Sea muốn huy động hơn 6 tỷ USD cho kế hoạch "siêu khủng" mở rộng toàn cầu (Ảnh: Bloomberg).
Công ty thương mại điện tử và trò chơi trực tuyến có trụ sở tại Singapore cho biết sẽ chào bán 11 triệu cổ phiếu lưu ký Mỹ (ADS) tùy thuộc vào các điều kiện thị trường. Những cổ phiếu này có giá trị khoảng 3,8 tỷ USD dựa trên giá đóng cửa của cổ phiếu Sea tại New York phiên 8/9.
Ngoài việc chào bán cổ phiếu ADS, công ty của tỷ phú giàu nhất Singapore còn có kế hoạch phát hành trái phiếu liên kết cổ phiếu trị giá 2,5 tỷ USD. Goldman Sachs, JPMorgan và Công ty chứng khoán BofA đang bảo lãnh việc phát hành này.
Theo Bloomberg, 11 triệu cổ phiếu của Sea được coi là đợt chào bán cổ phần lớn nhất kể từ khi công ty thương mại điện tử Pinduoduo của Trung Quốc huy động thành công 4,1 tỷ USD vào ngày 18/11/2020. Tính cả trái phiếu chuyển đổi thì đợt huy động này sẽ là đợt tăng vốn lớn nhất thế giới kể từ khi T-Mobile triển khai đợt huy động vào tháng 6/2020.
Sea là công ty lớn nhất Đông Nam Á tính theo vốn hóa thị trường. Công ty đang tích cực mở rộng nền tảng thương mại điện tử Shopee trên khắp khu vực châu Mỹ Latin để đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến đang tăng mạnh khi người dân ở nhà tránh dịch. Shopee cũng được cho là đang chuẩn bị ra mắt tại thị trường châu Âu và Ấn Độ.
Ông Li (43 tuổi) cùng 2 người bạn là ông Gang Ye và ông David Chen (đến từ Trung Quốc hiện đã nhập tịch Singapore) thành Sea vào năm 2009. Cùng năm đó, bộ ba cũng cho ra mắt nền tảng trò chơi trực tuyến Garena. Hiện cả ba đều là tỷ phú, trong đó, ông Li mới đây đã vươn lên trở thành người giàu nhất Singapore với khối tài sản 19,8 tỷ USD nhờ chứng chỉ tiền gửi Mỹ (một chứng khoán do ngân hàng Mỹ phát hành) của Sea tăng 67% trong năm nay.
" alt=""/>Kế hoạch "siêu khủng": Công ty mẹ Shopee muốn huy động hơn 6 tỷ USDÁp lực bán mạnh hơn vào phiên chiều khiến VN-Index điều chỉnh sâu hơn, đánh mất 9,88 điểm tương ứng 0,77% còn 1.269,89 điểm, tạm thời đóng cửa dưới ngưỡng 1.270 điểm. HNX-Index giảm 1,92 điểm tương ứng 0,85% và UPCoM-Index cũng giảm 0,41 điểm tương ứng 0,45%.
Thanh khoản đạt 793,91 triệu cổ phiếu tương ứng 10.090,66 tỷ đồng trên HoSE; 52,81 triệu cổ phiếu tương ứng 992,11 tỷ đồng trên HNX và 34,28 triệu cổ phiếu tương ứng 467 tỷ đồng trên thị trường UPCoM.
VN-Index mất mốc 1.270 điểm trong phiên 22/10 (Nguồn: Bloomberg).
Tình trạng giảm giá lan rộng và áp đảo tại hầu hết nhóm ngành. Thống kê cuối phiên trên cả 3 sàn cho thấy có 505 mã giảm so với 286 mã tăng, trong đó riêng sàn HoSE có 269 mã giảm, 107 mã tăng giá.
VN30 có 5 mã tăng là VHM, MWG, PLX, HDB và TCB, song mức tăng không mạnh. VHM tăng 0,9% lên 48.250 đồng, khớp lệnh đạt 12,7 triệu đơn vị. Mặc dù đóng góp đáng kể nhất cho VN-Index nhưng không thể giúp chỉ số chống đỡ được với lực bán trên diện rộng.
