Video: Chàng trai tình nguyện ở lại bệnh viện suốt 5 tháng để thay tã, tắm gội… cho F0"Điều dưỡng viên" đặc biệt
Ngày 20/11, Hà Ngọc Trường (SN 1993, Quận 3, TP.HCM) chia tay Khoa Nhiễm 1, bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi (TP.HCM) sau hơn 5 tháng giữ vai trò “điều dưỡng viên đặc biệt”.
Hơn 5 tháng trước, Trường đến bệnh viện trong tình trạng phải thở máy, suy hô hấp, tổn thương phổi nặng vì nhiễm Covid-19. Tại bệnh viện, những cơn ho thắt ngực cùng nỗi sợ hãi khiến anh muốn buông bỏ tất cả.
Trường từng nghĩ đến việc trèo rào, trốn viện ra ngoài để “sống được ngày nào hay ngày đó”. Thế nhưng, hình ảnh y bác sĩ người ướt đẫm mồ hôi vẫn tận tình chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân đã thay đổi suy nghĩ của Trường.
 |
Hà Ngọc Trường sau 5 tháng tình nguyện ở lại bệnh viện chăm sóc F0. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Anh nhận thấy sự sống thật đáng quý và quyết định phải sống tiếp để về với gia đình, người thân. Sau 10 ngày điều trị, Trường bắt đầu bình phục. Những ngày nằm trên giường bệnh, Trường nhìn thấy, cảm nhận được sự vất vả, khổ cực của các y bác sĩ trong việc giành giật sự sống cho từng bệnh nhân.
Anh cũng thấu hiểu nỗi cô đơn, đau đớn của các bệnh nhân trở nặng. Họ thiếu vắng bàn tay chăm sóc, niềm an ủi, động viên của người thân dù đang phải chiến đấu với căn bệnh đáng sợ.
Không thể ngồi yên, Trường quyết định xin bệnh viện cho mình được hỗ trợ y bác sĩ trong việc chăm sóc người bệnh. Thời gian đầu, khi vẫn còn bị những cơn ho khan hành hạ, Trường nhận nhiệm vụ đưa cơm, lấy nước cho bệnh nhân.
 |
5 tháng trước, khi bệnh tình thuyên giảm, Trường xin ở lại bệnh viện chăm sóc người bệnh. |
Sau đó, bệnh viện bắt đầu tiếp nhận nhiều F0 cao tuổi, có bệnh nền, thậm chí khuyết tật, chỉ có thể nằm hoặc ngồi xe lăn… Thấy bệnh nhân không thể tự vệ sinh cá nhân, chăm sóc bản thân, Trường đến đút cơm, nước cho họ.
Trường kể: “Khi còn ở khu điều trị đặc biệt, tôi từng trải qua cảnh nằm một chỗ trên vị trí mình tự làm bẩn suốt mấy tiếng đồng hồ. Khi thấy các bệnh nhân khác phải nằm trong tình cảnh ấy, tôi đến thay áo, lau mình cho họ”.
“Sau đó, tôi gội đầu cho các bệnh nhân đang phải thở oxy. Ban đầu, tôi lau mình cho các bệnh nhân 2 lần/ngày. Sau này, khi bệnh viện bắt đầu tiếp nhận nhiều F0 hơn, dù cố gắng lắm, tôi cũng chỉ có thể lau mình cho họ mỗi ngày 1 lần thôi”, anh nói thêm.
 |
Ban đầu, anh dọn vệ sinh phòng bệnh, đưa cơm, nước cho bệnh nhân. |
“Mong mọi người sống an vui”
Ngoài chăm sóc bệnh nhân, Trường tình nguyện làm lao công quét dọn vệ sinh phòng bệnh. Ngay khi sức khỏe ổn định, đủ điều kiện xuất viện, Trường tiếp tục tình nguyện ở lại bệnh viện chăm sóc F0.
Anh được các y bác sĩ tại đây hướng dẫn cách thay bình oxy, kiểm tra và thay dịch truyền, hỗ trợ đặt nội khí quản… Chỉ một thời gian ngắn, Trường biết cách đo dấu hiệu sinh tồn, xem các chỉ số báo hiệu của máy thở để kịp thời thông tin đến bác sĩ.
Suốt 5 tháng làm tình nguyện viên, Hà Ngọc Trường luôn trong tình trạng bận rộn, tất bật với công việc chăm sóc bệnh nhân. Anh không từ chối công việc nào được y bác sĩ phân công hay người bệnh yêu cầu.
 |
Khi sức khỏe hồi phục, Trường thay tã, đút cơm, tắm gội cho người bệnh nặng. |
Thậm chí, khi nhận tin mẹ bị nhiễm bệnh và chuyển biến nặng, Trường vẫn không lơ là công việc của mình. Đến khi hay tin mẹ mất, anh đau đớn tột cùng với ý nghĩ “mình đem dịch bệnh về lây cho mẹ”.
