Nhận định, soi kèo Gamba Osaka vs Shonan Bellmare, 13h00 ngày 3/5: Tin vào Gamba Osaka

Nhà văn, nhà báo Dương Bình Nguyên, người viết kịch bản chương trình 'Mỹ nhân hành động'.Nhưng ở Việt Nam, show thực tế về cuộc sống và những thử thách trong ngành công an thì chưa có ai thực hiện được. Điều này có thể sẽ tạo ra sự mới lạ với khán giả, nếu kết hợp tốt yếu tố giải trí cũng như các yếu tố hấp dẫn của truyền hình thực tế hiện tại.
Tôi có suy nghĩ, nếu cho các cô gái trẻ xinh đẹp và nổi tiếng tham gia trải nghiệm và vượt qua những thử thách như những cảnh sát thực thụ thì sẽ ra sao? Đó có thể coi là xuất phát điểm đầu tiên của ‘Mỹ nhân hành động’. Và cũng nhờ có ‘Mỹ nhân hành động’, tôi cảm thấy yêu công việc trở lại, muốn tiếp tục làm việc trong ngành truyền hình.
 |
'Tôi dự đoán, những lời chê, thậm chí là cả sự dè bỉu nữa, cũng sẽ xuất hiện. Nhưng từ lâu, tôi hiểu được quy luật của ngành giải trí: người ta phù thịnh chứ không phù suy, nên nếu bạn cứ bị phân tâm bởi những khen chê thì bạn sẽ thành kẻ đẽo cày giữa đường'. |
Hiện nay, hầu hết các chương trình truyền hình thực tế được các nhà đài mua bản quyền của nước ngoài, nhưng ‘Mỹ nhân hành động’ lại do một biên kịch của người Việt Nam lên ý tưởng, viết kịch bản, anh có nghĩ mình đã mạo hiểm? Anh đã tính toán ra sao đến việc thất bại, đón nhận của độc giả, các ý kiến khen chê?
Câu hỏi của bạn thực ra cũng đã là một câu trả lời rồi. Chúng tôi luôn gặp một câu hỏi khi gửi format đến các nhà tài trợ: ‘Format thuần Việt sao? Sao không mua bản quyền cho chắc ăn? Nếu format các show nổi tiếng mua bản quyền thì chúng tôi sẽ dễ thuyết phục các sếp duyệt kinh phí hơn’… Thực tế đó đang diễn ra trong ngành truyền hình.
Tất cả các format thành công nhất của thế giới đã được mua bản quyền và sản xuất ở Việt Nam. Những bảo chứng cụ thể đó giúp cho các nhãn hàng bỏ kinh phí tài trợ mà không phải đặt mình vào một sự mạo hiểm. Ai cũng phải bảo toàn những lợi ích của mình trước và thương trường không nên dành chỗ cho cảm xúc quá nhiều. Tôi cũng có nhiều lúc rất ngậm ngùi, vì thực tế là thế. Dẫu vậy, thì vẫn phải kiên trì.
Chính vì thế, tôi rất biết ơn những người đã giúp đỡ và đồng hành để ‘Mỹ nhân hành động’ được lên sóng như thế này. Tôi cũng biết ơn lãnh đạo của tôi, các thủ trưởng đã rất linh hoạt để chương trình có được những điều kiện tốt nhất khi lên sóng.
Tôi dự đoán, những lời chê, thậm chí là cả sự dè bỉu nữa, cũng sẽ xuất hiện. Nhưng từ lâu, tôi hiểu được quy luật của ngành giải trí: người ta phù thịnh chứ không phù suy, nên nếu bạn cứ bị phân tâm bởi những khen chê thì bạn sẽ thành kẻ đẽo cày giữa đường, nó sẽ làm bạn mất hết sự tự tin và dần dần bạn trở thành chú rùa vừa sợ hãi rụt cổ vừa chậm chạp đi sau lưng người khác. Nên thôi, cứ cố gắng, không thành công tất cả, nhưng ít nhất là cũng đã làm được một thứ mình nghĩ là có ích. Nghĩ vậy, nên tôi vẫn tiếp tục làm việc và cố gắng từng ngày…
 |
Phút giải lao của ekip. |
Sau hai tập phát sóng, 'Mỹ nhân hành động' được độc giả đón nhận như thế nào, khen chê ra sao? Lượng người xem của một tập là bao nhiêu?
