Điều khá bất ngờ là khi đó, nhiều sinh viên còn… chưa sợ dịch, nên các em phản đối vì muốn tới trường, tới lớp gặp bạn bè.
Nguyễn Hưng, sinh viên năm thứ 3 nhớ lại, thậm chí khi đó các em còn tạo ra một phong trào phản đối trên Facebook. Theo nguyện vọng của sinh viên, trường đã phải thực hiện xen kẽ việc học trực tuyến và trực tiếp.
Đến học kỳ II, khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, dù kiểm soát được, trường vẫn thực hiện “bình thường hóa” để cho các em đến trường. Tuy nhiên khi đó, sinh viên lại đề nghị cho học online vì thấy hiệu quả và tiện hơn nhiều.
“Khi học online, chúng em có thể xem lại bài giảng, không phải di chuyển, tiết kiệm được nhiều thời gian” – Hưng nói.
![]() |
Thay đổi thói quen là một trong những vấn đề khó khăn nhất khi thực hiện chuyển đổi số. Ảnh: Thanh Tùng |
Số khóa học trực tuyến tăng chóng mặt
Theo TS Lê Việt Thủy, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin (Trường ĐH Kinh tế quốc dân) thì việc thay đổi thói quen là một trong những khó khăn nhất định khi thực hiện chuyển đổi số. Nhưng cũng chỉ sau gần nửa năm, thói quen cũng như tư duy của sinh viên nhà trường đã có sự thay đổi rất rõ. Đến đầu tháng 8, khi nhà trường làm một cuộc khảo sát trên toàn trường, đã có 55% ý kiến sinh viên đề nghị được học trực tuyến.
Ông Bùi Văn Hồng, Viện trưởng Viện Sư phạm kỹ thuật (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) cũng cho biết hiệu quả có thể nhìn thấy rõ của việc chuyển đổi số với sinh viên chính là trong mùa Covid-19 vừa qua, việc học của sinh viên nhà trường đã không hề bị gián đoạn.
Con số ấn tượng nhất là sự tương tác của sinh viên và giảng viên: gần như 100% sinh viên, giảng viên nhà trường sử dụng nền tảng và các công cụ dạy học số.
“Giảm thời gian học trên lớp, tăng thời gian học online. Sinh viên quen dần với việc tự học. Khi lên lớp, giáo viên chỉ hỗ trợ giải quyết các vấn đề gặp khi học online và thực hành các kỹ năng. Nhà trường đang hướng tới mục tiêu chỉ 10% nội dung học trên lớp, còn lại sinh viên tự học, tự trao đổi trên nền tảng số” – ông Hồng cho biết.
Theo ông Hồng, tháng 4.2019, nhà trường thành lập trung tâm dạy học ảo (UTEx) để tổ chức các khóa học trực tuyến hoàn toàn (Online Courses) trong môi trường mạng internet. Các khóa học này được cung cấp cho sinh viên và cựu sinh viên.
Giảng viên tham gia hoạt động dạy học online của UTEx có khả năng sử dụng công cụ dạy học số để tìm kiếm và cung cấp tư liệu học số cho lớp học, giao bài tập trực tuyến cũng như giao tiếp cơ bản với sinh viên trực tuyến.
Trong trường có các khóa dạy học trực tuyến kết hợp và học tập trực tuyến hoàn toàn theo mô hình 70:20:10 – UTEx.
Ở các lớp dạy học trực tuyến kết hợp, giảng viên biên soạn phim bài giảng, giao bài tập, kiểm tra trực tuyến và vấn để quản lý lớp học trực tuyến với mức độ trực tuyến lên đến tối đa 80% các hoạt động.
Hoạt động học tập, đánh giá kết quả học tập của sinh viên được lên kế hoạch triển khai trực tuyến một phần. Sinh viên chủ động hơn, được tiếp cận nhiều nguồn tư liệu học tập hơn và có thể tự đánh giá kết quả học tập qua công cụ dạy học số.
Còn trong các khóa học tập trực tuyến hoàn toàn theo mô hình 70:20:10 – UTEx, những kiến thức học tập phải được xem xét sao cho 70% nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động thực tế, giải quyết một vấn đề thực tế gặp phải khi làm việc sau khi tốt nghiệp. Nội dung học tập được chia nhỏ thành từng phần, có hướng dẫn học tập và có kiểm tra đánh giá từng nội dung.
20% thời gian học tập, sinh viên thảo luận, trao đổi với giảng viên và bạn cùng học để tăng cường hiệu quả tự học. Cuối cùng, 10% còn lại sinh viên thao tác trên nền tảng và các công cụ dạy học số.
Năm ngoái, trường có 6 khóa học online hoàn toàn, năm nay có 160 khóa.