Trường xót xa, đau buồn vì chưa kịp báo hiếu cho mẹ một lần. Thời khắc mẹ đau bệnh, một mình chống chọi với căn bệnh đáng sợ, anh cũng không được ở bên, chăm sóc. Tuy vậy, Trường đã biến những đau thương ấy thành động lực để giành giật sự sống cho các bệnh nhân.
“Trước đó, tôi nỗ lực giúp đỡ bệnh nhân với hy vọng giảm tải cho các y bác sĩ. Sau này, tôi càng cố gắng hơn với mong muốn ai cũng sẽ vượt qua bệnh tật. Tôi luôn mong các bệnh nhân khỏi bệnh, ai cũng xuất viện, sống an vui”, Trường nói.
 |
Anh chăm sóc những bệnh nhân lần đầu quen biết như người thân của mình. |
Thế nên, ban ngày, Trường dọn vệ sinh, thay tã, tắm gội cho bệnh nhân. Đêm về, khi có bệnh nhân trở nặng, anh không ngủ, thức cùng bác sĩ theo dõi, chăm sóc. Lúc cao điểm, anh hỗ trợ vòng ngoài, cung cấp các trang thiết bị cần thiết để giúp bác sĩ cấp cứu bệnh nhân.
Từng có thời điểm rơi vào tuyệt vọng, Trường hiểu rõ tầm quan trọng của sức mạnh tinh thần trong việc đối đầu với Covid-19. Mỗi ngày, Trường cố gắng tạo niềm vui, đem nụ cười, tinh thần lạc quan đến mọi giường bệnh bằng cách nói chuyện dí dỏm, hài hước.
 |
Công việc của Trường không chỉ giảm tải cho y bác sĩ mà còn giúp F0 không có người thân bên cạnh thêm vững tâm vượt qua bệnh tật. |
Anh cũng cố gắng liên hệ, kết nối người bệnh với thân nhân qua các cuộc gọi trực tuyến. Việc này giúp bệnh nhân vững tâm, vui hơn khi đang phải một mình điều trị Covid-19.
Anh nói: “Tôi luôn tạo ra không khí vui vẻ, lạc quan cho phòng bệnh. Tuy vậy, cũng có lúc tôi rất buồn. Đó là những lúc tôi biết được một bệnh nhân nào đó sẽ không qua khỏi nhưng chẳng thể làm được gì thêm”.
“Những lúc ấy, tôi chỉ biết ngồi kề bên và cố gắng thực hiện mọi ước muốn cuối cùng của họ. Khi quyết định ở lại chăm sóc bệnh nhân, tôi xem họ như người thân của mình. Tôi luôn cố gắng chăm sóc, lo lắng cho họ như lo cho chính người thân, gia đình của mình”, anh nói thêm.
 |
Trường nói anh luôn sẵn sàng hỗ trợ nếu xã hội, cộng đồng cần đến mình. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Ngày 20/11, Hà Ngọc Trường quyết định xuất viện về nhà, kết thúc hành trình thiện nguyện chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Nhiễm 1, bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi từ 16/6.
Anh chia sẻ rằng, dù không mong muốn nhưng nếu bệnh viện cần, anh vẫn tiếp tục công việc tình nguyện. Bởi, thiện nguyện đã cho anh hiểu được giá trị cuộc sống.
Khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Hà Ngọc Trường nhiễm bệnh, phải vào bệnh viện điều trị. Tại đây, anh tình nguyện hỗ trợ y bác sĩ chăm sóc người bệnh. Sau khi khỏi bệnh, Trường tiếp tục tình nguyện xin ở lại bệnh viện suốt 5 tháng để hỗ trợ y bác sĩ, chăm sóc bệnh nhân. Với những cống hiến của mình, Trường lọt vào đề cử Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng 2021. Mời độc giả bình chọn cho nhân vật TẠI ĐÂY. |
Bài, clip: Nguyễn Sơn
Ảnh: Nhân vật cung cấp


Nỗi đau mất mẹ của chàng trai 'xin tắm gội cho bệnh nhân Covid-19'
Mẹ của Trường mới mất vì Covid-19 nhưng anh nén đau thương, tình nguyện ở lại bệnh viện dã chiến để dọn vệ sinh, tắm gội… cho người bệnh, cùng họ giật lại sự sống.
" alt=""/>Nếu họ mất vì Covid
, một kỹ sư người Trung Quốc, từng bán chiếc máy chạy bộ đặt ở phòng khách để cho chú chó Golden Retriever của mình có chỗ chơi đùa.</p><p>Sau đó, cô cũng chuyển sang một căn nhà khác có sân sau vì muốn thú cưng tha hồ nô đùa mà không lo đụng vào đồ đạc.</p><p>Chú chó này từng được Lengleng và bạn trai cũ cùng chăm sóc. Tuy nhiên, khi họ chia tay, nữ kỹ sư trở thành chủ nhân của nó.</p><p>)
 |
Nhiều phụ nữ Trung Quốc có học thức cao, tự chủ tài chính coi thú cưng như người thân. Ảnh: The Independent. |
Theo Sixth Tone, ngày càng nhiều dân mạng xứ tỷ dân đùa rằng mình đã trở thành "con sen" cho mèo cưng. Số lượng chủ nuôi chọn các giống chó lớn làm bạn đồng hành cũng gia tăng.
