Đó chỉ là ví dụ nhỏ cho sức mạnh độc quyền khủng khiếp của Google. Vậy nên vào tuần trước, tôi quyết định đây sẽ là lần cuối.
Liền bấm vào nút "Manage" (Quản lý) nằm dưới cùng, không ngạc nhiên khi Google theo dõi tôi rất kỹ.
Xem bảng điều khiển, tôi thấy danh sách mật khẩu chia thành 2 phần: "Đã lưu" và "Chưa lưu bao giờ".
Có gì đó sai trái ở đây thì phải? Tôi chưa từng yêu cầu Google tạo và lưu danh sách mật khẩu cho các website từng đăng nhập nhưng họ không được truy cập (và muốn truy cập trong tương lai).
Hay là nó nằm trong điều khoản sử dụng mà tôi đã đồng ý? Không nhớ rõ, nhưng tôi bắt đầu sởn gai ốc.
![]() |
Sao lại có phần "Mật khẩu chưa lưu" (Never Saved) ở đây nữa? |
Do đó, tôi quyết định đi sâu hơn xem Google còn biết những gì. Đầu tiên là danh sách những địa chỉ được Google ghi nhận.
Hẳn là thú vị bởi tôi từng du lịch rất nhiều nơi. Có lẽ nó chỉ lưu những địa chỉ tôi nhập vào Chrome, hay những bất cứ địa chỉ nào tôi đi qua?
Những câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi, ngày càng nhiều sau khi thấy danh sách mật khẩu "chưa từng lưu" của mình.
Những gì tôi thấy là danh sách dài địa chỉ - đa số liên quan trực tiếp đến tôi, có cả những nơi tôi nhập vào trình duyệt từ lúc nào không nhớ.
Tuy nhiên, còn nhiều thứ tôi chưa từng nghĩ Google sẽ có. Chúng khiến tôi - một người dành cả ngày trên Internet - thực sự thấy sợ.
Google còn giữ các thông tin liên quan đến bà nội - còn sống, và ông ngoại tôi - đã chết hồi tháng 3
Đầu tiên là thông tin của mẹ tôi. Tôi từng nhập chúng chăng? Tôi có lưu chúng vào danh bạ không? Hay chúng nằm trong các đơn hàng tôi đặt lúc nào đó?
Biết rằng không khó để Google liên kết thông tin mẹ tôi dựa trên những hoạt động của tôi trên Internet. Dù sao thì, tôi phải tiếp tục.
Không thể tin được, Google còn giữ các thông tin liên quan đến bà nội - còn sống, và ông ngoại - đã chết hồi tháng 3.
![]() |
Thông tin về tên, địa chỉ của ông nội và bà ngoại tôi. |
Tôi rùng mình bởi cả 2 chưa từng dùng Internet một phút nào. Họ cũng chưa hề gắn Internet trong nhà. Vậy tại sao Google biết rõ địa chỉ và tên đệm viết tắt của họ?
Nhìn vào địa chỉ ông ngoại, chúng được viết hoa toàn bộ. Dường như có một cỗ máy tự động nhập địa chỉ này, riêng tôi không bao giờ nhập địa chỉ toàn chữ hoa như thế, trừ viết tay trên giấy.
Có một số lý giải phù hợp cho việc này:
Như vậy, tôi và bố mẹ chưa từng dùng tài khoản của tôi để nhập chúng, nhưng sao chúng lại liên kết với tài khoản của tôi?
Khả năng duy nhất tôi nghĩ đến là chính ông ngoại từng cung cấp thông tin cho một công ty hay ai đó ngoài đời, và chúng được bán cho Google.
Khá hợp lý, nhưng tại sao chúng có thể liên kết với tài khoản Google của tôi?
Đây là những thứ tôi nghĩ đến:
Liên tục những thắc mắc xuất hiện:
Ngay sau đó, tôi đã xóa tính năng gợi ý lưu mật khẩu, kèm những thông tin mà tôi không muốn Google truy cập.