Tiết kiệm hàng tỉ đồng nhờ số hóa giáo trình
Theo TS Lê Việt Thủy, trong quá trình chuyển đổi số, điều quan trọng nhất là phương thức đưa kiến thức đến sinh viên cần phải có sự thay đổi. Trước đây, sinh viên chủ yếu học tập trên lớp, giáo viên cung cấp tri thức. Khi chuyển dần sang việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học, cách thức và nội dung giảng dạy của giảng viên cũng cần phải có sự đổi mới, trong đó bài giảng, tài liệu phải được số hóa.
Chính vì thế, những năm gần đây, Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã đưa gần như toàn bộ giáo trình lên hệ thống học liệu số để sinh viên có thể truy cập vào đọc giáo trình, tài liệu.
Thay vì in giáo trình giấy để phát hành đến sinh viên, nhà trường chuyển sang số hóa vì giảm số lượng in, chỉ in một phần rất nhỏ phục vụ tại thư viện và dùng để lưu trữ.
TS Thủy cho biết việc số hóa giáo trình đã tiết kiệm hơn rất nhiều từ việc in ấn. Con số này vào khoảng 2 – 3 tỷ đồng mỗi năm.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng đã có thư viện số, giúp học viên khai thác được tài liệu mà không phải đến tận nơi.
“Sinh viên được tiện lợi hơn rất nhiều, chỉ cần truy cập mạng, tải về để học. Đặc biệt, với những người học cao học cũng có thể tham khảo giáo trình đại học nếu cần thiết.
Cũng nhờ kho học liệu này, sinh viên có thể tự học và tự đọc sách liên ngành, mở rộng thêm nhiều nội dung, lĩnh vực. Rõ ràng, phổ cung cấp kiến thức sẽ rộng hơn, người dùng sẽ tiệm cận được nhiều nội dung kiến thức hơn”.
Việc chuyển đổi số không chỉ ứng dụng trong việc đào tạo mà còn được các trường còn ứng dụng trong công tác quản lý sinh viên.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là trường đầu tiên ứng dụng hệ thống tự xác thực và điểm danh sinh viên.
Trước đây, mỗi lần nhập học, sinh viên phải xếp hàng rất lâu. Nhưng trong khóa tuyển sinh mới năm nay, tân sinh viên đã có thể tự xác thực bằng cách chụp chứng minh thư, nhập thông tin, chụp ảnh và hệ thống sẽ tự động lưu trữ, cấp thẻ sinh viên cho các em. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể ra vào các tòa nhà trong trường.
Phần làm thẻ sinh viên ngay trên hệ thống khiến các em rất hào hứng vì không còn phải xếp hàng nữa.
Hay như khi sinh viên tham gia vào các hoạt động của trường cũng đều được điểm danh tự động. Điều này khiến việc đánh giá quá trình phấn đấu trong rèn luyện của sinh viên được chính xác hơn.
“Trước đây, việc đánh giá này rất khó định lượng. Hiện tại, mỗi em có một mã số riêng. Khi tham gia vào hoạt động nào, hệ thống sẽ tự động tích điểm cho các em và người khác không thể làm thay. Từ đó, việc đánh giá sẽ thực chất” – ông Thủy chia sẻ.
Ngân Anh – Thúy Nga
10 năm qua, trong khi nhiều lĩnh vực, ngành nghề bị “nhấn chìm” bởi làn sóng công nghệ thông tin thì giáo dục đại học gần như không bị ảnh hưởng.
" alt=""/>Sinh viên bất ngờ mê học online, trường đại học đẩy nhanh chuyển đổi sốBộ GD&ĐT cũng lưu ý các doanh nghiệp, các tổ chức cung cấp các dịch vụ ứng dụng CNTT cho ngành giáo dục như: hệ thống học trực tuyến, hệ thống thi trực tuyền, hệ thống quản lý trực tuyến chủ động rà quét, kiểm tra và khắc phục các lỗ hổng về bảo mật (nếu có) để đảm bảo an toàn cho các hệ thống dịch vụ.
Trong trường hợp phát hiện nghi vấn không đảm bảo an toàn thông tin, đề nghị liên hệ với các cơ quan chức năng của Bộ TT&TT, Bộ Công an và Bộ GD&ĐT (qua Cục CNTT) để phối hợp giải quyết.
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, nguy cơ lộ lọt dữ liệu cá nhân ngày càng có xu hướng gia tăng.
Trong trao đổi tại 1 hội thảo trực tuyến được VNCERT/CC tổ chức hồi cuối tháng 4, chuyên gia Trần Minh Quảng, Giám đốc Trung tâm phân tích và chia sẻ nguy cơ An ninh mạng, Công ty An ninh mạng Viettel cho hay, hàng ngày, hàng giờ xảy ra tình trạng lộ lọt dữ liệu trên mạng Internet.
