Được Bộ TT&TT và Bộ Y tế chỉ đạo Viettel xây dựng, Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 gồm 4 hệ thống: ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử”, Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng quốc gia và Trung tâm đáp ứng (MCC). Cơ sở dữ liệu của nền tảng được quản lý tập trung, đáp ứng tiêu chuẩn đồng bộ, minh bạch về thông tin từ người dân đến các cơ quan quản lý.
Tuy nhiên, trước tình trạng thời gian qua một số cơ sở tiêm chủng có biểu hiện chưa thực hiện đúng quy trình tiêm chủng, gây ảnh hưởng đến tốc độ tiêm chủng, tỷ lệ bao phủ..., mới đây Bộ Y tế đã đề nghị các đơn vị thuộc Bộ và Sở Y tế các tỉnh, thành phố chấn chỉnh lại.
Một trong những nội dung Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện là áp dụng nền tảng công nghệ để quản lý và theo dõi tiêm chủng vắc xin Covid-19.
Theo bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM, với việc ứng dụng nền tảng quản lý tiêm chủng quốc gia trong đợt 5 chiến dịch tiêm chủng của Thành phố, sau hơn 10 ngày, đã tiêm được cho 930.239 người, gồm 114.101 người trên 65 tuổi, có bệnh nền; và 806.228 người thuộc đối tượng ưu tiên khác.
Đặc biệt, đã có 643.330 mũi tiêm được cập nhật vào hệ thống. “Trong đợt 5, công tác tiêm chủng tăng tốc rất nhanh, từ những ngày đầu chỉ có vài nghìn mũi tiêm mỗi ngày thì đến những ngày cuối đã đạt trên 100.000 mũi tiêm/ngày”, bà Trinh cho hay.
Một trong những kinh nghiệm được đại diện Sở TT&TT TP.HCM chia sẻ là cần thống nhất các phương án triển khai ứng dụng CNTT, xử lý các tình huống phát sinh từ thực tiễn của địa phương; đưa ra yêu cầu và giải pháp xử lý để đơn vị phát triển hoàn thiện phần mềm.
Bên cạnh đó, cần cử nhân sự hỗ trợ địa phương chuẩn hóa dữ liệu đăng ký tiêm, sử dụng phần mềm, nhập kết quả tiêm hàng ngày; cũng như làm việc với lãnh đạo các quận, huyện để tháo gỡ vướng mắc.
Nền tảng hỗ trợ công tác tiêm chủng sẽ liên tục được nâng cấp
Hướng đến mục tiêu 70% người dân tại TP.HCM được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, đại diện Sở TT&TT thành phố cho biết, Sở sẽ lập danh sách tiêm trên Cổng tiêm chủng quốc gia và ứng dụng “Sổ Sức khỏe điện tử”, sử dụng dữ liệu dịch bệnh để tham mưu cho Thành phố các điểm “nóng”, đối tượng cần phải triển khai tiêm chủng nhanh. Song song đó, Sở TT&TT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với đoàn công tác Bộ TT&TT trong triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho rằng, thực tế ứng dụng công nghệ trong công tác tiêm chủng ở TP.HCM là những kinh nghiệm quý để triển khai rộng trên toàn quốc.
![]() |
Công nghệ giúp các địa phương triển khai tiêm chủng nhanh, thuận tiện hơn, góp phần hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra (Ảnh: M.Sơn) |
“Nếu chúng ta không ứng dụng công nghệ ngay từ đầu trong chiến dịch tiêm chủng thì người dân trên địa bàn sẽ thiệt thòi vì chưa được cấp chứng nhận điện tử. Quan trọng hơn, do số liệu không được trọn vẹn và có thể được lưu trên giấy hoặc trên Excel thì chúng ta sẽ không quản lý được ai đã tiêm mũi 1 để mời đi tiêm mũi 2, chưa biết được ai đã tiêm hay chưa”, ông Đỗ Công Anh phân tích.
Vì thế, ông Đỗ Công Anh đề nghị, Sở TT&TT phối hợp với Sở Y tế tuyên truyền để người dân đăng ký tiêm trên Cổng tiêm chủng quốc gia (tiemchungcovid19.gov.vn ) hoặc qua ứng dụng di động “Sổ sức khỏe điện tử”. Yêu cầu Đoàn Thanh niên vào cuộc và tập huấn để họ tham gia hỗ trợ và cán bộ y tế không cần trực tiếp sử dụng phần mềm. Bố trí hạ tầng, kết nối Internet cho các điểm tiêm, bao gồm cả những điểm tiêm lưu động.
Thời gian tới, để có thể tiêm chủng nhanh, rộng cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi, TP.HCM dự kiến tổ chức nhiều điểm tiêm lưu động, thậm chí là đến từng hẻm, từng chung cư, gõ cửa từng nhà để tiêm cho những người lớn tuổi. “Các hệ thống, nền tảng công nghệ liên quan đến công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sẽ liên tục được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu”, ông Đỗ Công Anh khẳng định.
Vân Anh
Nhờ công nghệ, Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia đã phát hiện được hàng ngàn trường hợp liên quan đến Công ty Thanh Nga - đơn vị cung cấp thực phẩm cho Vinmart, sau 1 giờ.