Khi có thời gian, tôi sẽ tải toàn bộ dữ liệu và nghiên cứu xem Google kết nối tôi với ông ngoại như thế nào. Tôi cũng cần kiểm tra liệu Google có thực sự xóa thông tin không, hay chỉ xóa khỏi bảng điều khiển của tôi. Dù không có quyền kiểm tra trực tiếp, tôi vẫn sẽ cố gắng.
Có thể chính ông tôi cung cấp thông tin cho một ai đó ngoài đời, và họ bán cho Google. Nhưng sao chúng liên kết được với tài khoản Google của tôi?
Có lẽ bài viết này sẽ dấy lên tranh luận xung quanh quyền riêng tư và cách thu thập thông tin của Google. Tôi biết việc mua bán thông tin là hợp pháp, chỉ thắc mắc tại sao chúng được kết nối chính xác như vậy, và chúng ta cho phép việc đó như thế nào.
Những câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ: Tại sao Internet được thiết kế thành cỗ máy theo dõi lại là việc bình thường? Tại sao nó không được thiết kế để riêng tư hơn? Đây có phải cách chúng ta muốn tiếp tục? Chỉ vì hợp pháp không có nghĩa là nó đúng. Bạn muốn những gì được thay đổi, và thay đổi như thế nào?
Ngoài ra, iFixit cũng phát hiện lần đầu tiên Apple thêm dây nối pin phụ trên iPhone, gắn trực tiếp với cuộn sạc không dây. Không rõ Apple định làm gì với kiến trúc này, iFixit đặt câu hỏi.
![]() |
Theo phỏng đoán của iFixit, dây nối pin phụ có thể dùng cho tính năng sạc song song. Tính năng tin đồn này từng xuất hiện trước khi iPhone mới ra mắt.
![]() |
Ngoài ra, cũng có tin iPhone 11 có thể sạc không dây cho AirPod, giống tính năng tương tự của điện thoại Samsung Galaxy.
Phát hiện thú vị khác của iFixit là thiết kế cảm biến khí áp mới, bằng chứng cho thấy Apple đã cải thiện đáng kể khả năng tản nhiệt của iPhone mới.
![]() |
iFixit chấm điểm 6/10 cho mức độ dễ sửa chữa của iPhone 11 Pro Max, tương đương với iPhone XS và XS Max năm 2018. iPhone mới được nhận xét dễ tháo pin hơn trước.
Nguyễn Minh (theo Arstechnica)
Chỉ nửa ngày sau khi mở bán, những chiếc iPhone 11 Pro Max đầu tiên đã về đến Việt Nam dưới dạng hàng xách tay.
" alt=""/>'Mổ bụng' iPhone 11 Pro MaxBên cạnh việc công bố các chỉ số về chất lượng không khí. Khi vào website của IQAir AirVisual, có thể thấy đơn vị này còn đang kinh doanh 2 mặt hàng là khẩu trang chống ô nhiễm với giá 69 USD và thiết bị giám sát chất lượng không khí tại nhà với giá 295 USD.
Với thiết bị giám sát tại nhà AirVisual Pro, các thông tin về chỉ số chất lượng không khí trong nhà và ngoài trời sẽ được hệ thống cập nhật liên tục. Đáng chú ý khi IQAir AirVisual còn cung cấp giải pháp đảm bảo chất lượng không khí trong các tòa nhà.
Tuy vậy, AirVisual còn bán cả khẩu trang và thiết bị giám sát chất lượng không khí. |
Do "vừa đá bóng vừa thổi còi", nhiều người đang cảm thấy nghi ngờ trước kết quả đo mà AirVisual cung cấp. |
Kết quả đo của AirVisual có chính xác không?
Chia sẻ mới đây với báo giới, ông Louise Watt, phát ngôn viên của IQAir AirVisual cho biết, tại Hà Nội, IQAir AirVisual thu thập dữ liệu từ 14 trạm kiểm soát không khí, gồm có 10 trạm thuộc chính phủ. Đó là mạng lưới quản lý chất lượng không khí Hà Nội, Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc , Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và các tổ chức phi chính phủ.
Tại TP HCM, IQAir AirVisual có dữ liệu từ 7 trạm gồm Lãnh sự quán Mỹ và các tổ chức phi chính phủ gồm các đối tác của AirVisual.