Rating 2 tập đầu phát sóng là khá ấn tượng, tập 2 cao hơn tập 1. Chương trình được phát sóng, với những người sản xuất và biên tập như chúng tôi, đã là một hạnh phúc rất lớn. Còn khen chê là tùy vào cảm quan của khán giả.
Tôi nhận thấy mọi người từ tò mò với format mới, tới việc hứng thú theo dõi chương trình trên tivi và cả bản phát trên Youtube sau đó. Còn chê thì cũng không thiếu. Tôi chỉ thấy hơi không vui một tí, là có một số bình luận chỉ trích cá nhân các thí sinh tham gia.
Tôi cho rằng, 6 cô gái: Phương Oanh, Jang Mi, Ngọc Thanh Tâm, Trương Quỳnh Anh, Oxy, Phương Anh Đào đều đã rất cố gắng hết sức mình và họ có 6 chiến sĩ công an hỗ trợ rất hết mình. Nếu họ thể hiện trên sóng truyền hình không được như kỳ vọng của khán giả, thì lỗi đó là do tôi và ekip biên tập, chúng tôi chưa đủ giỏi để làm họ trở nên tỏa sáng vượt trội như kỳ vọng của mọi người.
Để viết được một kịch bản của chương trình truyền hình thực tế về ngành công an, với những cảnh quay mạo hiểm, gay cấn, anh phải đi thực tế như thế nào? Kinh nghiệm từ việc từng sản xuất các phim hành động giúp gì/cản trở gì anh khi viết gameshow này?
Tôi nghĩ rằng chẳng có trải nghiệm nào là đủ để chúng ta bắt đầu một cái mới. Tôi có một số vốn sống nhất định, để bắt đầu với format Mỹ nhân hành động. Đây có thể coi là một show không đơn thuần giải trí, nó có nhiều thứ để xem hơn là việc chỉ tạo ra những chi tiết vui vẻ cho khán giả thư giãn.
'Mỹ nhân hành động' là show khiến tôi áp lực và mệt mỏi nhất, bởi nó liên tục phát sinh những tình huống ngoài dự kiến. Ngay cả đến giai đoạn hậu kỳ chương trình cũng vẫn rất nhiều những tình huống ‘drama’ kinh khủng. Dẫu thế, thì nó cũng mang lại những niềm vui to lớn, mà tôi chưa bao giờ có được.
Trong Mỹ nhân hành động, người tham gia phải lội đèo, vượt suối, leo núi, thực hiện các cảnh quay nguy hiểm…, anh đã thuyết phục người chơi đồng ý tham gia chương trình của mình ra sao? Mất thời gian bao lâu để thuyết phục họ?
 |
Hậu trường cảnh quay chương trình 'Mỹ nhân hành động'. |
Người đầu tiên tôi mời là Phương Oanh, khi ấy cô ấy đã là một ngôi sao sau phim ‘Quỳnh búp bê’. Tôi nghĩ cô ấy sẽ từ chối. Nhưng không ngờ, cô ấy lại nhận lời với một lý do rất… manly: ‘Em tham gia vì thích công an và muốn trải nghiệm những thử thách chưa từng trải qua’.
Oxy là một cô gái quá sức gợi cảm, cô ấy lọt Top100 DJ gợi cảm nhất thế giới, và cô ấy cũng nói ‘Em quyết định tham gia vì cái gì càng khó thì càng hấp dẫn’. Jang Mi, Phương Anh Đào, Trương Quỳnh Anh… cũng vậy, mọi người muốn tham gia chương trình vì nó có những thử thách khiến họ vượt được qua chính những giới hạn của bản thân. Và vào thử thách mới thấy, những cô gái có bề ngoài mảnh mai này đều rất ‘lỳ đòn’ và vượt qua được rất nhiều những thử thách khắc nghiệt nhất.
 |
Các cô gái tham gia 'Mỹ nhân hành động' không ít lần 'bầm dập' vì những thử thách khắc nghiệt. |
Người thuyết phục khó khăn nhất chính là Ngọc Thanh Tâm. Thoạt tiên, khi viết format ‘Mỹ nhân hành động’ tôi nghĩ ngay tới cô ấy. Thế nhưng, Tâm đã từ chối tôi tới 3 lần.
