![]() |
![]() |
Chồng tôi có nghe lời vợ nhưng vẫn không thể vượt qua được sự áp đảo của mẹ anh. Vậy là từ ngày sống chung, mọi mâu thuẫn đều xuất phát từ mẹ chồng nàng dâu. Việc ăn, ngủ, nghỉ của chúng tôi thế nào, mẹ cũng đều can thiệp. Tôi ra ngoài, làm gì với ai, mẹ đều hỏi tường tận. Giờ giấc ở nhà cũng không được tự do.
Đến khi sinh con, mâu thuẫn ngày càng lớn. Hai thế hệ khác nhau, việc chăm con thực sự khó khăn. Tôi thích chăm con theo cách hiện đại nhưng mẹ vẫn dùng lối cũ: mớm cơm, mớm cháo, ép cháu ăn cho no đến mức nôn ra. Tôi và mẹ tranh cãi nhiều lần và tôi cương quyết không xin lỗi.
Rồi chồng bắt đầu nói tôi là con dâu không biết điều. Anh cho rằng tôi vừa lấy anh đã được ở nhà cao cửa rộng còn người khác phải đi thuê nhà, sống vất vả là tôi đã hơn hẳn họ. Nghe chồng nói câu đó, tôi chỉ thấy nực cười. Bởi tôi ao ước được thuê nhà còn hơn sống chung với người mẹ chồng khó tính như mẹ anh.
Tôi lập tức đề nghị dọn ra ngoài, thuê nhà ở riêng. Nhưng đến khi tôi cương quyết thì chồng lại sợ vì anh biết, bố mẹ sẽ chẳng bao giờ đồng ý việc đứa con trai duy nhất lại đi thuê nhà. Trong khi nhà anh rộng, 3 tầng, không ở hết. Tôi lại cố ở nhà chồng với những nỗi uất ức khó tả.
Hơn 1 năm sau, chúng tôi không tìm được tiếng nói chung nên tôi quyết định ly hôn. Chồng khá sốc nhưng bản thân tôi biết, đây là lựa chọn của mình, không thể sống mãi như thế này được. Nếu chồng chọn ở với bố mẹ thì tôi chọn ra đi.
Sau ly hôn, tôi được quyền nuôi con vì chồng không muốn con trai còn nhỏ đã phải xa mẹ. Những ngày đó, anh cũng vẫn thường xuyên gọi điện hỏi han con nhưng đến thăm thì không. Tôi nghe nói mẹ anh không muốn anh dây dưa gì đến mẹ con tôi.
Cho đến một ngày, trời rét căm căm, anh đến trước cửa căn hộ thuê của mẹ con tôi xin vào. Thấy chồng run rẩy, tôi mở cửa và hỏi chuyện. Bỗng anh quỳ xuống, khóc lóc cầu xin tha thứ, mong tôi và con quay về bên anh.
Đương nhiên tôi không thể đồng ý dù trong lòng vẫn còn yêu và thương chồng. Tôi cũng hiểu việc bắt anh lựa chọn là khó khăn vì anh là con một. Nhưng tôi không thể sống mãi với một gia đình như vậy.
Thế rồi, anh nói: “Ai rồi cũng sẽ già đi, em rồi cũng làm mẹ chồng. Nếu sau này con trai em bỏ em cô độc, liệu em có sống nổi không hay em cũng khóc như mẹ anh đang khóc bây giờ? Nếu em đồng ý quay về bên anh, thì con chúng ta sẽ có cả bố cả mẹ và anh hứa sẽ làm mọi cách để mẹ và em hiểu nhau hơn. Mẹ muốn em quay về nhưng vì lòng tự trọng nên không thể đến xin lỗi em. Hôm qua trong giấc mơ, mẹ gọi tên em và con đó”.
Nói rồi, anh đưa cho tôi đoạn video quay hình ảnh mẹ ngủ mơ, miệng liên tục gọi tên con dâu và cháu, nước mắt lăn dài. Tự nhiên trong lòng tôi trào lên sự xúc động. Con trai cũng chạy lại ôm chầm lấy bố nói muốn có cả bố cả mẹ ở bên, làm tôi nghẹn cứng cổ họng. Tôi đồng ý với chồng sẽ quay về nhưng hãy chỉ sống như vậy cho đến khi tôi thực sự thấy mẹ đã thay đổi và trân trọng tôi hơn.
Chồng gật đầu đồng ý điều kiện của tôi. Dù sao tôi nghĩ mình cũng cần bao dung hơn và thử thách thêm một lần nữa để con và anh được đoàn viên. Vả lại thực ra trong lòng tôi vẫn còn yêu và thương chồng rất nhiều.
