 về tội )
Các bị can gồm: Nguyễn Ngọc Sự - nguyên Chủ tịch HĐTV; Trương Văn Tuyến - nguyên TGĐ; Phạm Thanh Sơn - nguyên Phó TGĐ và Trần Đức Chính, nguyên Kế toán trưởng, Trưởng ban Tài chính Vinashin/ SBIC
Từ năm 2008 đến năm 2010, Vinashin lâm vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng và nguy cơ phá sản. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp cấp bách nhằm tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin… Trên cơ sở đó, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 18-6-2010 về việc tái cơ cấu, quyết định điều chỉnh nguyên trạng các DN các dự án của Tập đoàn Vinashin về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines); Quyết định số 1394/QĐ-TTg ngày 15-8-2011 về xác định vốn điều lệ và cấp tạm ứng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho Vinashin.
Theo các quyết định này, Vinashin đã tiếp nhận 2.200 tỷ đồng từ PVN và 4.190 tỷ đồng từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp TW để thực hiện đề án tái cơ cấu. Sau đó, Vinashin đã sử dụng một số lượng tiền lớn để gửi có kỳ hạn vào Ngân hàng Oceanbank, nguồn gốc tiền gửi chủ yếu được trích ra ở 2 khoản nói trên.
Kết quả điều tra xác định, Vinashin có tổng doanh số tiền gửi tại OceanBank Chi nhánh Thăng Long là 109.900 tỷ đồng và 181,772 triệu USD, tiền lãi theo Hợp đồng là hơn 1.099 tỷ đồng và hơn 29.638 USD. Quá trình thực hiện hợp đồng tiền gửi, các cá nhân là lãnh đạo và nhân viên OceanBank Chi nhánh Thăng Long là những người trực tiếp đưa tiền lãi ngoài hợp đồng tiền gửi cho Trần Đức Chính, nguyên Kế toán trưởng Vinashin số tiền hơn 105 tỷ đồng; đưa cho Hoàng Đình Tâm - nguyên Kế toán trưởng Vinashin (kế nhiệm Chính) 586 triệu đồng.
Liên quan đến chủ trương gửi tiền tại OceanBank, cựu Chủ tịch OceanBank - Hà Văn Thắm cho biết đã gặp Nguyễn Ngọc Sự để kêu gọi Vinashin gửi tiền vào OceanBank. Khi Thắm thăm dò việc muốn chi riêng chăm sóc khách hàng thì Sự không đòi hỏi gì mà nói rằng đã giao cho bộ phận chuyên môn do Phạm Thanh Sơn, Trần Đức Chính phụ trách làm đầu mối giao dịch.
Theo đó, Hà Văn Thắm đã giao cho Nguyễn Thị Minh Phương – Phó Tổng giám đốc (thời gian 2010 đến năm 2012 là Giám đốc Chi nhánh Thăng Long) trực tiếp làm việc với đầu mối của Vinashin là Trần Đức Chính. Cựu chủ tịch OceanBank – Hà Văn Thắm cũng xác nhận đã chi ngoài lãi suất cho Vinashin tổng cộng là 105 tỷ đồng.
Tại cơ quan CSĐT, bị can Trần Đức Chính cũng thừa nhận, từ tháng 3-2011 – 8-2014, Chính đã trực tiếp nhận 105 tỷ đồng tiền lãi ngoài hợp đồng từ OceanBank. Theo sự thống nhất ban đầu giữa Nguyễn Ngọc Sự, Trương Văn Tuyến, Phạm Thanh Sơn và Trần Đức Chính thì Trần Đức Chính được giao tiếp nhận, quản lý số tiền lãi ngoài nêu trên (không vào hạch toán) để chi tiêu, sử dụng cho các công việc chung của Vinashin.
 |
Trương Văn Tuyến và Nguyễn Ngọc Sự |
Vẫn theo lời khai của Trần Đức Chính, sau khi có chỉ đạo của TGĐ - Trương Văn Tuyến, Chính đã báo cáo và được cựu Chủ tịch Vinashin Nguyễn Ngọc Sự đồng ý đem 83 tỷ đồng chia nhau. Trong đó, Chính đưa cho Sự tổng cộng 50,5 tỷ đồng; Tuyến 15 tỷ đồng; Sơn 7,5 tỷ đồng và bản thân Chính được chia 10 tỷ đồng, số còn lại chi hội họp, tiếp khách, chúc tết, hỗ trợ công tác nước ngoài… Mặc dù thừa nhận được chia tiền, song các bị can Sự, Sơn, Tuyến khẳng định nhận được ít hơn rất nhiều so với lời khai của Chính.
