Cụ thể, người phụ nữ này khẳng định học sinh không thuộc đối tượng mà nhóm thực hiện lấy máu xét nghiệm HIV. Đối tượng của nhóm là những người có độ tuổi từ 16 trở lên có sử dụng ma túy, người có nguy cơ nhiễm HIV.
Về nguyên nhân nhóm lại lấy máu của các học sinh, trong đó có những em dưới 16 tuổi, bà U. giải thích: "Do khách hàng đến chỉ ghi tên, không ghi tuổi nên không biết là học sinh".
"Chúng tôi không lấy máu học sinh để xét nghiệm. Nhiệm vụ của chúng tôi là thực hiện hoạt động giảm tác hại của HIV. Do đó, nhóm mời những người từ 16 tuổi trở lên đến để tư vấn, truyền thông giảm tác hại của HIV/AIDS. Trong đó, nếu khách hàng có nhu cầu thì nhóm sẽ làm xét nghiệm kiểm tra HIV", người này khẳng định.
Cũng theo bà U., khi nhóm thực hiện công việc trên, dự án có hỗ trợ tiền đi lại cho các thành viên. Nhóm lấy nguồn tiền này trả chi phí đi lại cho người đến lấy máu xét nghiệm là 100.000 đồng/người.
Khi tham gia chương trình phòng, chống HIV/AIDS, một số thành viên nhóm được đi học, tập huấn công việc xét nghiệm nhanh HIV, kỹ năng tư vấn các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS và được cấp chứng chỉ.
Sáng 21/8, ông Lưu Đình Dũng, Chủ tịch UBND phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng, cũng cho biết lãnh đạo địa phương đã yêu cầu bà U. cung cấp tất cả văn bản có giá trị pháp lý về hoạt động của nhóm; cung cấp toàn bộ hồ sơ lưu trữ việc xét nghiệm cho bao nhiêu người, trong thời gian nào cho cơ quan chức năng.
Do không báo cáo chính quyền địa phương, hiện tại, nhóm "Bông hồng đen" bị yêu cầu tạm dừng hoạt động.
"Chúng tôi đã giao cơ quan công an và tổ dân phố trực tiếp giám sát việc dừng hoạt động của nhóm 'Bông hồng đen'. Công an quận, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Đồ Sơn đang phối hợp với UBND phường Hải Sơn để xác minh tính hợp pháp trong hoạt động của nhóm này. Nếu có nghi vấn, UBND phường sẽ báo cáo UBND quận Đồ Sơn chuyển sang cơ quan điều tra", ông Dũng nói.
Tất cả 14 showroom không có giấy phép xây dựng của chính quyền địa phương, xây không đúng thiết kế được cấp phép hoặc xây trên nên đất không đúng quy hoạch.
Đáng lưu ý showroom “Đặc sản Việt Nam”, hồi tháng 5/2018 đã bị UBND tỉnh Khánh Hòa xử phạt trên 50 triệu đồng và yêu cầu tháo dỡ công trình trong vòng 10 ngày. Tuy nhiên đến nay đã hơn 1 năm, showroom này vẫn ngang nhiên tồn tại.
Trao đổi với phóng viên Vietnamnet, ông Bùi Cao Pháp – Phó Chủ tịch UBND xã Phước Đồng cho rằng: Chính quyền các cấp của tỉnh Khánh Hòa đã xử phạt và buộc tháo dỡ nhiều showroom. Tuy nhiên, các showroom này chấp nhận nộp phạt và không chịu tháo dỡ.
Trước thái độ “cù nhây”, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo UBND thành phố Nha Trang, UBND xã Phước Đồng rà soát và xây dựng phương án tháo dỡ, cưỡng chế.
Tuy nhiên đến nay, Phước Đồng mới hoàn tất kế hoạch phá dỡ, cưỡng chế 2/14 showroom. Đến cuối năm năm 2019, xã sẽ hoàn tất phương án, kế hoạch tháo dỡ 12 showroom còn lại, sau đó trình lên cấp trên phê duyệt.
