Ngày 21/4, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một người phụ nữ bế bé trai khoảng 2 tuổi và bị người khác tạt chất bẩn lên người. Các hình ảnh tại đoạn clip cho thấy, chất bẩn chảy từ đầu xuống mặt mũi, quần áo 2 nạn nhân.
Bị tấn công bất ngờ, cả người phụ nữ và bé trai bật khóc. Trong khi đó, một phụ nữ khác cầm xô nhựa đứng bên lề đường lớn tiếng chửi mắng, đe dọa 2 nạn nhân.
Những hình ảnh trong clip trên khiến người xem bức xúc và đặc biệt xót xa cho bé trai. Vụ việc được xác định xảy ra tại nhà chị C.T.G. (SN 1981, ngụ xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên). Đối tượng tạt chất bẩn là N.T.C. (SN 1965, ngụ cùng địa phương).
![]() |
Hình ảnh vụ việc bé trai và mẹ bị đổ phân trộn với dầu hỏa vào người ở Phú Yên. (Ảnh cắt từ clip). |
Làm việc với cơ quan chức năng, bà C. cho biết, thời điểm xảy ra vụ việc, bà sang nhà chị G. đòi nợ nhưng không được. Đôi bên xảy ra cự cãi. Tức giận, bà C. buông lời lẽ hăm dọa rồi tạt phân trộn với dầu hỏa lên người chị G. và bé 2 tuổi-con của chị G..
Việc bé trai 2 tuổi vô tình trở thành nạn nhân của mâu thuẫn giữa chị G. và bà C. khiến dư luận vô cùng bức xúc. Bé trai được xác định bị tổn thương về mặt tinh thần và thể chất.
Trao đổi với VietNamNet, chuyên gia tâm lý Lê Khanh, chuyên khoa Tâm lý lâm sàng trẻ em, phòng Tư vấn tâm lý Gia đình & Trẻ em nhận định, bé trai trong vụ việc trên có thể sẽ ít bị tổn hại về thể chất. Tuy nhiên, về mặt tinh thần, đây sẽ là một sang chấn tâm lý nghiêm trọng.
“Sang chấn này càng đặc biệt nghiêm trọng khi bé rơi vào tình huống chứng kiến người tạt chất bẩn đang uy hiếp, chửi bới mẹ của mình. Đây cũng là một sự tấn công mang tính bạo hành bằng lời nói. Có thể bé chưa hiểu, nhưng thái độ và âm lượng của người này đủ để tạo nên một tình huống căng thẳng cho trẻ”, chuyên gia này phân tích.
Cũng theo anh, sang chấn tâm lý có thể khiến trẻ em hoảng hốt, kinh hãi hoặc gây ra những vấn đề về thể chất. Khi sang chấn tâm lý, trẻ có thể bỏ ăn, khó ngủ, dễ gặp ác mộng... thậm chí có thể rối loạn tiêu hóa hay bài tiết hoặc gây ra những ám sợ lâu dài.
Điều đáng buồn, những vụ việc như trên không còn là chuyện hy hữu. Thậm chí, trẻ em trở thành nạn nhân của các cuộc xung đột, mâu thuẫn ngay trong chính gia đình mình. Theo chuyên gia Lê Khanh, hiện nay, nhiều trường hợp trẻ em bị lôi cuốn vào các mâu thuẫn của người lớn.
Trong hoàn cảnh này, đứa trẻ vô tình trở thành nạn nhân khi phải chứng kiến các cuộc cãi vã, xung đột của cha mẹ, người thân. Thậm chí, có trường hợp, trẻ bị biến thành “con tin”, “vũ khí” để người lớn đe dọa lẫn nhau. Như vậy trẻ em sẽ chịu những vết thương tâm lý sâu sắc, lâu dài.
Nguy cơ khi để trẻ thành nạn nhân của bạo lực
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh phân tích: “Việc trở thành nạn nhân của một tình huống bạo lực, chắc chắn để lại trong tâm trí các em những ấn tượng mang tính ám ảnh. Các em sợ hãi những môi trường, không gian, thậm chí cả những hình ảnh, công cụ đã gây ra sự đau khổ cho mình”.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc cha mẹ bất hòa, căng thẳng, thậm chí cãi nhau, đánh nhau sẽ để lại cho trẻ những sang chấn tâm lý tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Những ảnh hưởng này gồm: Trẻ không tự tin, cô đơn, tự kỷ, trở nên hung hăng, bạo lực, có xu hướng tự tử.