Căn cứ bằng chứng, tài liệu thu thập được cũng như lời khai của các bị can, cơ quan CSĐT xác định bị can đã chiếm hưởng, sử dụng số tiền 105 tỷ đồng lãi ngoài nhận từ OceanBank như sau: Nguyễn Ngọc Sự chiếm hưởng 8 tỷ đồng và chi tiêu, sử dụng cá 385 triệu đồng; Trương Văn Tuyến chiếm hưởng 3,5 tỷ đồng. chi tiêu, sử dụng cá nhân 460 triệu đồng; Phạm Thanh Sơn chiếm hưởng 1,2 tỷ đồng; còn Trần Đức Chính chiếm hưởng 10 tỷ đồng và chi tiêu, sử dụng cá nhân hơn 82 tỷ đồng.
Theo lời khai của Nguyễn Thị Trà My, nhân viên OceanBank vào năm 2014, sau khi Trần Đức Chính được bổ nhiệm Phó tổng giám đốc PVPower thì ông Hoàng Đình Tâm – Kế toán trưởng Vinashin (người kế nhiệm ông Chính) là người nhận tiền lãi ngoài. Từ tháng 7 - 10/2014, Trà My đã đưa tổng cộng hơn 586 triệu đồng cho ông Tâm. Tuy nhiên, ông Tâm không thừa nhận lời khai của Trà My.

Cái dớp Vinashin: Bắt giam cả loạt sếp lớn, về hưu hội ngộ trong khám
Ngay cả khi đã “thay tên đổi họ” từ Vinashin thành SBIC, thì các sếp Vinashin lại một lần nữa nhận cái kết bẽ bàng.
" alt=""/>Đề nghị truy tố 4 cựu lãnh đạo Vinashin

 |
Xe khách bị mắc kẹt ở cầu vượt Thái Hà vào chiều 25/3. (Ảnh: Page Hà Nội) |
Đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên cây cầu vượt này gặp phải tình huống trớ trêu trên. Trước đó, rất nhiều phương tiện khổ lớn như xe tải, xe khách có kích thước vượt quá chiều cao cho phép cũng vô tình hoặc cố ý lao lên rồi mặc kẹt tức tưởi khiến nhiều người phải ngao ngán.
 |
Chiếc xe tải từng húc bay thanh hạn chế chiều cao trên cầu vượt Thái Hà cách đây chưa lâu. |
Theo quy định hiện nay, hành vi điều khiển ô tô vượt quá chiều cao giới hạn cho phép của cầu, cầu vượt, hầm đường bộ,... không những khiến phương tiện có nguy cơ bị hư hỏng mà lái xe cũng phải đối mặt với những mức phạt rất nặng.
 |
Cây cầu vượt Thái Hà có rất nhiều biển cấm đặt trên thanh hạn chế chiều cao, trong đó có biển "chiều cao giới hạn 2,2m" và biển "cấm xe tải, xe khách". (Ảnh: Google) |
Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:"Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi lái xe ô tô vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển,...". Đồng thời, tước GPLX từ 1-3 tháng.
Ngoài ra, lái xe trong trường hợp gây hư hỏng cho công trình giao thông còn buộc phải có biện pháp khắc phục theo Điều 4, Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, trong trường hợp này là buộc phải bổ sung hoặc sửa chữa các biển báo hiệu bị mất, bị hư hỏng và khắc phục các hư hỏng của công trình đường bộ,...
