thanh nhận về hàng chục nghìn lượt bày tỏ cảm xúc khác nhau. Bên cạnh những lời khen đẹp trai và chúc giữ phong độ thi đấu, Bùi Tiến Dũng còn bị soi ngoại hình thay đổi khác lạ. Dạo này anh gầy đi nhiều", "Tóc có vẻ hơi dài", "Đầu tóc trông như...", "Vẫn chưa cạo à, nhìn thấy gớm"... là một số phản ứng của dân mạng.
Trả lời một người chị về lý do ít chăm sóc về ngoại hình, thủ môn Bùi Tiến Dũng hài hước đáp: "Nhà bao việc, không có thời gian cạo cơ ạ". Tuy nhiên, anh cũng cho biết sẽ sớm đi cắt tóc để trở nên gọn gàng hơn.
Theo Dân Việt

Thủ môn Bùi Tiến Dũng bị đồn hẹn hò với MC rất xinh đẹp, gợi cảm của VTV
MC, BTV sinh năm 1996 hiện làm tại VTVCab chăm diện cây đen, đồ bó sát cơ thể.
" alt=""/>Nữ MC xinh đẹp VTV lên tiếng sau lộ ảnh đi siêu thị, Bùi Tiến Dũng phản ứng bất ngờ
Không đủ sức vào đại học Đức, học sinh Việt Nam có thể chọn du học nghề tại Đức, làm việc lâu dài cho doanh nghiệp ở đây. Cánh cửa du học nghề đang mở rộng khi các doanh nghiệp của Đức đang tăng cường đầu tư vào Việt NamMô hình ‘đào tạo kép’ nổi danh ở Đức
Người Đức luôn đào tạo những đội ngũ nhân lực vừa giỏi lý thuyết vừa thành thạo thực hành. Có được những điều này, từ lâu nước Đức đã thực hiện chiến lược “ Đào tạo kép” kết nối chặt chẽ, linh hoạt, đạt hiệu quả cao giữa lý thuyết và thực hành.
 |
Giờ học lí thuyết nghề của các học viên ở Đức
|
Theo đó, các doanh nghiệp khi có nhu cầu mở rộng về nhân lực thì sẽ lập kế hoạch và lên chương trình tuyển sinh. Nếu doanh nghiệp đó có sẵn cơ sở dạy lý thuyết thì học viên vừa học lý thuyết kết hợp với thực hành ngay tại doanh nghiệp. Trong trường hợp ngược lại, doanh nghiệp không có cơ sở đào tạo lý thuyết thì sẽ kết hợp với một trường dạy lý thuyết nghề.
Đây là điều mà Việt Nam đang thiếu, nhân lực Việt đang yếu. Mỗi năm chúng ta có hàng ngàn sinh viên ra trường thất nghiệp không kiếm được việc làm. Mặc dù rất nhiều trường nghề trong thời gian qua được mở ra, nhưng khi học viên tốt nghiệp thi tuyển vào những liên doanh nước ngoài đều nhận được cái nhìn ái ngại. May mắn, nếu ứng viên trúng tuyển cũng phải trải qua một thời gian đào tạo tại chính đơn vị có chức năng tuyển dụng.
Lấp khoảng trống dạy nghề cho VN
Trước thực tế trên, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) với mong muốn khỏa lấp khoảng trống thực hành cho học viên Việt đã ký kết chương trình liên kết giữa Việt Nam và các đối tác Đức.
Bà Nguyễn Thị Minh Hạnh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp cho biết: Trong năm 2015, Viện ký kết nhiều văn bản ghi nhớ - hợp tác với các trường dạy nghề, dạy tiếng và các doanh nghiệp Đức nghiên cứu nhận chuyển giao các module dạy nghề của Đức thí điểm tại Việt Nam và đặc biệt chương trình tư vấn tuyển sinh - trao đổi chuyên gia, giảng viên, học viên giữa hai bên.
 |
Học viên học ngành đầu bếp |
Theo đó, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp giao Trung tâm Tư vấn du học IVES giới thiệu chương trình Tư vấn tuyển sinh Du học nghề tại CHLB Đức với các ngành nghề: Nhà hàng khách sạn (Hotel/Restaurantfachman/-frau), Đầu bếp (Koch) Y tá (Krankenschwester ), Điều dưỡng viên (Altenpfleger), Xây dựng (Baubereich), Cơ khí (Mechatronik), Phiên dịch tiếng Đức (Dolmesche).
Để tham gia chương trình, các học viên phải đáp ứng các yêu cầu: tốt nghiệp THPT trở lên, tiếng Đức tốt, sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, giao tiếp tốt.
“Thời gian nhập học nghề tại Đức thường bắt đầu vào tháng 9, 10 hàng năm. Nhưng cũng có một số doanh nghiệp tuyển sinh trong năm. Với những học viên đã có chứng chỉ A2 hoặc B1 muốn sang sớm sẽ có cơ hội kịp học vào tháng 9 tới. Mọi thông tin học viên có thể tìm hiểu thêm tại Viện Nghiên cứu Giáo dục nghề nghiệp 1/355 Nguyễn văn Linh, P. Phúc Đồng, Q. Long Biên,TP Hà Nội. ĐT / Fax: 043 203 6789, Hotline: 0913220701, Website : www.giaoducquocte.vn” - bà Hạnh nhấn mạnh.
 |
Học viên học ngành Khách sạn - Nhà hàng |
Thời gian các học viên trải qua từ 3 - 3,5 năm, trong đó trung bình 2100 tiết lý thuyết và 2500 tiết thực hành. Học viên ngay sau khi ra trường sẽ làm việc ngay tại doanh nghiệp đã theo học. Đặc biệt doanh nghiệp Đức hỗ trợ học viên tiền học (Ausbildunggeld). Mức hỗ trợ tùy từng Doanh nghiệp, từng Bang nhưng không thấp mức quy định của Liên bang.
 |
Thực hành nghề Ô tô - Cơ khí |
Đây là một tín hiệu mừng cho lĩnh vực đào tạo nghề khi các doanh nghiệp của Đức đang tăng dần trong bảng xếp hạng đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đây cũng là một hướng đi cho các học sinh không đủ sức vào Đại học, có thể du học nghề tại Đức.
Việc lựa chọn du học nghề cũng góp phần thay đổi tình trạng “học chay”, “thừa thầy thiếu thợ” mà Việt Nam đang phải đối mặt.
Hạnh Hoa" alt=""/>Du học nghề ở Đức