Ở mỗi trạm, các chỉ số được thu thập theo thời gian thực, chất ô nhiễm được đo và dựa theo Chỉ số chất lượng không khí của Mỹ (U.S. Air Quality Index value).
Tuy vậy, trước những thông tin do IQAir AirVisual cung cấp về chất lượng không khí đáng báo động của Hà Nội và TP.HCM mấy ngày gần đây, nhiều người cảm thấy nghi ngờ về kết quả đo của đơn vị này.
Lý do là bởi IQAir AirVisual vẫn chưa cung cấp được một cách đầy đủ cách thức mà họ đánh giá chất lượng không khí. Hơn thế nữa, để đánh giá chính xác chất lượng không khí của một thành phố, cần phải so sánh số liệu từ nhiều trạm, với mỗi trạm được đo vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày.
![]() |
Trái với thông tin mà IQAir AirVisual chia sẻ, AirVisual còn sử dụng cả số liệu không phải từ trạm đo thực tế mà mô hình hóa từ ảnh vệ tinh. Ảnh: Trọng Đạt |
Trao đổi với Pv. VietNamNet, chị Nguyễn Hoài - phóng viên chuyên theo dõi mảng môi trường cho rằng, độ tin cậy trong kết quả đo của ứng dụng AirVisual không cao.
Lý giải cho điều này, chị Hoài cho biết AirVisual sử dụng 2 nguồn dữ liệu chính từ Cổng thông tin quan trắc môi trường của UBND Hà Nội và hệ thống quan trắc chỉ số AQI tại Đại sứ quán Mỹ.
“Đây đều là 2 nguồn dữ liệu có chất lượng. Tuy nhiên nguồn từ Cổng thông tin quan trắc môi trường Hà Nội có tốc độ cập nhật dữ liệu chậm. Các chỉ số nhìn thấy tại Cổng thông tin này ở địa chỉ moitruongthudo.vn thường không phải là dữ liệu thời gian thực. Trong khi đó, hệ thống quan trắc chỉ số AQI tại Đại sứ quán Mỹ tuy có độ tin cậy cao nhưng thi thoảng lại gặp vấn đề”, chị Hoài nói.
![]() |
Người dùng Việt Nam chỉ nên lấy các chỉ số được cung cấp bởi AirVisual như một nguồn dữ liệu tham khảo. Ảnh: Trọng Đạt |
Ngoài 2 nguồn này, IQAir AirVisual còn sử dụng kết quả đo từ các khách hàng là cá nhân, tổ chức mua thiết bị đo của hãng. Độ tin cậy của dữ liệu từ nguồn này thường thấp vì không thường xuyên được bảo dưỡng và hiệu chuẩn để tăng độ chính xác.
Đáng chú ý khi AirVisual còn sử dụng số liệu không phải từ trạm đo thực tế mà thông qua ảnh vệ tinh. Các dữ liệu viễn thám này sau khi được đưa vào mô hình tính toán sẽ cho ra kết quả là các chỉ số chất lượng môi trường không khí. Điều này đã dẫn tới sự sai lệch nhất định trong số liệu.
Theo chị Hoài, do là đơn vị bán thiết đo, AirVisual ít phải chịu trách nhiệm với các số liệu tổng hợp được công bố của mình. Bên cạnh đó, việc IQAir AirVisual vừa bán thiết bị đo vừa công bố xếp hạng cũng sẽ làm mất đi tính khách quan của số liệu. Do vậy, người dùng Việt Nam chỉ nên lấy các chỉ số được cung cấp bởi AirVisual như một nguồn dữ liệu tham khảo.
Trọng Đạt
Ứng dụng thống kê chỉ số chất lượng không khí AirVisual bất ngờ không tải được trên cả 2 kho Android và iOS cho người dùng tại Việt Nam. Sự "biến mất" bất ngờ của AirVisual đang gây xôn xao cộng đồng mạng.
" alt=""/>AirVisual là ai? Kết quả đo ô nhiễm không khí liệu có chính xác?