Đã từng làm việc với Ngọc Thanh Tâm trong những dự án phim ảnh trước đó, tôi biết cô gái này luôn biết nắm bắt những cơ hội tốt, không hiểu sao lần này cô ấy từ chối đến mức gần như cự tuyệt. Mãi đến khi chuẩn bị quay, chúng tôi có một số lựa chọn, và tôi hỏi lại Ngọc Thanh Tâm, thì cô ấy quyết định tham gia. Và càng về sau, trong quá trình quay, Ngọc Thanh Tâm càng tỏ rõ quyết tâm hơn, tôi nghĩ đó là thành công của cả chương trình và cô ấy.
Hiện nay các chương trình thực tế thu hút lượt xem khủng hầu hết đều cần đến chiêu trò, scandal, drama hóa kịch bản... Một chương trình thực tế về ngành công an có đứng ngoài các chiêu đó? Nếu đứng ngoài thì điều gì đảm bảo yếu tố hút khách, lan tỏa thông điệp về chương trình?
Nếu chạy theo scandal thì chúng ta thua ngay từ đầu, vì làm sao đủ sức gây choáng với những ‘scandal chạm nóc’ mà hàng ngày mạng xã hội đã khui ra. Tôi nghĩ, nếu có thành công, thì “’Mỹ nhân hành động’ được yêu thích bởi sự quyết liệt của các mỹ nhân trong việc chinh phục các thử thách, họ đã tập luyện và biết cách sống sót sau những ngày tháng cam go nhất.
Và có thể coi đây là một show về ‘bản lĩnh người đẹp’ cũng được. Vì ai tham gia show này xong cũng đều 'lỳ đòn' hơn và mạnh mẽ hơn.
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

Phương Oanh: 'Tôi xót cơ thể mình, xấu đi khiến nhiều người không nhận ra'
- Nhiều bạn bè của Phương Oanh khuyên cô không nên nhận show này dù có được trả tiền tỷ vì quá cực khổ nhưng 'Quỳnh búp bê' vẫn quyết tâm tham gia.
" alt=""/>Bí mật phía sau 'Mỹ nhân hành động'
 cho biết phụ nữ bị đánh là em gái mình, tên V.T.T.L. (sinh năm 1992, đang công tác tại một cơ quan báo chí ở Hà Nội). Chồng đánh chị L. là võ sư, tên Nguyễn Xuân Vinh.</p><p>Nếu đúng là võ sư, thẳng tay đánh vợ thì còn dạy được ai?</p><p>Trên mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng trong gia đình, dù bất kể lý do gì, đàn ông đánh phụ nữ là không chấp nhận được. Nhiều người đặt câu hỏi không hiểu anh chồng nghĩ gì khi )
 |
Hình ảnh người chồng đánh vợ ngã ra đất. Ảnh cắt từ clip. |
Độc giả Toàn Daisi cho rằng: “Người đàn ông vũ phu này được gọi là võ sư? Người phụ nữ chân yếu tay mềm, đang bồng con nhỏ lại bị người đàn ông động tay, động chân, thật bất hạnh”.
Bạn Nguyễn Kiên bình luận học võ để cứu người chứ không phải để đánh người, đặc biệt đó lại là người thân. Không biết người đàn ông này dạy môn phái nào và có thể dạy cho ai khác sau vụ việc trên?
"Trước khi thành võ sư, thiết nghĩ, họ phải có đạo đức của nghề. Tôi đề nghị chính quyền và cơ quan công an vào cuộc làm rõ sự việc", độc giả này viết.
