Nhằm mang đến những hỗ trợ tích cực cho đội ngũ nhân viên y tế, GSK đã phối hợp cùng tổ chức Save the Children thực hiện dự án “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số”. Nhiều rào cản đối với cán bộ y tế miền núi
Nâng cao nhận thức để thay đổi hành vi của người dân được xem là thách thức hàng đầu của các cán bộ y tế công tác tại miền núi và các vùng khó khăn.
Đầu tiên phải kể đến thói quen sinh con tại nhà và những hạn chế về nhận thức trong việc sinh đẻ của người dân địa phương. Liên quan đến vấn đề này, Trạm trưởng trạm y tế xã Túc Đán - Ông Vũ Trọng Việt chia sẻ một trường hợp: “29 tết vừa rồi có một ca sinh khó tại nhà. Khi gia đình gọi tôi lên đến nơi thì thấy sản phụ mất nhiều máu, trong trạng thái mê man. Tôi khuyên gia đình đưa sản phụ đến trung tâm y tế huyện, hỗ trợ cả phương tiện nhưng họ vẫn không chịu đi. Không có tiền là một phần, phần khác họ chưa nhận thức được những rủi ro của việc sinh tại nhà. Thuyết phục không được nên chúng tôi đành thăm khám và có những biện pháp sơ cứu cơ bản”.
 |
Trưởng trạm Vũ Trọng Việt chia sẻ về những khó khăn của cán bộ y tế vùng núi và vùng khó khăn |
Thứ hai là rào càn ngôn ngữ và văn hóa ngại tiếp xúc với người khác giới trong khi đó đa phần cán bộ y tế thôn bản nơi đây đều là nam giới. Điều này càng khiến việc tiếp cận về mặt tuyên truyền, thăm khám trở nên khó khăn hơn.
Ngoài khó khăn trong việc thay đổi nhận thức, các cán bộ y tế còn gặp rào cản về chuyên môn bởi kỹ năng thực hành y khoa không mang tính liên tục, những kinh nghiệm xử lý tình huống thực tế cũng chưa được đa dạng do tỷ lệ sinh tại trạm xá vẫn còn rất thấp. Ngoài ra cán bộ có khả năng năng lực xin chuyển đến các vùng thuận tiện hơn có xu hướng ngày càng tăng.
Nhiều hỗ trợ từ dự án y tế mới
Nhằm mang đến những hỗ trợ tích cực cho đội ngũ nhân viên y tế, GSK đã phối hợp cùng tổ chức Save the Children thực hiện dự án “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số”.
Ông James Strenner - Trưởng VPĐD GSK Pte Ltd tại Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi rất tự hào khi được hợp tác với Save the Children triển khai dự án tại Yên Bái vì có thể mang đến nhiều hơn nữa sự thay đổi tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh nơi đây.”
 |
Dự án kỳ vọng rằng có thể mang đến nhiều hơn nữa sự thay đổi tích cực trong công tác CSSKBMTSS tại Yên Bái |
Cụ thể, để hỗ trợ các cán bộ y tế thuận lợi trong việc tuyên truyền, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong vấn đề sinh đẻ, dự án sẽ phối hợp Sở Y tế Yên Bái để điều chỉnh các tài liệu truyền thông phù hợp với đồng bào địa phương. Song song đó cũng sẽ triển khai các buổi tập huấn về truyền thông thay đổi hành vi cho cán bộ tuyến huyện, tuyến xã và thôn bản dưới sự hướng dẫn từ giảng viên tuyến trung ương.
Đồng thời, dự án cũng tiến hành đào tạo lâm sàng, tập huấn cầm tay chỉ việc về CSSKBMTSS cho 24 cán bộ của 12 trạm y tế xã. Chương trình tập huấn cũng sẽ tiến hành tại hai đơn vị được cải thiện đơn nguyên sơ sinh và thiết lập đơn nguyên CSTSS theo phương pháp Căng gu ru là trung tâm y tế huyện Trạm Tấu và bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.
