Để tiếp tục giữ quan điểm của mình, Apple liên tục đưa ra những con số cho thấy việc loại bỏ cục sạc ra khỏi hộp máy đã đem đến tác dụng. Apple cho biết, họ đã tiết kiệm được 550.000 tấn quặng khi loại bỏ các phụ kiện không cần thiết.
Apple nhấn mạnh: "Bộ sạc không còn được tặng kèm trong hộp nữa và sự thay đổi này quả thực là khá táo bạo. Theo ước tính, chúng ta đã tiết kiệm được 550.000 tấn quặng đồng, thiếc và kẽm. Việc khai thác ít tài nguyên của Trái đất về cơ bản giúp đem tới giá trị nhất định".
Apple tuyên bố không chỉ tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên của Trái đất thông qua việc thiết kế lại hộp đựng mà hãng còn loại bỏ hoàn toàn lớp màng nhựa bọc hộp sản phẩm iPhone. Qua đó hãng đã giảm được khoảng 600 tấn nhựa.
Tuy nhiên, lời giải thích của Apple không có ý nghĩa đối với cư dân mạng. Trên nhiều nền tảng, cư dân mạng vẫn chỉ trích Apple vì cho rằng những phát ngôn của Apple thực chất chỉ mang tính sáo rỗng.
Một cư dân mạng chia sẻ: "Thế là bạn không cần mua cục sạc à? Điện thoại không cần sạc chắc?". Một cư dân mạng khác đồng quan điểm: "Vậy thì tốt nhất Apple không cần làm iPhone, chẳng phải điều đó còn thân thiện với môi trường hơn hay sao?"
Về lý do thực sự tại sao công ty bỏ cục sạc khỏi hộp máy, rất khó để biết. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng, việc bỏ tặng kèm cục sạc theo hộp máy đem lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh của Apple.
Bằng cách loại bỏ cục sạc và EarPods khỏi hộp, Apple đã tiết kiệm được tổng cộng 6,5 tỷ USD cho đến nay. Nhưng điều đáng nói là dù bỏ các phụ kiện này khỏi hộp máy nhưng Apple vẫn không hạ giá bán của iPhone.
Apple đã tiết kiệm được 35 USD cho mỗi chiếc iPhone mà họ bán ra nhưng việc giảm chi phí không phải cho người tiêu dùng mà là cho công ty.
Năm ngoái, Brazil đã phạt Apple số tiền 2 triệu USD vì vi phạm luật tiêu dùng và không tôn trọng khách hàng Brazil. Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng nước này cho biết công ty đã vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng khi không cung cấp bộ sạc trong bao bì của sản phẩm.
Đáp lại Apple cho biết nhiều khách hàng đã có sẵn cục sạc. Do đó sẽ tốt hơn nếu loại bỏ chúng để bảo vệ môi trường, đồng thời giảm đáng kể diện tích của hộp iPhone, giúp chở được nhiều hộp iPhone hơn.
Công ty nhấn mạnh rằng động thái này là để bảo vệ môi trường vì khảo sát của họ cho thấy người dùng thường có sẵn cục sạc. Mặc dù vậy quan điểm này của Apple không mấy chính xác.
Bởi lẽ đa số cục sạc của máy cũ sẽ được bán theo máy nên người dùng vẫn sẽ cần một cục sạc mới. Chưa kể nhiều đời iPhone mới sẽ không phù hợp với các cục sạc cũ có công suất thấp.
Cách làm của Apple tuy mang danh nghĩa là bảo vệ môi trường nhưng theo nhiều người, nó chỉ là một chiêu bài "đánh bóng" tên tuổi và giúp tiết kiệm hàng tỷ đô la chi phí cho hãng.
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, Gizchina)
Apple lấy lý do môi trường để ngừng cung cấp củ sạc và tai nghe cho người mua iPhone. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản như vậy.
" alt=""/>Apple khoe tiết kiệm được 550 ngàn tấn quặng nhờ loại bỏ cục sạc tặng kèm iPhoneSau khi UBND TP.HCM có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá và ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, Cục thuế Thành phố đã ban hành các thông báo thuế đề nghị nộp tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ đối với 4 doanh nghiệp nói trên.