![]() |
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh. |
Chuyên gia Lê Khanh phân tích: “Nếu được thụ hưởng một nền giáo dục tích cực và lành mạnh, không áp đặt, không đòn roi hay bị coi thường, các em sẽ tự tin, mạnh dạn và có khả năng bảo vệ bản thân trước những tác hại về thể chất, tinh thần”.
“Ngược lại, một đứa trẻ phải lớn lên trong sự áp đặt hay nuông chiều với những biện pháp giáo dục thiếu tôn trọng hay nghiêm khắc, sử dụng nhiều bạo lực… sẽ trở nên thụ động, rụt rè, rối loạn trong cách ứng xử…”, anh thông tin thêm.
Do đó, chuyên gia này nhận định, thái độ quan tâm và tôn trọng đứa trẻ là cách tốt nhất để không đưa trẻ vào những tình huống mâu thuẫn giữa người lớn. Anh nói: “Trong các xung đột giữa bố mẹ trong gia đình, thậm chí là với người ngoài, chúng ta không thể để cho trẻ chứng kiến chứ đừng nói cho các em tham dự”.
“Nếu ta để ý, trong các phim ảnh về tâm lý hay hành động, khi xảy ra xung đột giữa bố mẹ, trẻ sẽ được yêu cầu đi ngủ hoặc được đưa đến một nơi khác. Đó là cách cơ bản nhất để trẻ không trở thành nạn nhân từ những xung đột, mâu thuẫn của người lớn”, chuyên gia Lê Khanh khuyến cáo.
Ngoài ra, anh cũng cho rằng các bậc phụ huynh phải bảo vệ, chăm sóc con em mình cả về thể chất lẫn tinh thần. “Cha mẹ phải nhận biết và tránh lôi kéo trẻ vào trong các tình huống nguy cơ. Thay vào đó, phụ huynh hãy tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ ngay trong gia đình mình để các em được an toàn và phát triển”, chuyên gia tâm lý Lê Khanh nói.
Nguyễn Sơn
Hiện nay, độ tuổi trẻ bị xâm hại ngày càng nhỏ, người thân cũng dễ dàng trở thành “yêu râu xanh”, nơi tưởng chừng an toàn lại là chốn tội phạm xâm hại trẻ em ẩn náu.
" alt=""/>Vụ đổ chất thải lên bé 2 tuổi để đòi nợ: Trẻ sẽ bị sang chấn tâm lýTôi kết hôn năm 22 tuổi. Chồng tôi là người nghiện cờ bạc lại trăng hoa. Chúng tôi thường xuyên cãi vã, gây gổ đến mức hàng xóm nhiều lần phải nhờ chính quyền phân giải cho chúng tôi.
Sau 5 năm hôn nhân không hạnh phúc, chúng tôi ly hôn. Lúc đó, chồng tôi từ chối quyền nuôi con. Anh ta tuyên bố, nếu con tôi là con trai chắc chắn anh ta sẽ suy nghĩ lại nhưng cháu là con gái.
![]() |
Ảnh: Đức Liên |
Như thế tôi càng cảm thấy may mắn khi được quyền nuôi dưỡng con. Tôi rời nhà chồng với hai bàn tay trắng. Hai mẹ con thuê một căn nhà trọ xập xệ để sống. Hàng ngày tôi gửi con đến nhà trẻ và đi làm thuê đủ thứ việc để kiếm tiền.
Suốt những năm sau đó, chồng tôi chưa một lần nhìn đến mặt con nói gì việc chu cấp, chăm sóc. Nhưng nhờ chăm chỉ, chịu khó tôi cũng có thể kiếm sống để lo cho hai mẹ con một cuộc sống đầy đủ. Con gái tôi càng lớn càng ngoan ngoãn, chăm chỉ.
Vì quá vất vả, buồn tủi tôi luôn muốn những gì tốt đẹp nhất đến với con. Thấy con từ nhỏ thiếu vắng bố, thiệt thòi so với các bạn tôi tìm cách bù đắp cho con.