Thống kê trong quý 1/2022, hàng tuần có đến trên dưới 100 GB dữ liệu cá nhân bị lộ lọt trên không gian mạng. Đây là những dữ liệu được rao bán trên các cộng đồng của các nhóm hacker, tội phạm mạng chuyên mua bán dữ liệu. Trong đó, có rất nhiều thông tin như tài khoản mạng xã hội, thẻ ngân hàng, thông tin đăng nhập dịch vụ công, thương mại điện tử, giao dịch trực tuyến…
“Tốc độ và khối lượng dữ liệu bị lộ lọt ngày càng nhiều đã dẫn đến nhiều nguy cơ lớn, nhất là đối với các đơn vị cung cấp các dịch vụ trực tuyến cho người dùng, như làm người dùng mất tiền và làm ảnh hưởng đến thương hiệu của các doanh nghiệp”, chuyên gia Trần Minh Quảng nhận định.
Nhận thức rõ vấn đề trên, từ đầu năm nay, Bộ TT&TT đã có văn bản đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên môi trường mạng. Cụ thể, các đơn vị đã được yêu cầu rà soát, thống kê những hệ thống có xử lý thông tin cá nhân thuộc phạm vi quản lý và triển khai đảm bảo an toàn cho các hệ thống theo cấp độ.
Bộ TT&TT cũng lưu ý, các hệ thống cung cấp dịch vụ trực tuyến có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân của dưới 10.000 người sử dụng được xác định hệ thống cấp độ 2. Các hệ thống cung cấp dịch vụ trực tuyến có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân của từ 10.000 người sử dụng trở lên được xác định là hệ thống cấp độ 3.
Bên cạnh đó, theo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, để khắc phục tình trạng lộ lọt dữ liệu, các cơ quan nhà nước đã và đang triển khai nhiều giải pháp như: Trình Chính phủ ban hành Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân; phát động Chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật các nền tảng chuyển đổi số quốc gia; đồng thời yêu cầu các nền tảng số công khai chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân và các doanh nghiệp ICT phải thực hiện quy trình phát triển phần mềm an toàn DevSecOps...
Vân Anh
Bộ TT&TT vừa đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp rà soát, thống kê những hệ thống có xử lý thông tin cá nhân thuộc phạm vi quản lý và triển khai đảm bảo an toàn cho các hệ thống theo cấp độ.
" alt=""/>Bộ Giáo dục thông tin về nghi vấn rao bán dữ liệu 30 triệu hồ sơ người dùngBệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại nhất phục vụ ca ghép. Các bác sĩ phẫu thuật nội soi để lấy thận từ người hiến, sau đó ghép cho người nhận.
Sau hơn 4 giờ thực hiện, ca ghép thận đã thành công tốt đẹp. Thận hiến đã bắt đầu tiết nước tiểu. Sau phẫu thuật, cặp ghép được hồi sức và chăm sóc đặc biệt, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, hồi sức và chăm sóc sau ghép.
“Sau 7 ngày, cặp ghép đã hồi phục hoàn toàn. Bệnh nhân sau ghép có sức khỏe tốt, tinh thần vui vẻ, tự đi lại, ăn uống tốt, tự vệ sinh cá nhân, tiểu tiện bình thường. Xét nghiệm chức năng thận trở về bình thường. Thành công của ca ghép thận đánh dấu sự phát triển bước ngoặt về chuyên môn và tổ chức của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Đây cũng là niềm tin để đơn vị tiếp tục mở ra nhiều lĩnh vực mới, chuyên sâu hơn trong khám, chữa bệnh. Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp là đơn vị y tế tuyến tỉnh, thành đầu tiên trong khu vực duyên hải phía Bắc tổ chức ghép thận thành công”, ông Hoạt thông tin.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Minh Cường khẳng định, ghép thận là một kỹ thuật cao, chuyên sâu, đòi hỏi bệnh viện phải được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ, phòng mổ đủ tiêu chuẩn, đội ngũ nhân lực được đào tạo chuyên sâu, bài bản.
Thành công của ca ghép thận đầu tiên này đánh dấu sự phát triển mang tính bước ngoặt về chuyên môn và tổ chức của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Có thể đưa kỹ thuật ghép thận trở thành thường quy, góp phần quan trọng nâng cao uy tín, vị thế của ngành Y tế Hải Phòng, đem lại cơ hội để nhiều người bệnh bị suy thận giai đoạn cuối trở lại cuộc sống bình thường.
Thay mặt lãnh đạo thành phố, Phó Chủ tịch Hoàng Minh Cường trân trọng cảm ơn các chuyên gia Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thường xuyên quan tâm giúp đỡ Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp nói riêng và ngành Y tế Hải Phòng nói chung trong việc phát triển, hoàn thiện các kỹ thuật cao trong ngành Ngoại khoa.