Trong khi đó, với việc GVR, BID, FPT, CTG, VCB giảm đã ảnh hưởng đáng kể đến VN-Index. GVR có thời điểm giảm sàn xuống 32.750 đồng trước khi thu hẹp thiệt hại, ghi nhận đánh mất 4,1% thời điểm chốt phiên. VRE bị chốt lời, giảm 2,6%; VIB giảm 2,3%; BCM giảm 2,3%; POW giảm 2%.
Trong nhóm ngành ngân hàng, EIB vẫn nổi bật nhất khi ấn định mức tăng 3,8% lên 21.600 đồng, khớp lệnh cao, đạt 29 triệu đơn vị. EIB gần như miễn nhiễm với tình trạng điều chỉnh của thị trường chung. Trước đó, mã này có chuỗi tăng rất tốt và tăng trần ở phiên hôm qua.
Tính trong một tuần qua, EIB đạt mức tăng 18,68% và tăng tới 25,58% tính trong vòng một tháng trở lại đây.
Phần lớn cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính cũng bị điều chỉnh: VDS giảm 3,5%; CTS giảm 2,5%; FTS giảm 2,4%; BSI giảm 2,4%; HCM giảm 2,2%; AGR giảm 1,9%.
Tại ngành bất động sản, một số mã điều chỉnh sâu như FDC giảm sàn; KBC giảm 3,7%; TDH giảm 2,3%; HAR giảm 2,3%; BCM giảm 2,3%, HQC giảm 2,2%; SJS giảm 2%. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, QCG vẫn tăng mạnh 5,2%, kết phiên ở 11.050 đồng. HDC tăng 3,8%; TDC tăng 3,1%; SGR tăng 2,5%, LHG tăng 2%.
Nhóm xây dựng và vật liệu đồng pha với những mã có mức tăng tốt như PTC tăng 4,8%; NHA tăng 3,5%; CTD tăng 3,2%; TCR tăng 2,9%; HT1 tăng 2,2%; PHC tăng 2,2%, DPG tăng 1,8%.
" alt=""/>Hơn 500 cổ phiếu giảm giá, một mã ngân hàng vẫn tăng dựng đứngSáng 26/10, phát biểu thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) bày tỏ lo ngại trước vấn đề hàng giá rẻ đang tràn vào Việt Nam qua kênh bán hàng thương mại điện tử.
Temu quảng cáo rầm rộ, giảm giá mạnh: Nguy cơ triệt tiêu hàng trong nước
Ông Cường nhắc đến sàn thương mại điện tử Temu thời gian gần đây quảng cáo rầm rộ, hàng hóa giảm giá sâu, có mặt hàng giảm đến 70%, rẻ hơn so với mặt bằng.
Khẳng định đây là "cảnh báo lớn" rất cần quan tâm trong lĩnh vực tiêu dùng hiện nay, ông Cường cho rằng nếu không có giải pháp kiểm soát, người tiêu dùng sẽ mua hàng qua các kênh thương mại điện tử giá rẻ, chưa được kiểm soát chất lượng, ảnh hưởng đến thị trường trong nước.
Theo ông, việc này có nguy cơ hàng hóa giá rẻ triệt tiêu hàng sản xuất trong nước. Khi đó, các cửa hàng kinh doanh trong nước gặp khó khăn, sẽ phải đóng cửa khi người dân mua hàng giá rẻ qua mạng.
Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu thảo luận tổ (Ảnh: Huy Thanh).
Vị đại biểu kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước "cần hành động ngay" trước vấn đề này. "Chúng ta không thể cấm hoạt động thương mại điện tử vì đây là xu thế, và Việt Nam đang hội nhập sâu rộng nhưng phải có giải pháp kiểm soát chất lượng hàng hóa bán qua sàn thương mại điện tử", ông Cường nói.
Về vấn đề kiểm soát chất lượng hàng được bán qua mạng, ông Cường cho biết tình trạng này đang bị buông lỏng. Vấn đề đó đã được các đại biểu Quốc hội chất vấn ở các kỳ họp trước. Hiện có việc nhiều hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc nhưng "đội lốt" hàng Việt Nam, có sẵn nhãn mác Việt Nam khi nhập về nước.
