
Phiên hội thảo với chủ đề: "Kinh tế số ở Việt Nam – có gì cho doanh nghiệp Việt?” đã diễn ra trong khuôn khổ Internet Day 2017.
Các diễn giả trong nước và quốc tế tại phiên hội thảo tập trung vào nội dung các doanh nghiệp Việt có cơ hội gì trong “nền kinh tế số” và quá trình hội nhập vào “kinh tế số”, liên quan đến các chủ đề về cơ hội, thách thức của doanh nghiệp Việt trong kinh doanh thương mại điện tử, các dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet, các cơ hội kinh doanh mới xuất hiện như các dòng chảy Fintech, blockchain…
Tại phiên hội thảo diễn ra chiều nay, ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcom Đông Dương cho biết: Nói đến sự phát triển của hạ tầng Internet thì chúng ta đều đồng ý là Internet di động đang là xu hướng chính. Do đó, sự phát triển của hạ tầng di động cụ thể là hạ tầng 4G, 5G sẽ đóng vai trò quan trọng để Việt Nam tiến đến cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và phát triển nền kinh tế số. IoT sẽ là xu hướng và đóng vai trò chủ đạo trong việc chuyển đổi nền kinh tế sang dựa trên nền tảng của công nghệ.
Ông Thiều Phương Nam nhận định: "Việt Nam đã có sự phát triển ngoạn mục trong ngành viễn thông di động. Hiện, mạng 4G đã được đưa vào thị trường Việt Nam vào đầu năm nay và hạ tầng mạng 4G ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Dù vậy Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu để triển khai 4G và trong giai đoạn tiếp theo còn nhiều việc phải làm nhất là việc hoàn thiện hạ tầng 4G, cải thiện chất lượng và tốc độ 4G…"
Với sự phát triển của công nghệ di động cũng như IoT thì sự chuyển đổi trong một số ngành công nghiệp diễn ra nhanh và mở ra nhiều lĩnh vực cũng như cơ hội.
Về phần mình, đại diện ZTE cho biết: "Trong một thị trường đang phát triển mạnh như hiện nay thì cơ hội là công bằng cho các nhà mạng, công ty viễn thông hay bất cứ doanh nghiệp lớn, nhỏ trong việc kết nối và hợp tác".
" alt=""/>Kinh tế số tạo cơ hội công bằng cho tất cả các doanh nghiệpTheo ông Sơn, người sử dụng luôn là khâu yếu nhất trong chu trình bảo đảm an ninh thông tin. Dù chúng ta có tổ chức tập huấn, đào tạo bao nhiêu đi chăng nữa thì trong quá trình sử dụng người dùng cũng không tránh khỏi sơ suất. Ví dụ chỉ cần click vào một đường dẫn lạ, tải một phần mềm trên mạng, mở email có cài mã độc, mở file ẩn trong USB là máy tính của người dùng sẽ nhiễm virus và có thể xâm nhập cả hệ thống thông tin. Do đó, việc xây dựng một quy trình, một chính sách trong nội bộ cơ quan là khâu rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho hệ thống, đồng thời phải kết hợp với các biện pháp hỗ trợ khác như phần mềm diệt virus, hệ thống cảnh báo nguy cơ mất an toàn.
Các cơ quan, tổ chức cần có chính sách để kiểm soát an ninh, kiểm soát hệ thống phần mềm diệt virus, kiểm soát cấu hình an ninh, kiểm soát việc chia sẻ dữ liệu. Phải có quy định đối với những máy tính quan trọng bắt buộc không được dùng USB, máy tính cần có phần mềm từ chối sử dụng USB, không cho người dùng cài đặt các phần mềm tùy tiện.
" alt=""/>Chặn lây nhiễm virus, mã độc phải kết hợp giữa giải pháp kỹ thuật và chính sách