Trước khi học sinh trở lại trường
Cụ thể, trước khi học sinh trở lại trường: Các nhà trường cần đảm bảo vệ sinh môi trường, khử khuẩn trường học, khử khuẩn phương tiện đưa đón học sinh (nếu có); đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế trường học, mỗi học sinh phải có một cốc nước và một khăn mặt hoặc khăn lau tay riêng, đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ…;
Cùng đó, thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại nhà trường để có phân công cụ thể trong các hoạt động chống dịch. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong tổ công tác, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.
Đối với giáo viên, cần phối hợp với gia đình theo dõi tình hình sức khỏe học sinh thông qua các phương tiện liên lạc.
Đối với học sinh, cần đăng ký tiêm vắc xin phòng chống Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Khi học sinh trở lại trường
Khi học sinh trở lại trường học: Nhà trường cần bố trí người đón và giao nhận học sinh tại cổng trường; không tổ chức các hoạt động tập thể hay tham quan, dã ngoại; tổ chức chào cờ tại lớp học vào Thứ Hai hàng tuần; bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối lớp.
Mỗi ngày một lần, sau giờ học, nhà trường tổ chức lau, khử khuẩn bàn ghế, phòng học, dụng cụ học tập,...
Nhà trường tổ chức dọn vệ sinh, lau rửa, khử khuẩn khu vực rửa tay, nhà vệ sinh mỗi ngày một lần.
Nếu có phương tiện đưa đón học sinh, thì trước và sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh, phải tiến hành lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe.
Trong suốt thời gian học sinh có mặt ở trường, các nhân viên y tế thường xuyên trực phòng chống dịch; Ban chỉ đạo phòng chống dịch của các nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát để báo cáo lãnh đạo nhà trường kịp thời.
Đối với giáo viên, trong ngày đầu tiên học sinh đi học trở lại, trước khi vào tiết học đầu tiên, cần thông báo quy định và hướng dẫn học sinh những việc cần làm tại trường để phòng chống dịch Covid-19.
Trước khi vào mỗi tiết học, giáo viên điểm danh và rà soát xem có học sinh nào có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở, mệt mỏi; nếu có, thì giáo viên phải hướng dẫn hoặc đưa ngay học sinh đến trạm y tế nhà trường để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Với các cơ sở giáo dục có khu ký túc xá học sinh, không tổ chức nấu ăn trong phòng, thường xuyên vệ sinh và khử khuẩn.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Cũng tại hướng dẫn này, Hà Nội đưa ra bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch Covid-19 trong trường học. Mỗi tiêu chí đánh giá ở hai mức: Đạt và Không đạt. Số tiêu chí đạt càng nhiều thì mức độ an toàn càng cao, trường học càng an toàn.
Nếu nhà trường đạt từ 12 tiêu chí trở lên, trong đó phải có các tiêu chí: Đeo khẩu trang đúng cách, vệ sinh khử trùng trường lớp và đồ chơi đúng cách; 100% cán bộ giáo viên và nhân viên được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng chống Covia-19 và khử khuẩn đúng cách khu vực rửa tay, phương tiện đưa đón học sinh… được đánh giá đạt thì trường học mới đạt mức độ.
Trường học đạt từ 8-11 tiêu chí, trong đó có các tiêu chí được đánh giá đạt thì trường học mới đạt mức độ; nếu đánh giá khá thì trường học an toàn, được phép hoạt động và cho học sinh đi học trở lại nhưng phải kiểm tra định kỳ. Đạt từ 7 tiêu chí trở xuống, trường học được đánh giá đạt mức độ thực hiện chưa tốt, trường học không an toàn và không được phép hoạt động.
Thanh Hùng
UBND TP Hà Nội đồng ý cho học sinh lớp 5, 6, 9, 10, 12 thuộc 18 huyện, thị ngoại thành đi học trực tiếp từ 8/11.
" alt=""/>Hà Nội ban hành hướng dẫn chuẩn bị đón học sinh trở lại trườngNội dung các bài báo phản ánh, năm 2004, dự án khu đô thị mới Bắc đại lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Bình Minh đầu tư, theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng.
Tổng diện tích quy hoạch của khu đô thị mới là hơn 47ha, số hộ bị ảnh hưởng là 445 hộ (292 hộ đất nông nghiệp, 84 hộ có đất thổ cư, 69 hộ có mồ mả).
Từ khi được phê duyệt, đến nay, hàng chục hộ dân nằm trong vùng dự án vẫn chưa được di dời, đang phải sống tạm bợ trong những ngôi nhà xuống cấp.
Dự án đã qua hai lần điều chỉnh, nhưng đến nay tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa bố trí đất tái định cư, khiến 86 hộ dân (2 hộ tách khẩu) chịu ảnh hưởng của dự án ở Tổ dân phố Quang Trung, phường Đông Hương sống trong cảnh vô cùng khó khăn.
Năm 2009, dự án này cũng đã được Thanh tra tỉnh Thanh Hóa kết luận có nhiều sai phạm, trong đó có việc giao thừa đất ở gần 3ha và đề nghị thu hồi. Tuy nhiên, đến nay phần diện tích giao thừa vẫn chưa được xử lý.