Thay vì coi chúng như thú cưng, người Trung Quốc, nhất là những cô gái độc thân, lại xem chó, mèo như thành viên trong nhà, có giá trị tình cảm và được tôn trọng.
Coi thú cưng như con
Thống kê từ công ty tư vấn Frost & Sullivan cho thấy số hộ gia đình nuôi thú cưng ở Trung Quốc đã tăng từ 69,3 triệu (năm 2013) lên 99,8 triệu (năm 2018).
Hơn thế, ngành công nghiệp vật nuôi cũng phát triển với giá trị là 172,2 tỷ nhân dân tệ.
Sách Trắng ngành công nghiệp vật nuôi ở nước này năm 2018 cũng chỉ ra 87,5% người nuôi chó, 89% chủ nuôi mèo là phụ nữ.
Đa số là cử nhân đại học, sinh sau năm 1980 và sẵn sàng chi nhiều tiền, thời gian, dành sự quan tâm cho thú cưng.
 |
Chủ nuôi ngày nay thường dành nhiều thời gian, tiền bạc để chăm sóc thú cưng như "con trai, con gái" của mình. Ảnh: AFP. |
Đáng nói, phần lớn những cô gái này đều chưa lập gia đình, không đặt nặng việc kết hôn, sinh con. Vì thế, họ coi chó, mèo cưng như "con trai, con gái" của mình.
Một chủ cửa hàng thú cưng tại Thượng Hải nói với Sixth Tonerằng cô ấy luôn cho mèo ăn trước khi dùng bữa.
Sesame (33 tuổi), chủ của một chú chó, cho biết cô không có ý định lấy chồng. Cô đã từ chối lời cầu hôn của bạn trai vì chưa sẵn sàng làm vợ, làm mẹ.
"Tôi không muốn kết hôn. Bản thân tôi đã là 'trụ cột' cho cuộc sống của mình, chưa cần một người đàn ông. Tôi có thể kiếm tiền lo cho mình và 'con trai'", Sesame nói.
Nhiều cô gái khác cũng chọn sự nghiệp thay vì hôn nhân do công việc đang trên đà thăng tiến. Lo vướng bận chuyện chồng con, họ chọn nuôi chó, mèo để bầu bạn.
Lấp đầy khoảng trống
Với những người khác, thú cưng có thể trở thành chủ đề để họ chia sẻ, kết nối trên mạng xã hội.
Một tấm ảnh khoe chó cưng trong bộ trang phục dễ thương, hay đoạn clip mèo nhà ngủ gục cũng giúp chủ nuôi tìm được những người có cùng sở thích, trò chuyện cả tiếng đồng hồ.
Một số trường hợp đượcSixth Tonephỏng vấn cũng thường xuyên đăng ảnh sinh hoạt cùng vật nuôi để tạo hình tượng trên Internet.
"Ví dụ, khi đăng hình chạy bộ cùng chó cưng, chủ nuôi muốn thể hiện lối sống thư thái, lành mạnh của họ với bạn bè trên mạng xã hội", Chris K. K. Tan, giáo sư ngành Truyền thông tại ĐH Soochow, nói.
 |
Thú cưng cũng có thể trở thành "cầu nối" để chủ nuôi kết giao bạn bè trên mạng xã hội. Ảnh: Stringer/Getty. |
Ngoài ra, những cô gái nuôi chó, mèo cũng có thói quen để hình thú cưng làm ảnh đại diện vì muốn bảo vệ quyền riêng tư.
"Tôi luôn để ảnh chó cưng làm hình đại diện. Người quen, bạn bè của tôi đều biết nó nên có thể nhận ra tôi ngay", Lengleng kể với Sixth Tone.
Ngày nay, phụ nữ Trung Quốc ngày càng trở nên độc lập trong cuộc sống, không còn bị ràng buộc tuyệt đối vào những chuẩn mực xã hội cũ.
Với những cô gái coi trọng sự nghiệp, có khả năng tự chủ tài chính, một chú chó, mèo có thể lấp đầy khoảng trống trong cuộc sống, cho phép họ tập trung cho bản thân mà không phải đánh đổi bằng việc kết hôn, sinh con.
Theo Zing

Áp lực phải gầy đe dọa phụ nữ Trung Quốc
"Với phụ nữ, không có gì gọi là quá gầy. Tiêu chuẩn cái đẹp ngày nay là một cơ thể mảnh dẻ", Lou Wenjun, một cô gái Trung Quốc, chia sẻ với VICE.
" alt=""/>Phụ nữ Trung Quốc nuôi chó, mèo thay con