Thành viên Nguyễn Huế nhận định người phụ nữ sau sinh còn yếu và có thể gặp nhiều rủi ro như trầm cảm, hậu sản. Nhìn hình ảnh người mẹ bị đánh, ôm, bảo vệ con thật xót xa. Người đàn ông có võ lại đánh vợ mình thì quá hèn.
Ngoài ý kiến lên án kẻ vũ phu, nhiều người lo cho bé trai trong clip có thể bị ảnh hưởng không tốt khi chứng kiến hành động của bố.
Chị Nguyễn Thùy (30 tuổi, Bắc Giang) kể lại nhìn clip người chồng đánh vợ dã man, chị thấy hình ảnh của mình trong đó. Cuộc sống gia đình không hạnh phúc, chị Thùy bị chồng đánh từ lúc mang bầu cho đến khi sinh con, sau đó vợ chồng ly dị. Chị buồn nhất là những cảnh bạo lực của gia đình ảnh hưởng đến con mình.
Người mẹ kể con càng lớn càng có những biểu hiện bất thường và được chẩn đoán là rối loạn tâm lý, tiền tăng động. Cháu được đưa đi chữa trị nhiều nơi nhưng hiện vẫn còn nhiều tổn thương do gia đình đổ vỡ.
Trẻ có thể trầm cảm vì bạo lực gia đình
Thạc sĩ Lã Linh Nga - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý Giáo dục, Hà Nội - cho hay những cảnh bạo lực gia đình dễ ảnh hưởng tâm lý trẻ.
Tại trung tâm trên, khoảng 40% trẻ em và cả người lớn bị các chứng tâm lý như rối loạn lo âu, hoảng sợ, trầm cảm khi chứng kiến cảnh bạo lực ngay trong chính gia đình của mình. Mỗi tháng, trung tâm nhận 30-50 lượt khám liên quan các vấn đề tâm lý.
Trẻ đến khám thường có biểu hiện lo âu, trầm lặng. Các dấu hiệu khác như mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu, cắn móng tay đến cụt hoặc chảy máu, tay vân vê đồ vật, khó ngủ, sợ hãi trong giấc mơ. Lớn hơn một chút, các bé thường tự làm hại cơ thể, rạch tay, đau đầu, đau tai, đau bụng.
Bà Nga thông tin những bé chứng kiến cảnh bạo hành thường thu mình lại, dễ kích động, khó thực hiện theo yêu cầu của người lớn, học tập kém dần. Thông thường, đến năm 4 tuổi, gia đình mới phát hiện con em có vấn đề về tâm lý và đưa đi khám.
“Khi trẻ nhìn thấy bố đánh mẹ, sau này, các bé có thể tái hiện tình huống đó. Có những em sẽ co lại như người mẹ hoặc hung bạo như bố. Nhiều lý thuyết tâm lý khẳng định cách hành xử và cảm xúc của bố mẹ sẽ được trẻ tiếp nhận, học theo và ứng xử tương tự. Nó được gọi là quy luật lây lan về tâm lý. Tiếp xúc năng lượng tiêu cực, lớn lên, trẻ sẽ có khả năng đương đầu kém với các vấn đề xã hội”, thạc sĩ Lã Linh Nga phân tích.
TS Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội - cho hay có những em còn quá nhỏ không nhớ được rõ hành vi bố đánh mẹ dã man, nhưng vẫn có thể bị ảnh hưởng tâm lý khi môi trường sống xung quanh bất an vì tiếng động, nét mặt, hành động.
Trẻ có thể bị trầm cảm ở thời điểm sơ sinh như hay khóc, ngủ không tốt. Sau này khi trưởng thành trẻ có thể trở nên yếu đuối. Vì vậy môi trường giáo dục trong gia đình rất quan trọng.
Theo luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp, Hà Nội, đàn ông đánh vợ vì bất cứ lý do gì đều không thể chấp nhận được. Là võ sư đánh vợ khi người phụ nữ đang bế con còn đỏ hỏn, không có khả năng tự vệ, hành động rất phản cảm, vi phạm nghiêm trọng về đạo đức và pháp luật.