Độc giả giấu tên
" alt=""/>Ly hôn 10 tháng chồng cũ đòi quay lại, anh nói mấy câu khiến tôi vội gật đầu![]() |
Chỉ với tấm biển hiệu đôi khi là bìa cát tông, viết phấn lên bảng đen... hàng quán xưa đơn giản, gắn liền với nhiều kỷ niệm, đời sống, văn hóa ẩm thực người dân. |
![]() |
![]() |
Phở, nét đặc trưng của ẩm thực Hà Nội cũng xuất hiện trên những con phố Hà Nội xưa |
![]() |
![]() |
Điểm chung dễ nhận thấy nhất của các hàng quán vỉa hè Hà Nội xưa là bình dị và sơ sài. Song nhiều nơi vẫn thu hút khá đông khách. |
![]() |
Chỉ cần một ô cửa sổ nhỏ là có thể bày bán được một quầy báo. |
![]() |
Biển quảng cáo chỉ đơn sơ như thế này. |
![]() |
Một cửa hàng bia ngày xưa. |
![]() |
Một tiệm cắt tóc giản dị. |
![]() |
Thay vì một siêu thị rộng lớn, các quầy đồ dân dụng như cân, phích, nồi, xoong, quạt... được bày bán khá nhiều. |
Cá nhân tôi làm tư nhân, nhưng vẫn thấy được hoàn cảnh của một số cán bộ làm việc trong nhà nước nên rất hiểu cho nỗi khổ của họ. Điển hình là chị tôi làm giáo viên công lập, thưởng Tết chỉ có vỏn vẹn hai kg đường và một lít dầu ăn. Bạn bè xung quanh tôi cũng có người làm nhà nước, nhiều người làm vị trí lương thấp nhưng trách nhiệm lại rất cao, khối lượng công việc cũng không ít như người ta vẫn nghĩ. Mang tiếng họ được nghỉ thứ bảy, chủ nhật, nhưng thực chất vẫn cứ phải làm đủ thứ (bản thân tôi cũng từng trải qua những công việc này rồi và đành phải từ bỏ vì không chịu nổi.
Với giáo viên thì khỏi nói. em tôi đi dạy, ngày nào cũng phải làm sổ sách liên quan đến dạy học tới tận gần 11h khuya. Là giáo viên môn phụ nên có vẻ em không được ưu ái nhiều, ngoài giờ dạy và làm hồ sơ, em còn phải kiêm nhiệm nhiều việc khác, từ thi cử đến văn nghệ giao lưu cho trường... và chỉ được tính thi đua chứ không được trả thêm đồng lương tăng ca nào.
Học sinh dạy sớm, thức khuya học bài, thì giáo viên cũng phải thức khuya, dậy sớm làm việc. Ai thử làm giáo viên đi rồi biết họ được nghỉ ba tháng hè nhưng có thảnh thơi du lịch hay dành thời gian cho gia đình được hay không?
>> Tôi nghỉ việc vì công ty không thưởng Tết
Nếu chỉ với mức lương đó mà công việc tương xứng thì cũng không nói làm gì, đằng này thực tế hoàn toàn ngược lại. Thật sự, nhiều giáo viên không than lương thấp gì cả vì chọn nghề này đã là một sự dũng cảm trong bối cảnh hiện tại (ngoài lương còn nhiều vấn đề khác). Nhưng cứ hễ nói ra thì họ sẽ người khác dè bỉu: "Ai bảo chọn rồi than" hoặc "lương thấp thì nghỉ đi".
Thử hỏi, nếu giáo viên nào cũng nghỉ hết thì ai sẽ dạy con của mọi người? Nhiều phụ huynh nói với em tôi rằng: "Gia đình không dạy được nên nhờ cô chỉnh đốn giúp". Rõ ràng, giáo viên đang ôm quá nhiều trọng trách, nặng vai, nặng đầu, trong khi đãi ngộ họ nhận được quá bèo bọt. Chỉ ai làm nghề hoặc có người thân làm giáo viên, nhìn thấy sự vất vả của họ thì mới hiểu hết những bất cập này, như người ta thường nói: "Ở trong chăn mới biết chăn có rận".
Tất nhiên, không phủ nhận nhiều vị trí cán bộ nhà nước rất được ưu ái do tính chất đặc thù của công việc, nhưng không phải tất cả công chức, viên chức đều được như thế. Thực tế, giáo viên, nhân viên y tế năm nay nghỉ việc, bỏ nghề rất nhiều, dẫn tới tình trạng khủng hoảng nhân lực. Nếu một ngày, công chức, viên chức lũ lượt nghỉ hết, thì ai sẽ chăm chúng ta khi ốm đau vào viện, ai dạy con chúng ta học hành nên người, ai giải quyết hồ sơ và rất nhiều thủ tục hành chính phức tạp cho bạn...?
Nói tóm lại, công hay tư thì cũng có người này, người kia. Chúng ta không thể lấy một vài cá nhân tiêu cực, làm ít hưởng nhiều mà đánh đồng toàn bộ lực lượng công chức, viên chức đều như vậy, cũng như cho rằng những than thở về lương thưởng quá thấp của họ là vô lý. Mong rằng xã hội sẽ có cái nhìn cảm thông hơn với những người làm việc trong khối nhà nước, để cùng hiểu và sẻ chia với những khó khăn mà họ đang gặp phải và cùng nhau tìm cách tháo gỡ.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Thưởng Tết của giáo viên: 'hai kg đường, một lít dầu ăn'