Ông Trịnh Văn Nghĩa (Giám đốc trung tâm y tế huyện Trạm Tấu) chia sẻ: “Chúng tôi tin tưởng rằng với những mục tiêu thiết thực, bám sát với tình hình thực tế của địa phương, dự án này sẽ mang đến những cải thiện trong công tác CSSKBMTSS. Minh chứng rõ nét là trong giai đoạn 2013-2016 nhờ sự hỗ trợ của dự án Nhân rộng mô hình CSSKBMTSS liên tục từ gia đình đến bệnh viện, tình trạng trên địa bàn huyện đã có được những thay đổi rõ nét. Trong đó, hai sự kiện nổi bật là chúng tôi đã cứu sống được một em bé sinh non chỉ nặng 1,2 kg và tiến hành thành công ba ca sinh mổ sau nhiều năm không thực hiện mổ lấy thai.”
Được biết, dự án sẽ triển khai từ tháng 11/2016 đến tháng 10/2019.
Thúy Ngà
" alt=""/>Cải thiện ‘tay nghề’ chăm sóc bà mẹ trẻ em miền núi
Trồng rau củ quả bằng xơ dừa giúp cây phát triển tốt và phòng ngừa sâu bệnh.Dừa nước là một biểu tượng gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của người dân miền Nam Bộ. Các bộ phận của cây như thân dừa, lá dừa, trái dừa,… đều được người dân ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày.
Từ vỏ trái dừa, chị Nhi (28 tuổi- Bình Tân) đã tạo ra xơ dừa và mụn dừa làm giá thể thay thế đất trồng rau củ quả trên sân thượng vườn nhà. Với kinh nghiệm trồng bằng xơ dừa, chị Nhi cho biết: “Trồng rau củ quả bằng xơ dừa đã qua xử lý giúp cây phát triển nhanh và phòng ngừa sâu bệnh. Bản thân xơ dừa có rất nhiều công dụng tốt trong ngành trồng trọt như sạch, nhẹ, không gây nấm bệnh, dễ hút ẩm, nhiều dinh dưỡng nuôi cây,…Khi không sử dụng xơ dừa làm giá thể trồng cây, “nông dân” sân thượng có thể đem chúng bón vào gốc cây to”.
 |
Thông thường, nông dân sân thượng sử dụng mụn dừa để trồng rau củ quả sạch |
Chị cho biết thêm, xơ dừa được chia làm nhiều loại khác nhau như mụn dừa, vỏ dừa hoặc chỉ xơ dừa. Thông thường, nông dân sân thượng sử dụng mụn dừa để trồng rau.
Từ nguyên liệu chính vỏ dừa, chị Nhi đem cắt vỏ và xay nhuyễn. Sau đó, chị sàng lọc chọn mụn dừa. Đặc biệt, phần mụn dừa đó cần phải xử lý để chất muối chứa trong nó biến mất.
 |
Phần xơ dừa sau khi xả muối, có thể sử dụng làm giá thể trồng cây |
“Khi đã xử lý xong chất muối trong xơ dừa, mình có thể đem phần mụn dừa trộn với phân trùn quế hoặc phân bò và trồng rau củ quả như bình thường. Ngoài ra, xơ dừa có thể trộn với tro trấu theo tỉ lệ: 65% xơ dừa: 25% tro trấu: 15% phân bón hữu cơ. Tiếp đó, mình đem hỗn hỗn trên trộn với vôi trắng và ngâm vào nước”, chị Nhi hướng dẫn cách sử dụng xơ dừa trồng cây.
 |
Chị Nhi ươm bắp (ngô) tím trông bọc xơ dừa 
Mồng tơi lá to, xanh mơn mởn nhờ trồng trong xơ dừa 
Rau cái chi chít lá non được trồng trong thùng xốp chứa xơ dừa |
Theo Khám phá
" alt=""/>8X Sài thành trồng rau lên mơn mởn từ xơ dừa tại nhà