Tùy tính chất, mức độ của hành vi, yếu tố lỗi và hậu quả mà người xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp hình ảnh, clip được lan truyền trên mạng xã hội, báo chí phản ánh, công an địa phương biết hoặc do các cơ quan, tổ chức bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực gia đình hoặc chính quyền địa phương chuyển tới cơ quan công an, cơ quan này sẽ tiếp nhận tin báo và xác minh, xử lý vụ việc theo quy định pháp luật.
Trường hợp người bị hại không có đơn yêu cầu xem xét, cơ quan công an vẫn có thể xử phạt hành chính theo điểm e, khoản 3, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, mức phạt có thể 2 triệu đến 3 triệu đồng.

Phẫn nộ cảnh chồng võ sư đánh vợ mới sinh con phải nhập viện
Vụ bạo hành kinh hoàng được camera trong nhà ghi lại. Người vợ đang bế con mới sinh được 2 tháng đã bị chồng đánh đập dã man phải nhập viện.
" alt=""/>Vụ 'võ sư' Nguyễn Xuân Vinh: Con trẻ bị ảnh hưởng thế nào từ bạo lực?
Tôi quê Thái Bình, làm nhân viên ngân hàng ở Hà Nội hơn 6 năm. Xuất phát điểm gia đình không khá giả, nhan sắc bình thường, tôi cố gắng tích cóp, mua nhà cửa, ổn định công việc mới dám nghĩ đến chuyện yêu đương.Lý do khác khiến tôi muộn chồng là vì muốn tìm hiểu kỹ, lựa chọn người tử tế, có đạo đức làm chồng. Cuối cùng ‘kén cá, chọn canh’, lắc đầu bao nhiêu người, tôi mới đến với Huy - kỹ sư xây dựng. Anh cũng là dân tỉnh lẻ về thủ đô học hành, lập nghiệp.
Chúng tôi quen biết trong chuyến di lịch biển. Tôi sống một mình, cuối tuần rảnh là xách balô đi chơi.
Cả hai có nhiều điểm tương đối hợp nhau. Anh chụp ảnh giỏi, trong khi tôi mê chụp ảnh. Suốt chuyến nghỉ dưỡng đó, anh trở thành nhiếp ảnh gia bất đắc dĩ cho tôi. Khi tạm biệt, chúng tôi trao đổi địa chỉ nhà, quê quán với lời hẹn, sẽ gặp lại sớm.
 |
Ảnh: Hùng Trần |
Trở lại công việc, tôi bị cuốn đi với bao mối bận tâm khác. Một hôm, tôi đi làm về khá muộn, Huy bất ngờ đến nhà tôi. Có lẽ anh đã đứng đợi ngoài ngõ khá lâu.
Anh rụt rè cầm bó hoa và hộp bánh ga tô tặng cho tôi. Theo lời anh nói, đó là kỷ niệm 1 tháng chúng tôi gặp gỡ. Cảm động trước hành động của nam kỹ sư, tôi mời anh vào nhà ngồi chơi.
Thi thoảng, anh đến nấu cơm, cùng tôi đi dạo, chia sẻ câu chuyện vui buồn của cuộc sống và tôi nhận lời yêu Huy trong ngập tràn hạnh phúc.
Nửa năm hẹn hò, chúng tôi lên kế hoạch tổ chức đám cưới. Làng anh cách làng tôi không bao xa nên việc đón dâu cũng đỡ vất vả.
Hai đứa sống ở Hà Nội sống nhưng hôm đón dâu sẽ đưa về quê, vì thế chúng tôi thuê người sửa sang lại phòng ngủ cũ của anh, mua bộ giường tủ mới và lắp thêm chiếc điều hòa. Lâu lâu, hai vợ chồng về quê thăm bố mẹ, ít ra cũng có chỗ ở thoải mái.
Việc sửa soạn phòng tân hôn, tôi thích tự làm, không thuê dịch vụ. Thời sinh viên, tôi vốn nổi tiếng khéo tay, làm đồ lưu niệm giao cho các cửa hàng.