Biết mẹ vất vả, cháu tập trung vào học tập, rèn luyện. Tốt nghiệp THPT, cháu được tuyển thẳng vào một trường đại học lớn. Sau khi ra trường với tấm bằng giỏi cháu làm ở một tập đoàn lớn và tranh thủ học lên cao học. Con gái như một ngọn đuốc trong cuộc đời lắm nỗi buồn của tôi. Nhiều lúc tuyệt vọng, tôi lại nhìn cháu để vực dậy tinh thần.
Thấy con quá mải mê học hành, lo công việc, tôi thường động viên cháu giao lưu với bạn bè để tìm được người thích hợp hò hẹn. Nhưng cháu chẳng quan tâm đến chuyện đó. Một lần tình cờ, cháu quen bạn trai hiện tại. Anh chàng này bằng tuổi con gái tôi, gia đình vô cùng giàu có. Họ là chủ một chuỗi cửa hàng thực phẩm lớn ở miền Bắc. Nhà họ còn kinh doanh ở mảng khách sạn nghỉ dưỡng, bất động sản…
Con gái tôi xinh xắn, giỏi giang nhanh chóng khiến bạn trai phải lòng. Anh ta theo đuổi cháu vô cùng nhiệt tình. Ban đầu vì mặc cảm chênh lệch gia cảnh, con gái tôi từ chối. Tuy nhiên thấy bạn trai chân thành, yêu thương, con gái tôi đã cảm động. Hai đứa hẹn hò được nửa năm, tôi cũng muốn các cháu bàn đến chuyện nghiêm túc.
Bởi lúc đó, con gái tôi không còn trẻ. Tôi muốn cháu sớm thành vợ thành chồng để tôi được yên tâm. Con gái tôi tiết lộ bạn trai cũng muốn sớm kết hôn. Tôi rất mừng và coi cháu như con rể tương lai. Nhưng rồi, một thời gian sau, khi tôi hỏi chuyện, con gái tôi chần chừ. Cháu nói rằng, chưa thích hợp để tính chuyện lâu dài, cháu muốn có thêm thời gian để chắc chắn về tình cảm của mình.
Sau này, trong một lần tôi hỏi dồn, tôi mới biết lý do thực sự của việc này. Hóa ra, bạn trai của con gái tôi và gia đình anh ta chê gia cảnh chúng tôi. Trước đây, anh ta hiểu nhầm chồng tôi mất và tôi phải làm mẹ đơn thân nuôi con. Nay anh ta mới biết, tôi từng ly hôn.
Con rể tương lai cho rằng, tôi từng qua một lần đò, có đời sống hôn nhân phức tạp. “Mẹ nào con nấy” -sau này con gái tôi cũng sẽ như vậy. Gia đình họ giàu có, họ muốn có một nhà thông gia tương xứng - giàu có, đầy đủ và hạnh phúc. Vì vậy họ chần chừ, chưa muốn hỏi con gái tôi về làm dâu.
Nghe được chuyện đó, tôi chỉ biết chảy nước mắt vì tủi thân. Không ngờ sai lầm của tôi trong quá khứ lại làm ảnh hưởng đến con. Tôi không mong gì giàu sang chỉ mong con được hạnh phúc. Tôi nghĩ họ yêu thương, chấp nhận hoàn cảnh con gái tôi, nào ngờ…
Con gái tôi thương mẹ, cháu mạnh mẽ chia tay bạn trai khi biết anh ta không tôn trọng mẹ nhưng nhìn con buồn, lòng tôi rối như tơ vò.
Độc giả Lê.T.H
Năm nay tôi ngoài đã 30 tuổi, tôi yêu và muốn lập gia đình với một người phụ nữ hơn tuổi, có con riêng. Tôi phải làm gì để thuyết phục bố mẹ bây giờ?
" alt=""/>Con rể tương lai khinh thường vì tôi từng ly hônHiện, câu chuyện của Sara đã khá phổ biến ở Anh. Mong muốn được làm mẹ, nhưng thiếu người đàn ông để bắt đầu một gia đình, bà là một trong hàng trăm phụ nữ độc thân đã quyết định đông lạnh trứng khi công nghệ này được phổ biến rộng rãi vào những năm 2010.
![]() |
Sara Murray quyết định đông lạnh trứng vào năm 2015. |
Tuy nhiên, giống như Sara, nhiều phụ nữ trong số đó vẫn độc thân khi họ bước vào thời kỳ mãn kinh và đang phải đối mặt với tình thế khó xử, đau khổ - liệu họ có nên tiếp tục trả vài trăm bảng Anh mỗi năm để cất giữ trứng? Hay họ nên ký vào giấy tờ để tiêu hủy chúng và mãi mãi mất đi cơ hội có con?
