Việc xác định quyền nuôi con sau khi ly hôn của bố mẹ có ý nghĩa rất quan trọng tới quyền và lợi ích của con. Trong trường hợp em trai bạn muốn ly hôn và giành quyền nuôi con khi con mới 25 tháng tuổi cần xem xét các vấn đề sau đây:
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, Toà án sẽ dựa vào thoả thuận của các bên để quyết định giao quyền nuôi con cho bố hay mẹ. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố khác để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng.
Theo quy định nêu trên thì về nguyên tắc con dưới 3 tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con Tòa sẽ xem xét các yếu tố sau đây để quyết định: Điều kiện về vật chất: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con. Điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn…của mẹ.
Việc ai là người nuôi con cần đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho trẻ em. Bên không nuôi con vẫn có nghĩa vụ và quyền thăm nom con theo quy định.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
- Hiện tại ba không có công việc ổn định, suốt ngày long nhong ngoài đường, ăn nhậu, ngoại tình. mẹ thì phụ bếp cho 1 nhà hàng Hàn Quốc.Ba em lúc trước có ngoại tình với 1 người cũng có gia đình.
" alt=""/>Ly hôn thế nào để chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi?Nhật báo Estado de Sao Paulo vừa đăng tải loạt bài phân tích về những nguy cơ khủng bố mà Olympic 2016, sẽ khai mạc ngày 5/8 tới, có thể phải đối mặt.
Theo tư vấn của SITE Intelligence - tổ chức nghiên cứu các nhóm cực đoan trên mạng internet - IS đang xem Brazil là mục tiêu tấn công tiếp theo của chúng.
![]() |
Lực lượng an ninh làm việc bên ngoài làng Olympic 2016 |
Đại diện SITE Intelligence tiết lộ, họ đã thu thập được những tin nhắn trên phần mềm Telegram - tương tự như WhatsApp, cho thấy IS có kế hoạch tấn công Olympic 2016 với chiến dịch Con sói đơn độc.
Các tin nhắn liên lạc qua Telegram đều được thực hiện bằng tiếng Anh.
Trong đó, những phần tử thánh chiến của IS thậm chí đề xuất nhiều cách thức tấn công khác nhau, bằng cách sử dụng máy bay không người lái mang chất nổ; tạo ra những vụ tai nạn giao thông (như vừa làm ở Nice, Pháp); sử dụng chất độc hoặc thuốc nổ…
Mục tiêu của IS, cũng theo những gì SITE Intelligence thu thập, chủ yếu nhắm vào các đoàn Mỹ, Pháp và Israel.
Brazil có một điểm yếu lớn về an ninh, mà chính quyền nước này cũng thừa nhận: rất dễ để có được vụ khí giết người (chủ yếu là súng đạn), cũng như việc bảo vệ an ninh ở các biên giới là rất kém.
Sự thật là rất dễ kiếm vé cũng như visa để vào Brazil. Phân tích của SITE Intelligence cũng cho biết, quá dễ để các nhóm tội phạm có thể mang vũ khí từ Paraguay vượt qua biên giới Brazil.
Trái ngược với cảnh báo từ SITE Intelligence, Cristiano Barbosa Sampaio - điều phối viên của cơ quan an ninh Olympic - cho rằng Brazil đặt tình trạng báo động lên mức cao nhất, và đến nay không tồn tại bất kỳ mối đe dọa nào.
Ông Sampaio có lý do để tự tin về khả năng kiểm soát an ninh. Ít ngày trước, cảnh sát đã bắt một nhóm 10 thanh niên Brazil có liên quan đến IS.
Ngoài ra, 4 người có liên quan đến các tổ chức khủng bố cũng bị chính quyền Brazil cấm nhập cảnh.
Ng.Huy
" alt=""/>IS lên kế hoạch khủng bố Olympic 2016Tại vòng loại cuối cùng môn TDDC đang diễn ra tại Brazil, Việt Nam góp mặt 2 gương mặt sáng giá nhất là Phạm Phước Hưng và Phan Thị Hà Thanh. Với sự chuẩn bị rất kỹ cho giải lần này, cả 2 VĐV Việt Nam đều đã giành vé tới Thế vận hội tháng 8 năm nay.
Phan Thị Hà Thanh lần thứ 2 có mặt tại sân chơi Olympic |
Cụ thể, sau khi Phước Hưng giành vé ở nội dung toàn năng, tới lượt Hà Thanh cũng đạt điểm số cao ở nội dung này. VĐV người Hải Phòng thi đấu ở các nội dung xà lệch, cầu thăng bằng, thể dục tự do và nhảy chống, đạt tổng điểm 52,700, xếp hạng 25 chung cuộc (trước đó chỉ đạt 51,033 ở giải TDDC thế giới hồi tháng 10/2015). Kết quả này giúp Hà Thanh giành vé thứ 14 cho đoàn TTVN tới Olympic tại Rio (Brazil).
Như vậy, đến thời điểm này TTVN đã có 14 suất chính thức đến Brazil gồm: Ánh Viên (bơi), Trần Quốc Cường, Hoàng Xuân Vinh (bắn súng), Nguyễn Thị Như Hoa, Nguyễn Thị Lệ Dung, Vũ Thành An (đấu kiếm), Nguyễn Thành Ngưng (điền kinh), Vũ Thị Hằng, Nguyễn Thị Lụa (vật), Phạm Phước Hưng, Phan Thị Hà Thanh (TDDC) và 3 suất của môn cử tạ nam.
Bằng Lăng
"Hot boy" TDDC Phước Hưng giành vé dự Olympic 2016" alt=""/>Hà Thanh mang tin vui cho TDDC Việt Nam