Sau lễ ăn hỏi, tôi mua bộ chăn ga màu hồng, trải sẵn lên giường, dự định gần ngày cưới sẽ lên trang trí sau. Tôi cẩn thận dặn chồng và mẹ chồng khóa cửa cẩn thận, tránh trẻ con vào nghịch ngợm, quậy phá.
Căn phòng có hai chìa khóa, tôi giao cho mẹ chồng 1 chìa, còn mình 1 chìa. Trước hôn lễ 3 ngày, tôi mang ít đồ lên nhà chồng trang hoàng cho phòng tân hôn.
Tôi vừa đẩy cánh cửa ra thì tá hỏa bắt gặp em trai chồng và cô gái lạ đang thân mật trên giường cưới của mình. Bộ chăn ga mới mua đã nhàu nhĩ, tàn thuốc lá vứt bừa bãi dưới nền nhà.
Họ mải mê nên không phát hiện có người mở cửa, cho đến lúc tôi hét toáng lên, cả hai mới giật mình, dừng lại. Tôi bỏ ra ngoài phòng khách ngồi. 30 phút sau, cô gái lí nhí chào ra về, chú em chồng thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra, xuống bếp nấu mì ăn.
Tức giận vì thái độ đó, tôi lấy máy điện thoại, gọi cho mẹ chồng và chồng về nói chuyện. Tôi cho rằng, hành động của em chồng là sai trái, mẹ chồng và chồng sẽ có lên tiếng nhắc nhở hoặc đồng tình với mình.
Ngờ đâu, mẹ chồng nói: ‘Tưởng có việc gì tày đình, có chuyện nhỏ như đầu móng tay mà con làm ầm lên. Mấy ngày nay, trời nắng nóng, mẹ bảo em vào đó nằm, bật điều hòa cho mát. Hôm nào cưới, mẹ sắp xếp gọn gàng là được’.
Chồng tôi cũng thêm vài câu, tỏ ý đồng tình với mẹ. Theo lời Huy, ở quê anh không có kiểu kiêng cữ, cấm người khác ra vào phòng tân hôn như thế. ‘Mấy đôi trong làng, họ hàng, cô dì còn vào phòng cưới nằm ngủ lấy may cho cô dâu, chú rể đấy. Em không phải khắt khe quá đâu’.
Nghe đến đó, tâm trạng tôi chán hẳn. Tôi không có ý khinh thường, chê trách lối sống của gia đình chồng nhưng ít ra, đó là không gian riêng tư, tôi kỳ công chuẩn bị cho ngày trọng đại của mình và họ cần tôn trọng. Cuộc sống còn lâu dài, không thể tạm bợ và thiếu ý thức như vậy được.
Khi về nhà, tôi gọi điện cho Huy báo hủy đám cưới. Trước khi đưa ra quyết định này, tôi đã tham khảo, xin ý kiến bố mẹ. Bố mẹ tôi dù không học hành cao nhưng luôn hiểu chuyện. Ông bà bảo, tôn trọng suy nghĩ của con gái.
Tôi đến một địa điểm du lịch nghỉ vài ngày cho yên tĩnh. Sau này, bố mẹ thuật lại, Huy hốt hoảng đưa mẹ xuống nhà tôi tìm. Anh gọi cho tôi hàng trăm cuộc điện thoại, tôi đều để chế độ từ chối.
Căn nhà cũ trên Hà Nội tôi nhanh chóng chuyển nhượng cho chủ mới, dọn đến chung cư ở, quên đi chuyện buồn quá khứ. Đến giờ, Huy vẫn tìm cách liên lạc, xin tôi hàn gắn.
Một số đồng nghiệp cơ quan cho rằng tôi quá kỹ tính, để ý tiểu tiết. Tôi sống với chồng là chủ yếu, đâu có ở nhà chồng cả đời. Theo các bạn, tôi làm vậy, liệu có tuyệt tình và ích kỷ không?
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: Bandoisong@vietnamnet.vn. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!
" alt=""/>Tâm sự của cô dâu hủy cưới vì em trai chồng đưa gái lạ vào phòng tân hôn ngủ