Human Fertilisation and Embryology Authority (Cơ quan thụ tinh và phôi thai người) ghi nhận, năm 2013, có 569 trường hợp đông lạnh trứng và tăng lên 2.000 vào năm 2018. Không có giới hạn tuổi, vì vậy một người phụ nữ có thể đông lạnh trứng của mình ở bất kỳ giai đoạn nào, miễn là họ chưa đến thời kỳ mãn kinh và vẫn đang sản xuất trứng.
Đến nay, Sara đã chi gần 10 nghìn bảng (320 triệu đồng) cho việc này. Tuy nhiên, trong những năm qua, thái độ của bà đối với vấn đề này đã thay đổi đáng kể.
![]() |
Bà đã chi gần 10 nghìn bảng (320 triệu đồng) cho việc này. |
“Việc đông lạnh trứng giúp ngăn chặn sự suy giảm chất lượng do tuổi tác gây ra. Mặc dù người phụ nữ già đi, nhưng nếu họ sử dụng trứng của mình muộn hơn - thậm chí là 10 năm sau - thì cơ hội thành công của họ sẽ là ở thời điểm đông lạnh trứng”.
Nhưng đối với những phụ nữ như Sara, suy nghĩ làm mẹ ở tuổi 50 mới là vấn đề thực sự.
“Khi tôi đông lạnh trứng, tôi hy vọng mình có thể sử dụng chúng trong vòng vài năm tới. Lúc đó, tôi độc thân nhưng không muốn trở thành một bà mẹ đơn thân. Mục tiêu của tôi là gặp ai đó, sau đó dùng trứng của mình để cố gắng bắt đầu một gia đình cùng nhau”, bà chia sẻ.
Là giám đốc điều hành của một kênh truyền hình có trụ sở ở London, Sara ưu tiên sự nghiệp của mình và hẹn hò ở độ tuổi 30. Bà bắt đầu tìm hiểu phương pháp đông lạnh trứng khi sắp bước sang tuổi 40.
“Tôi không chắc chắn mình muốn có con, nhưng tôi ý thức được rằng thời gian để làm mẹ không còn nhiều”, Sara nói.
Bà đã tìm kiếm những người hiến tặng tinh trùng nhưng cảm thấy quá sức khi nuôi con một mình.
“Càng nói chuyện với bạn bè, tiếp xúc với trẻ em, tôi càng cảm thấy làm mẹ đơn thân sẽ vô cùng khó khăn. Cha mẹ tôi ủng hộ, nhưng họ đã ngoài 80 tuổi và sống ở Scotland. Nếu có điều gì xảy ra vào nửa đêm, tôi sẽ không có ai ở đó để giúp đỡ”, bà nói.
Cuối cùng, Sara chọn cách đông lạnh trứng của mình tại Trung tâm Sức khỏe Di truyền & Sinh sản (CRGH) ở London. Khi đó, Sara 43 tuổi và đã lấy được 11 quả trứng chỉ sau một chu kỳ điều trị bằng hormone chuyên sâu.
Hàng năm, phòng khám sẽ gửi lời nhắc về khoản phí lưu trữ 300 bảng Anh (9,6 triệu đồng), để kiểm tra xem khách hàng có còn muốn giữ trứng đông lạnh hay không.
Bức thư “dội xuống như một quả bom”, nhắc nhở Sara rằng 1 năm nữa đã trôi qua và dù đang hẹn hò, bà vẫn chưa tìm được người đàn ông phù hợp.
Sara nói: “Năm đầu tiên, nó đã có một tác động lớn. Tôi nhận ra thời gian đã trôi qua nhanh như thế nào và cảm thấy một chút thất bại, buồn bã. Tôi biết mong muốn làm mẹ của mình không nhiều bằng việc có một gia đình với một người bạn đời”.
Trong năm thứ hai, bà nhờ một người bạn đồng tính xem xét việc có con với bà bằng cách sử dụng trứng. Nhưng sau khi cân nhắc, anh ta nói lời từ chối.
“Đến năm thứ năm, tôi không còn tưởng tượng đến việc dùng những quả trứng nữa”, bà nói.