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về hành vi trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Dừng đỗ tại điểm ra vào của xe buýt, tài xế mất tiền triệu như chơi
Dù là một trong những nơi "mặc định" cấm dừng đỗ phương tiện nhưng không ít chủ xe vẫn ngang nhiên đỗ ô tô của mình "lì" cả buổi ở điểm dừng đón trả khách của xe buýt gây bức xúc.
" alt=""/>Xe khách mắc kẹt ở cầu vượt Thái Hà có thể bị phạt nặng như thế nào?
 vừa tổ chức họp báo về Lễ Công bố và trao Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020.</p><p>Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020 là một hoạt động cụ thể nhằm triển khai Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.</p><table class=)
Họp báo Lễ Công bố và trao Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020. Ảnh: Trọng ĐạtĐây là Giải thưởng mang tầm quốc gia, lần đầu tiên được tổ chức để tôn vinh các sản phẩm công nghệ số do người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam.
Đây là những sản phẩm có đóng góp trong việc giải các bài toán Việt Nam, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số quốc gia nhằm góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.
 |
Ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT chia sẻ về mục đích, ý nghĩa của Giải thưởng. Ảnh: Trọng Đạt |
Chia sẻ tại buổi họp báo, ông Phan Tâm – Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết, Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020 được tổ chức với mục đích thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm công nghệ số để giải bài toán Việt Nam và tuyên truyền, phổ biến chủ trương phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Đây cũng là nơi tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, có giá trị thực tế, góp phần phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, kiến tạo quốc gia số tại Việt Nam. Giải thưởng cũng sẽ giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam tới đông đảo người dân và doanh nghiệp
 |
Ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT). Ảnh: Trọng Đạt |
Chia sẻ tại lễ công bố, ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT) cho biết, Ban Tổ chức đã nhận được 239 hồ sơ đăng ký dự thi trực tuyến ở tất cả các hạng mục giải thưởng. Các sản phẩm dự thi rất đa dạng, từ phần mềm, phần cứng đến giải pháp với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Sản phẩm công nghệ Việt sẽ đi ra toàn cầu
Theo Tiến sĩ Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông - Chủ tịch Hội đồng Giám khảo, Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam tuy lần đầu được tổ chức nhưng đã rất thành công.
Theo đó, các sản phẩm tham dự giải thưởng lần này đa dạng ở nhiều lĩnh vực mà Nhà nước đang ưu tiên, khuyến khích như y tế, giáo dục. Giải thưởng cũng có sự tham gia của cả các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các trường đại học và cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 |
Theo Tiến sĩ Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông - Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" 2020. Ảnh: Trọng Đạt |
Nhiều sản phẩm tại cuộc thi ứng dụng mạnh các công nghệ mới như AI, Blockchain, thực tại ảo, thực tại tăng cường… qua đó đóng góp vào việc thúc đẩy người Việt Nam làm chủ nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số của Việt Nam.
Chia sẻ thêm về khả năng ra quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, Tiến sĩ Mai Liêm Trực cho rằng, điều này là hoàn toàn có cơ sở bởi nhiều doanh nghiệp lớn như Viettel, FPT,... đều đã thành công trong việc đưa sản phẩm của mình ra các thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, cũng có những start-up dự thi với sản phẩm vô cùng triển vọng.
Tuy vậy, điều quan trọng mà Ban tổ chức nhận thức thông qua Giải thưởng lần này là sự tự tin, dấn thân và khát vọng của các doanh nghiệp. Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietmam sẽ động viên và khích lệ các doanh nghiệp có khát vọng như thế.
Lễ Công bố và trao giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020 sẽ được tổ chức vào ngày 23/12 trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam năm 2020.
Trọng Đạt

58 đơn vị, doanh nghiệp giành giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020
Trong năm thứ ba được tổ chức, giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam sẽ được trao cho các giải pháp công nghệ số xuất sắc của 27 doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ và 31 đơn vị là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp chuyển đổi số tiêu biểu.
" alt=""/>Giải thưởng sản phẩm công nghệ số: Lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Make in Vietnam