Công Hưng
- UBND TP Hà Nội vừa có văn bản chính thức khẳng định: UBND TP không xem xét việc điều chỉnh quy hoạch tại các ô đất TM-13 và P-14 tại Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra).
" alt=""/>Khánh Hòa quyết dỡ hàng chục showroom phục vụ khách Trung Quốc trái phépTheo Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Thị Thúy - Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ đầu tháng 4 trở lại đây, số bệnh nhi nhập viện vì viêm não tăng lên đột biến.
Hiện tại, khoa có nhiều trẻ bị viêm màng não, viêm não, trong đó có 2 trẻ từ Yên Bái chuyển xuống trong tình trạng nguy kịch. Còn lại, các trẻ khác đều vào viện với triệu chứng sốt cao, đau đầu. Sau khi cấp cứu xong, trẻ tương đối ổn định. Nếu viêm màng não tiến sâu vào nhu mô não thì tình trạng nặng hơn, trẻ có tình trạng rối loạn ý thức, phù não cần xử lý.
Bác sĩ Thúy cho biết, trường hợp trẻ 9 tuổi sau khi xử lý bằng thuốc chống phù nề đã bỏ được thở oxy. Còn trường hợp 4 tuổi tình trạng viêm não trầm trọng hơn, khi vào viện có tình trạng ngừng thở nên bác sĩ phải đặt máy thở. Sau 3 ngày cấp cứu, trẻ vẫn phải thở máy để bảo vệ đường thở và các bác sĩ tiếp tục theo dõi sát sao. Khi bị viêm não, trẻ có thể biểu hiện di chứng lâu dài. Các bác sĩ vẫn điều trị và đánh giá di chứng.
Nguyên nhân viêm não, viêm màng não do nhiều tác nhân nhưng chủ yếu do virus. Mùa hè là mùa thuận lợi để các loài virus gây bệnh nên số bệnh nhân vào viện tăng hơn các mùa khác trong năm.
Viêm não Nhật Bản do ăn vải?
Nhiều người cho rằng viêm não Nhật Bản liên quan tới quả vải, tuy nhiên theo lý giải của bác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đây chỉ là sự trùng hợp. Bệnh viêm màng não, viêm não nói chung hay xảy ra vào mùa hè. Trong đó, viêm não Nhật Bản phổ biến nhất ở nước ta hay trùng với mùa vải.
Ở các vùng có nhiều hoa quả chín điển hình là vùng trồng vải chim di cư đến ăn quả. Chim là những ổ virus di động. Trong quá trình chim di cư sinh sống tại đây, muỗi sẽ hút máu chim mang mầm bệnh sau đó lại tiếp tục truyền sang các loại gia súc trong khu vực. Muỗi đốt gia súc và lây truyền lẫn nhau. Muỗi mang virus nếu đốt ở người chúng sẽ truyền virus.
Ở các loại động vật này, virus viêm não Nhật Bản không gây triệu chứng nhưng ở người thì có biểu hiện bệnh. Vì vậy, ăn vải không liên quan tới bệnh viêm não. Ngoài ra, viêm não Nhật Bản cũng không lây từ người sang người.
Bác sĩ Thúy khuyến cáo, khi trẻ có dấu hiệu sốt kèm theo đau đầu, cha mẹ cần lưu ý phát hiện sớm và đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị. Viêm não là cấp cứu nội khoa, trẻ không thể điều trị tại nhà.
Để phòng bệnh, trẻ cần tiêm phòng vắc xin. Phụ huynh nên chú trọng nâng cao miễn dịch cho trẻ như ngủ đủ giấc, ăn đủ vitamin và khoáng chất.
Vệ sinh môi trường sạch sẽ, định kỳ dọn dẹp nhà ở, làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Nếu có thể, nên dời chuồng gia súc ra xa nhà, xa nơi vui chơi sinh hoạt của trẻ em ngủ màn để tránh muỗi đốt.