Dự án Lumi Hanoi có tổng diện tích khu đất gần 5,6 ha, dự án dự kiến khởi công vào Quý I/2024. Dự án được triển khai theo nhiều giai đoạn, cung cấp khoảng 4.000 căn hộ thuộc 9 tòa tháp từ 29 - 35 tầng.
Theo CapitaLand, dự án có nhiều loại hình căn hộ, từ căn một phòng ngủ 42m2 đến căn bốn phòng ngủ 135m2. Căn duplex và penthouse với diện tích từ 115m2 và 410m2 cũng sẽ được tích hợp trong dự án.
Trên cả không gian sống, Lumi Hanoi hứa hẹn kiến tạo nên một cộng đồng mang sự giao thoa giữa tính bền vững, sự tinh tế và thanh bình để tái định hình lối sống thành thị.
Lumi Hanoi được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Jean-François Milou từ Studio Milou. Ông còn là người đứng đằng sau bản thiết kế của các công trình như Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định tại thành phố Quy Nhơn và Phòng Trưng bày Quốc gia Singapore. Lumi Hanoi là dự án nhà ở đầu tiên tại Việt Nam do ông thiết kế.
Lấy cảm hứng từ “lumière”, nghĩa là ánh sáng trong tiếng Pháp, Lumi Hanoi khéo léo truyền tải tinh thần cốt lõi của dự án, ví ngôi nhà là chìa khóa cho cuộc sống và duy trì sự sống cũng tương tự như ánh sáng.
Chủ đề “thành phố ánh sáng” được tô điểm dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nhằm làm nổi bật triết lý thiết kế được vận dụng trong dự án. Các tấm kính và yếu tố kiến trúc tạo hiệu ứng thị giác thú vị giữa ánh sáng và bóng tối không chỉ vào ban ngày, mà còn giúp dẫn lối cư dân về nhà khi màn đêm buông xuống.
Lumi Hanoi đặt mục tiêu đạt chứng nhận EDGE từ IFC, Thành viên Nhóm Ngân hàng Thế giới, Lumi Hanoi. Các đặc điểm mang tính bền vững của dự án bao gồm 4,3 ha cảnh quan tươi xanh, hệ thống thu gom nước mưa, hồ sinh thái, hệ thống sinh cảnh cũng như khu vực trạm sạc cho xe điện và xe đạp.
Ông Ronald Tay, Tổng Giám đốc CLD (Việt Nam), cho biết: “Chúng tôi vui mừng khi ra mắt dự án Lumi Hanoi tại Thủ đô nhằm đáp ứng nhu cầu bất động sản chất lượng cao trong bối cảnh đô thị hóa và dân số ngày càng gia tăng.
Được định vị là một trong những dự án căn hộ đặc trưng của CapitaLand, Lumi Hanoi sẽ tiếp nối cam kết của chúng tôi trong việc hướng đến đô thị hóa bền vững, mang đến không gian sống và tiện ích đáp ứng thị hiếu thế hệ khách hàng mới. Với ưu thế về bề dày kinh nghiệm và chuyên môn của CapitaLand trong việc phát triển các dự án căn hộ đạt nhiều giải thưởng tại khu vực châu Á, chúng tôi tin rằng Lumi Hanoi sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho lối sống đô thị tinh tế và bền vững tại Thủ đô”.
“Việt Nam là một trong ba thị trường cốt lõi của CLD và chúng tôi có tầm nhìn phát triển dài hạn tại thị trường này. Trước những biến động thực tại, chúng tôi vẫn tự tin nắm giữ các cơ hội đầu tư hấp dẫn bằng cách tận dụng kinh nghiệm vận hành trong gần ba thập kỷ cùng tình hình tài chính vững mạnh của Tập đoàn. Là một trong những nhà phát triển bất động sản hàng đầu châu Á có chuyên môn trên nhiều lĩnh vực, chúng tôi đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào nhiều loại hình tài sản đa dạng, tập trung trước mắt vào dự án nhà ở và khu thương mại.
Tầm nhìn dài hạn của chúng tôi là trở thành nhà phát triển bất động sản được tin chọn, thông qua các sản phẩm và dịch vụ bất động sản chất lượng để đồng hành cùng quá trình đô thị hóa bền vững của Việt Nam và góp phần vào tăng trưởng kinh tế của đất nước,” ông Tay cho biết thêm.
CapitaLand bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1994 và tạo dựng chỗ đứng vững chãi trên thị trường với danh mục đầu tư đa dạng gồm 1 khu bán lẻ, 1 dự án mô hình SOHO - dòng sản phẩm kết hợp hài hòa văn phòng làm việc và chốn nghỉ ngơi, 2 dự án phức hợp và hơn 16.000 căn hộ chất lượng thuộc 17 dự án nhà ở bao gồm Lumi Hanoi. |
(Nguồn: CapitaLand Development - CLD)
" alt=""/>CapitaLand Development giới thiệu dự án Lumi Hanoi