Trao đổi với VietNamNet, TS Huỳnh Trung Phong, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Phát triển khởi nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, cho hay, theo thống kê của nhà trường, hiện số lượng thí sinh trúng tuyển thẳng đã nhập học là 46/107, đạt 43%. Số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển là 31.252, tăng 100% so với năm 2023 (với số thí sinh là 15.596).
Trong khi đó, số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường là 51.625, so với năm 2023 là 23.345, tăng 120%.
Năm 2023, điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm TPHCM từ điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất là 27, thuộc về Sư phạm Ngữ văn. Nhiều ngành còn lại trong khoảng 25 - 26,9.
Trong suốt thời gian qua, Kết luận 85 đã trở thành kim chỉ nam cho các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sâu rộng trong cộng đồng quốc tế về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết, các hoạt động tôn vinh Bác tiếp tục được triển khai thiết thực, hiệu quả thông qua mạng lưới gần 100 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Các hình thức tôn vinh được triển khai đa dạng, phong phú, chú trọng hơn nữa việc phát huy ý nghĩa, giá trị của các công trình tượng Bác, khu tưởng niệm, trường, phố, đại lộ, công viên…mang tên Bác.
Nhiều hoạt động vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ sự yêu mến, tình cảm chân thành của chính quyền, người dân thế giới, thể hiện sự trân trọng tư tưởng và nhân cách cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự công nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn chứng, vào tháng 9 và 10 năm ngoái, Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đã tham dự và phát biểu tại cả hai buổi lễ mít tinh kỷ niệm 35 năm UNESCO ra Nghị quyết tôn vinh Bác ở Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) và Trụ sở UNESCO (Paris, Pháp). Trong đó sự kiện tại Pháp do UNESCO đồng bảo trợ.
Cá nhân bà Audrey Azoulay đã bày tỏ niềm vinh hạnh được tham dự lễ kỷ niệm và nhấn mạnh rằng: “Ảnh hưởng của Người còn vươn xa ra ngoài biên giới đất nước… Cách tốt nhất để tưởng nhớ di sản nhân văn của Hồ Chí Minh là tiếp tục hợp tác để bảo vệ giáo dục, văn hóa và di sản như là giá trị chung của nhân loại”.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, điều này tiếp tục khẳng định sự ghi nhận của UNESCO – Tổ chức chuyên môn quan trọng của Liên Hợp Quốc - về công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Việt Nam và thế giới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát biểu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc (tháng 11/2021) đã khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta chẳng những là Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, Người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mà còn là Nhà văn hóa kiệt xuất, được thế giới phong tặng danh hiệu vẻ vang Danh nhân văn hóa thế giới”.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho rằng, việc triển khai hiệu quả Kết luận 85 sẽ góp phần củng cố và phát huy niềm tự hào to lớn đó của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO Hoàng Hữu Anh cho biết, trong 3 năm qua việc triển khai Kết luận 85 nhịp nhàng, toàn diện, chặt chẽ mặc dù trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến việc đi lại, giao lưu gặp nhiều khó khăn.
Tại 94 cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài vào mỗi dịp như ngày sinh của Người, Quốc khánh, lễ Tết…đều giới thiệu, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Hoàng Hữu Anh dẫn chứng, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đang phối hợp với Đại học Hoàng gia Thái Lan ra mắt cuốn sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh khi hoạt động ở Thái Lan. Cuốn sách này do một tác giả ở Đồng Nai viết, xuất bản năm 2009, các cơ quan chức năng đã cố gắng để tìm được đến tác giả xin bản quyền xuất bản sang tiếng Thái Lan. Cuốn sách này sẽ được xuất bản dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đại học Hoàng gia Thái Lan.
Trong 3 năm qua đã có thêm 5 công trình, trong đó có 2 công trình tượng, 1 công trình công viên ở Cuba, 1 khu tưởng niệm ở Côn Minh (Trung Quốc), xác lập 1 bia tưởng niệm mới. Ngoài ra còn có thêm 13 đại lộ, trường học mang tên Người. Như vậy, tính đến nay, trên toàn thế giới có 76 địa danh, công trình in dấu Người.
