Theo thông tin từ ông Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, sự kiện năm nay dự kiến sẽ gồm 12 hội nghị và 3 lớp học vật lý chuyên đề quốc tế bắt đầu từ 26/6 đến 17/12. Trong đó, Hội nghị "Khoa học cơ bản và xã hội" là hội nghị lớn nhất diễn ra trong 2 ngày 7-8/7.
Ngoài sự tham gia của các nhà khoa học đoạt giải Nobel và các nhà KH danh tiếng, Hội nghị còn có sự tham gia của các nhà quản lý cũng như các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. GS Ngô Bảo Châu cũng sẽ tham dự hội thảo này.
![]() |
GS Takaaki Kajita |
Mục đích của Hội nghị là đề xuất những vấn đề liên quan tới khoa học cơ bản và xã hội ở các nước châu Á nói chung và đặc biệt là các nước đang phát triển xung quanh Việt Nam với những chủ đề đặc thù của đất nước.
Đây cũng là dịp để các nhà khoa học trong nước tương tác, trao đổi với các nhà hoạch định chính sách và các đại diện của khu vực kinh tế tư nhân về tầm quan trọng của khoa học đối với sự phát triển xã hội.
Lý giải về ý tưởng tổ chức Hội nghị về khoa học cơ bản và xã hội như là điểm nhấn của sự kiện Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 12 năm nay, GS Nguyễn Văn Hiệu cho biết, khoa học cơ bản với các thành tựu của mình chính là nền tảng cho các ứng dụng cuộc sống như điện tử, laser, mạng Internet, lĩnh vực y tế di truyền học…
"Tất cả đều phải bắt đầu từ nghiên cứu khoa học cơ bản", GS Hiệu khẳng định.
Chia sẻ quan điểm này, ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, KH cơ bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở để đưa các ứng dụng vào cuộc sống. "Việc rất nhiều tập đoàn lớn của thế giới tham gia sự kiện năm nay là cơ hội để Việt Nam chúng ta rút ngắn khoảng cách giữa các nghiên cứu khoa học cơ bản với giới công nghiệp", ông Anh nói.
Ngoài các hội nghị, lớp học vật lý chuyên đề, sự kiện Gặp gỡ Việt Nam còn có các buổi nói chuyện đại chúng dành cho học sinh, sinh viên và những người yêu khoa học.
“Gặp gỡ Việt Nam” do vợ chồng GS nổi tiếng Trần Thanh Vân khởi xướng, sau đó được sự tham gia đồng hành của các cơ quan quản lý nhà nước. Năm nay sự kiện do Hội khoa học “Gặp gỡ Việt Nam”, Bộ KH&CN phối hợp với UBND tỉnh Bình Định cùng nhiều đơn vị khoa học quốc tế tổ chức. Đây là lần thứ 12 sự kiện này được tổ chức.
Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa kiến nghị với Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên môi trường liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư bất động sản.
Theo kiến nghị của HoREA với Bộ Xây dựng, Khoản 2 điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản đã quy định: “Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng” có giảm nhẹ hơn một chút về điều kiện chuyển nhượng so với Luật Kinh doanh bất động sản 2006.
Tuy nhiên, với nội dung này vẫn chưa đủ lực để thúc đẩy thị trường chuyển nhượng dự án (M&A) để góp phần tháo gỡ khó khăn cho hàng trăm dự án bất động sản. Thống kê của HoREA cho thấy, hiện trên toàn địa bàn TP.HCM đang có tới 137 dự án tạm ngưng thi công hoặc hết hạn công nhận chủ đầu tư.
Hiệp hội có đề nghị coi chuyển nhượng dự án bất động sản là hoạt động kinh doanh bình thường giữa các nhà đầu tư có nhu cầu.
Do vậy, HOREA kiến nghị Bộ Xây dựng trình Chính phủ cho chuyển nhượng dự án kể từ giai đoạn sau khi đã giải phóng mặt bằng để nhà đầu tư mới có điều kiện đẩy nhanh việc thực hiện dự án, góp phần giải quyết hàng tồn kho trên thị trường bất động sản.
![]() |
Biệt thự, nhà phố tại một dự án ở quận 9, TPHCM xây dang dở rồi bỏ hoang nhiều năm nay - Ảnh: Thùy Linh |
Bên cạnh đó HoREA kiến nghị Bộ Tài nguyên Môi trường và UBND TP.HCM về việc cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp đã giải phóng mặt bằng một phần diện tích dự án.
Bởi hiện nay TP.HCM còn 52 dự án chưa thể triển khai được do chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, trong đó có 23 dự án đã giải phóng trên 80% và 29 dự án dưới 80% diện tích đất dự án.
HOREA kiến nghị, đối với các dự án đã giải phóng mặt bằng trên 80%, kiến nghị UBND thành phố cho phép chủ đầu tư và các hộ dân thuê 2 đơn vị tư vấn độc lập thẩm định giá đất theo giá thị trường, để thỏa thuận việc bồi thường với sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước.
UBND quận, huyện trình thành phố để hỗ trợ chủ đầu tư về các thủ tục hành chính trong việc thu hồi đất.
Đối với các dự án đã giải phóng mặt bằng dưới 80%, kiến nghị UBND thành phố cho phép điều chỉnh ranh để thực hiện dự án, hoặc tạo điều kiện doanh nghiệp hợp tác đầu tư, hoặc chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư có năng lực để tiếp tục giải phóng mặt bằng.
Theo PLO
![]() Hà Nội: Nhiều dự án tái định cư "bỏ hoang", dân nhận nhà nhưng không về ởHàng trăm căn hộ tái định cư tại Hà Nội chưa có quyết định bố trí, trong đó có những dự án về cơ bản xây dựng xong nhưng vẫn bỏ hoang nhiều năm nay. " alt=""/>Thị trường bất động sản: Hàng trăm dự án nhà đất 'xác chết' có cơ hội hồi sinhCách chức hiệu trưởng cầm cố sổ đỏ của trường và quyết định bổ nhiệmSau khi nhận kỷ luật về mặt Đảng, ông Mai Thanh Huyền đã bị UBND huyện Tuyên Hóa cách chức hiệu trưởng vì mang sổ đỏ nhà trường và quyết định bổ nhiệm của chính mình đi cầm cố." alt=""/>Xác minh thông tin hiệu trưởng ở Hà Nội đánh bạc
|