Đến cuối tháng 1/2022, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt và Công ty TNHH Đầu tư và kinh doanh thương mại Bình Minh đã có văn bản gửi cơ quan chức năng xin không tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Hết thời hạn 180 ngày kể từ khi ra thông báo thuế, tức ngày 6/7/2022, hai doanh nghiệp trúng đấu giá còn lại là Công ty Cổ phần Sheen Mega và Công ty Cổ phần Dream Republic cũng không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền.
Để được tham gia đấu giá các lô đất, các doanh nghiệp phải nộp tiền cọc tương ứng 20% giá khởi điểm của lô đất. Với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng mua các lô đất, 4 doanh nghiệp bị mất tổng số tiền đặt cọc 1.051 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo Cục thuế TP.HCM, sau khi UBND TP.HCM thu hồi quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá thì 4 doanh nghiệp chỉ mất tiền đặt cọc. Còn các khoản tiền cưỡng chế từ tài khoản hoặc tiền chậm nộp sẽ bị huỷ hoặc hoàn trả cho doanh nghiệp.
(Nguồn: Facebook)
Ngày 10/3, Facebook đã ra mắt phiên bản rút gọn của ứng dụng Instagram tại 170 quốc gia, qua đó giúp người dùng có đường truyền Internet kém vẫn có thể tiếp cận hình ảnh và video được chia sẻ trên nền tảng này.
Cụ thể, Instagram Lite có thể được cài đặt trên các điện thoại chạy hệ điều hành Android và cần băng thông thấp hơn so với phiên bản bình thường.
Ứng dụng này chỉ tốn 2 megabyte (MB) dung lượng, thay vì 30 MB như bản bình thường và có thể chạy trên cả mạng 2G, cho phép các khách hàng hàng tại Ấn Độ, châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh vẫn có thể tiếp cận dịch vụ dù hạ tầng Internet cũ.
Giám đốc quản lý sản phẩm của Facebook tại Tel Aviv (Israel), Tzach Hadar đánh giá đây là những thị trường có nhu cầu cao nhất. Do Instagram Lite tốn ít dữ liệu hơn, nên những người sử dụng gói dữ liệu thấp sẽ không bị tiêu hao nhiều dữ liệu trong quá trình dùng dịch vụ. Mục tiêu của Facebook là giúp người dùng có trải nghiệm y hệt như dùng phiên bản Instagram thông thường.
Giám đốc Hadar nhấn mạnh con số 170 quốc gia không phải là đại diện cho toàn cầu nhưng sẽ là một bước đi lớn giúp sản phẩm Instagram Lite có mặt tại nhiều nước.
Ngoài tính năng TV (cho phép đăng tải video dài hơn 60 giây) và reels (về sáng tạo và chia sẻ các video ngắn), Instagram Lite vẫn giữ nguyên phần lớn các tính năng của phiên bản Instagram thường. Trước đó, Facebook cũng đã triển khai phiên bản rút gọn Facebook Lite trên toàn cầu được năm năm.
Ngoài các phiên bản ứng dụng gọn nhẹ, Facebook tại Tel Aviv còn phát triển dịch vụ Express WiFi để đưa Internet tới khoảng 20 quốc gia tại châu Phi, châu Á, và Nam Mỹ. Ông Hadar cho biết nhóm nghiên cứu của ông hiện đang phát triển cả ví điện tử cho Facebook. Sáng kiến này được đưa ra trong bối cảnh ước tính trên thế giới có gần 2 tỷ người không hoặc bị hạn chế tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng.
Những người di cư phải chi hàng chục tỷ USD cho các khoản phí gửi tiền về cho gia đình. Ngoài ra, nhóm còn đang nghiên cứu sáng kiến Facebook Shops giúp cho các doanh nghiệp nhỏ bán sản phẩm trực tuyến.
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển của Facebook đã đi vào hoạt động năm 2013 sau khi Facebook mua lại nhà sản xuất ứng dụng di động Onavo của Israel với giá 150-200 triệu USD.
(Theo Vietnam+)
Mark Zuckerberg cho biết: “Chúng tôi hy vọng có thể thiết kế hệ thống tiếp theo để thực sự tạo ra loại trải nghiệm xã hội mà chúng tôi muốn”.
" alt=""/>Facebook ra mắt phiên bản Instagram Lite tại 170 quốc gia