Từ dẫn chứng này để thấy rằng các cơ quan ngoại giao Việt Nam đã rất chủ động, sáng tạo, toàn diện, đa dạng các hình thức tôn vinh Bác Hồ ở nước ngoài nhưng vẫn đảm bảo sự tôn nghiêm, trang trọng và thành kính.
Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO nhấn mạnh, việc tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh với cộng đồng quốc tế là một trọng tâm lớn trong ngoại giao văn hóa, “có lẽ không có gì hiệu quả hơn khi giới thiệu đất nước, con người Việt Nam thông qua một vĩ nhân, một người Việt Nam tiêu biểu mà thế giới biết rõ, yêu mến…”.
Đồng thời, tăng cường giám sát kiểm tra, đôn đốc trong giải quyết thủ tục hành chính để giảm tầng nấc trung gian và nhanh chóng, kịp thời chấm dứt tình trạng kéo dài thời gian giải quyết qua nhiều cơ quan, đơn vị; xử lý dứt điểm những vướng mắc, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; không để tình trạng kéo dài, đùn đẩy trách nhiệm gây tốn kém chi phí, thời gian đi lại của người dân và doanh nghiệp.
Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành trước ngày 15/12 phải hoàn thành công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý có đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình để địa phương tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn quốc.
100% hồ sơ thủ tục hành chính của bộ, ngành, địa phương phải được tiếp nhận, giải quyết trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính và phải liên thông, đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia để người dân, doanh nghiệp theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện.
Cùng với đó, thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định, gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính...
Đáng chú ý, Thủ tướng nghiêm cấm việc yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp thông tin, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa hoặc chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành theo đúng quy định...
Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nghiêm việc báo cáo giải trình của người đứng đầu, xin lỗi người dân, doanh nghiệp và kịp thời khắc phục các trường hợp để xảy ra chậm muộn, tiêu cực trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị.
Cùng với đó thực hiện thanh tra, kiểm tra công vụ, kiên quyết xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ, yêu cầu điều kiện không đúng quy định hoặc nhiều lần để xảy ra tình trạng chậm trễ trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Định kỳ hàng tháng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả đánh giá Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và danh sách cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, đơn vị để xảy ra chậm trễ.
Người đứng đầu thường xuyên tổ chức đối thoại với người dân, doanh nghiệp; chấm dứt tình trạng không trả lời hoặc trả lời chung chung, không cụ thể, không rõ ràng dứt khoát, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tập trung xử lý dứt điểm các "điểm nghẽn" trong thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tại bộ, ngành, địa phương.
Miễn hoặc giảm phí, lệ phí trong thực hiện thủ tục hành chính điện tử
Thủ tướng yêu cầu có cơ chế, chính sách phù hợp, bảo đảm bố trí đầy đủ nhân lực, kinh phí hàng năm cho việc triển khai các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số.
Năm 2023, tập trung hoàn thành xây dựng, trình cấp có thẩm quyền quy định miễn hoặc giảm phí, lệ phí trong thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử giai đoạn từ nay đến năm 2025 để khuyến khích người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu hoàn thành trước ngày 15/12 việc kết nối, tích hợp, đồng bộ thông tin tiếp nhận, xử lý hồ sơ giữa các Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử do các bộ, ngành xây dựng, triển khai.
Việc này nhằm tránh tiếp diễn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện cập nhật trên nhiều hệ thống, gây lãng phí thời gian, chi phí, nguồn lực, giảm năng suất lao động.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương có liên quan ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ.
Đồng thời, hoàn thành việc tích hợp giải pháp ký số từ xa với Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh trước ngày 15/12/2023...
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, bộ, ngành, địa phương thường xuyên cập nhật, hoàn thiện kịp thời, phù hợp các giải pháp kỹ thuật, hạ tầng và hướng dẫn thực hiện kết nối, tích hợp để sử dụng tài khoản định danh điện tử VNelD trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trên môi trường điện tử trước ngày 1/7/2024.
Đồng thời phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công bảo đảm cắt giảm các giấy tờ như: giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, quan hệ nhân thân, giấy tờ chứng minh cư trú,...