Ông Cường đề nghị cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng trên thương mại điện tử, một mặt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng giá rẻ.
Xem lại chính sách miễn thuế nhập khẩu hàng giá trị nhỏ
Bên cạnh đó, ông Cường cũng kiến nghị xem xét lại chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có giá trị nhỏ, dưới 1 triệu đồng.
Theo ông, cần phải nhìn nhận rằng nếu hàng giá rẻ tràn lan như hiện nay thì chính sách này có còn phù hợp hay không, chúng ta cần tính toán lại, cần nghiên cứu để thu thuế đối với hàng nhập khẩu giá trị.
Biện pháp kiểm soát hành chính đối với hàng hóa nhập khẩu giá trị nhỏ cũng cần tăng cường, đẩy mạnh hơn.
Ngoài ra, vị đại biểu kiến nghị một giải pháp quan trọng khác là nâng cao năng lực cạnh tranh của sàn thương mại điện tử trong nước.
Ông bày tỏ lo ngại khi hiện nay thị phần thương mại điện tử trong nước chủ yếu thuộc về các sàn thương mại điện tử nước ngoài (trên 90%), còn các sàn trong nước rất thấp. Vì vậy, ông Cường kiến nghị cần có chính sách để xây dựng các sàn thương mại điện tử trong nước đủ sức cạnh tranh.
Ông Cường nhấn mạnh các sàn thương mại như Temu hoạt động ở Việt Nam phải tuân thủ các quy định. Cơ quan chức năng cần kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh nếu các sàn thương mại chưa tuân thủ quy định.
Có phải chúng ta chi trả phần lớn 28 tỷ USD cho nước láng giềng?
Tại tổ Trà Vinh, đại biểu Trần Quốc Tuấn góp ý Chính phủ cần có giải pháp hiệu quả hơn nữa trong hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, quản lý và kiểm soát tốt kinh doanh thương mại điện tử.
Ông dẫn số liệu trong 9 tháng, doanh thu thương mại điện tử ước đạt khoảng 28 tỷ USD (tăng 36%), thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới…
"Điều này cho thấy, kinh doanh qua mạng xã hội, qua các sàn giao dịch thương mại điện tử tăng rất nhanh. Vấn đề đặt ra là hàng hóa kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử là hàng hóa gì, nguồn gốc xuất xứ ở đâu, tỷ lệ hàng Việt Nam chiếm bao nhiêu trong số tiền 28 tỷ USD đó?", ông Tuấn nói.
Vị đại biểu bày tỏ băn khoăn liệu có phải chúng ta chi trả phần lớn số tiền ấy cho nước láng giềng, do chúng ta đã mua hàng hóa với giá cực rẻ của họ để kinh doanh trên sàn thương mại điện tử trong nước.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 26/10 (Ảnh: Hồng Phong).
Cho rằng đây là điều lo lắng, ông Tuấn khẳng định chính việc hàng hóa của nước láng giềng có giá quá rẻ với chi phí logistics cực kỳ tốt và được kinh doanh dễ dàng trên sàn thương mại điện tử của ta nên đã tạo ra tâm lý dễ dãi đối với người tiêu dùng trong nước.
Điều này, theo ông Tuấn có 2 mặt. Mặt tích cực đối với người tiêu dùng là rất dễ mua sắm, muốn mua món đồ gì cũng có, chỉ cần thực hiện vài thao tác trên điện thoại thông minh, lướt TikTok hay lên sàn thương mại điện tử Shopee hoặc Lazada là có thể mua các món đồ theo ý thích với giá siêu rẻ; được giao hàng nhanh chóng, với phương thức thanh toán dễ dàng.
Nhưng ngược lại, mặt tiêu cực theo ông là thực tế này đang "giết chết dần", "chết mòn" các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, vì hàng hóa Việt Nam không thể cạnh tranh về giá cả, mẫu mã.
Từ thực tế đó, ông Tuấn đề xuất Chính phủ có giải pháp chỉ đạo kiên quyết, dứt khoát, hiệu quả để vừa khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy phát triển, vừa bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trong nước, nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
" alt=""/>Đại biểu cảnh báo về Temu và cơn lốc hàng giá rẻ, "cần hành động ngay"