![]() |
Carla Poole, 49 tuổi, cũng đông lạnh trứng khi 37 tuổi nhưng luật pháp Anh quy định chỉ có thể đông lạnh trong tối đa 10 năm. Carla đã chuyển chúng đến một phòng khám ở Tây Ban Nha, nơi không áp dụng thời hạn này. |
Luật của Anh cho phép đông lạnh trứng tối đa trong 10 năm. Nhiều người đang kêu gọi thay đổi quy định có từ năm 1984 này, nhằm kéo dài thời gian lưu trữ. Mặc dù điều đó có lợi với phụ nữ đông lạnh trứng tuổi 20, nhưng với tuổi của Sara, mở rộng giới hạn trứng có thể khiến họ kéo dài tình trạng tiến thoái lưỡng nan.
Giáo sư Adam Balen, cựu chủ tịch của Hiệp hội Sinh sản Anh, nói: “Chọn tiêu hủy trứng là gánh nặng tinh thần lớn đối với phụ nữ. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là các phòng khám phải đảm bảo phụ nữ được tư vấn thích hợp trước khi họ quyết định đông lạnh trứng”.
Carla Poole, 49 tuổi, cũng đã chi 10 nghìn bảng để đông lạnh trứng khi 37 tuổi, vì vậy đã vượt qua giới hạn 10 năm của Anh.
Thay vì để trứng bị tiêu hủy, Carla đã trả vài trăm bảng Anh để chuyển chúng đến một phòng khám ở Tây Ban Nha, nơi không áp dụng giới hạn thời gian.
Trên thực tế, Carla đã là làm mẹ, bà gặp người bạn đời hiện tại ở tuổi 40. Ngay lập tức, họ bắt đầu cố gắng có con và dù đã 4 lần sảy thai, bà vẫn thụ thai tự nhiên và không sử dụng trứng đông lạnh. Con gái của họ hiện đã lên 6.
Bà nói: “Trong khi tôi trải qua tất cả những lần sảy thai đó, việc biết mình có trứng đông lạnh là một cứu cánh tuyệt đối về mặt tinh thần”.
Hiện, bà chắc chắn sẽ không dùng trứng đông lạnh. Bà muốn hiến trứng nhưng đây không phải là một lựa chọn khả thi. Bởi vì có những quy định nghiêm ngặt về các xét nghiệm mà người hiến trứng phải trải qua và hầu hết các phòng khám sẽ không sử dụng trứng hiến từ phụ nữ trên 35 tuổi.
Cũng giống Sara, Carla có suy nghĩ rất phức tạp với trứng của mình. "Mặc dù chưa bao giờ sử dụng chúng nhưng tôi sẽ không bao giờ hối hận khi quyết định đông lạnh".
6 năm trôi qua mà không gặp được ai hợp ý, Sara Murray đã gặp một người mới vào tháng 12 năm ngoái. Đây là người đầu tiên bà kể về việc đông lạnh trứng và thái độ chân thành lắng nghe của người đàn ông này khiến bà xúc động.
"Nếu là 3 năm trước, có lẽ tôi sẽ mang thai luôn, nhưng ở tuổi này, tôi không thể chỉ dùng trứng để cố gắng bắt đầu gia đình với người mới qua lại 4 tháng. Tôi phải đợi để cho mối quan hệ này vững chắc, nhưng khi đó tôi sẽ ít nhất 49 hoặc 50 tuổi, khá già để sinh con", bà chia sẻ.
Tuy nhiên, người đàn ông này đã có con riêng và điều đó khiến bà tự hỏi: “Liệu có thể xây dựng gia đình mà không cần con chung?”.
“Tôi có thể sẽ trả tiền cho việc lưu trữ trứng cho đến giới hạn 10 năm, để không phải 'giết 'chúng. Mặc dù tôi thực sự không thể sử dụng chúng, nhưng một phần nhỏ trong tôi vẫn chưa buông bỏ”, bà nói.
Ngọc Trang(Theo Daily Mail)
Bà mẹ Ấn Độ phá vỡ kỷ lục thế giới khi lần đầu sinh con ở tuổi 73 bất chấp tuổi tác và sự đánh giá của xã hội.
" alt=""/>Nỗi băn khoăn của nữ giám đốc truyền hình với số trứng đông lạnh