" alt=""/>Ứng dụng công nghệ ngay từ đầu trong chiến dịch tiêm chủng để người dân không thiệt thòiDự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch sinh thái Ban Mai được triển khai tại xã Cát Hải (huyện Phù Cát) có diện tích hơn 25ha.
Dự án do Công ty TNHH nghỉ dưỡng BRC Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) là nhà đầu tư. Đơn vị thực hiện dự án là Công ty TNHH Ban Mai (trụ sở huyện Phù Cát, Bình Định).
Dự án được phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 vào tháng 12/2022; được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay đổi lần thứ 4 vào tháng 8/2022. Dự án gồm các công trình chính: khách sạn và căn hộ du lịch, 365 căn biệt thự, 1 khách sạn và căn hộ du lịch quy mô 20 tầng.
Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (tháng 6/2023), dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch Ban Mai thuộc dự án đầu tư xây dựng khu du lịch, dự án đầu tư công nhóm A, có chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ với diện tích 23,17ha.
Mục tiêu quy hoạch dự án là nhằm xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp 5 sao, đồng bộ tiện ích, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách. Phát triển các loại hình du lịch đa dạng chú trọng vào du lịch sinh thái biển – núi…
Tại khu vực phía Bắc, các dự án NƠXH đang triển khai chủ yếu tập trung ở các địa phương như: TP.Hà Nội hiện có 18 dự án NƠXH (12.137 căn); Bắc Ninh 23 dự án (28.808 căn); Bắc Giang 11 dự án (27.792 căn); Hưng Yên 6 dự án (30.000 căn), Nghệ An 8 dự án (15.000 căn)…
Ở phía Nam, Bình Dương dẫn đầu khi có 20 dự án NƠXH (17.500 căn) đang triển khai. Đồng Nai có 13 dự án (10.750 căn), TP.HCM có 9 dự án (6.383 căn), Bình Thuận có 8 dự án.
Bộ Xây dựng đặt mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025 sẽ hoàn thành khoảng 428.000 căn NƠXH trên cả nước. Theo kế hoạch này, tính đến ngày 18/5, 41 dự án hoàn thành với nguồn cung 19.500 căn. Để hoàn thành mục tiêu, các địa phương được giao chỉ tiêu cụ thể.
Gần đây, nhiều dự án NƠXH tại một số địa phương đã rục rịch khởi công và mở bán. Đơn cử như TP.Hà Nội có 12 dự án; TP.Hải Phòng 2 dự án; TP.Đà Nẵng 1 dự án; TP.HCM 1 dự án…
Riêng tại TP.HCM, trong 9 dự án NƠXH đang triển khai có 5 dự án được chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 – 2020.
Năm qua, TP.HCM tổ chức động thổ 4 dự án NƠXH, nhà lưu trú công nhân nhưng đến nay chỉ có 1 dự án được cấp giấy phép xây dựng. Một dự án đã khởi công theo giấy phép đã cấp từ năm 2020.
Cần thay đổi tư duy từ sở hữu nhà sang thuê nhà
Mặc dù, các tỉnh thành đã có kế hoạch phát triển NƠXH giai đoạn 2021 – 2030, nguồn cung thực tế hiện nay vẫn còn hạn chế. Đây được cho là nguyên nhân khiến cho gói tín dụng 120.000 tỷ cho chủ đầu tư và người mua NƠXH vay vẫn chưa giải ngân được.
Về gói tín dụng này, Bắc Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu là hai địa phương đầu tiên vừa công bố các dự án NƠXH có nhu cầu vay vốn.
Tại Bắc Giang có 12 dự án (gồm 10 dự án NƠXH và 2 dự án nhà ở công nhân) có nhu cầu vay vốn từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng. Trong khi đó, Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ có 1 dự án với quy mô 187 căn, nhu cầu vay hơn 200 tỷ đồng.
Sở Xây dựng TP.HCM cũng vừa đề nghị các chủ đầu tư NƠXH, nhà ở công nhân, cải tạo lại chung cư cũ và cá nhân đủ điều kiện đăng ký nhu cầu vay vốn từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, đối với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, chủ đầu tư dự án được vay với lãi suất 8,7%/năm, còn lãi suất cho người mua nhà là 8,2%/năm.
So với mức 5% của Ngân hàng Chính sách xã hội thì đây là mức lãi suất khá cao. Tuy nhiên, với khoản vay trung dài hạn thì đây là mức lãi suất khá “mềm”.
Ông Lệnh cho rằng, để giải ngân được gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, vấn đề mấu chốt là phải có nguồn cung NƠXH. Về lâu dài, cần có chính sách cấp bù lãi suất như chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Về giá bán NƠXH, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cho biết, trước đây giá NƠXH chỉ trên dưới 1 tỷ đồng/căn. Ngân hàng hỗ trợ cho vay từ 70% - 80% giá trị căn nhà nhưng người mua cần phải có sẵn từ 200 – 300 triệu đồng. Với người thu nhập thấp, người nghèo thì số tiền này vẫn vượt quá khả năng.
Để hiện thực hoá giấc mơ sở hữu nhà cho người thu nhập thấp, theo ông Lệnh, nên đẩy mạnh phát triển NƠXH theo hình thức cho thuê, thuê mua. Cần thay đổi tư duy từ sở hữu nhà sang thuê nhà thì bài toán NƠXH mới được giải quyết một cách hiệu quả.