![]() | ![]() |
Vũ Tuấn Việt bên tranh "Bản ngã ảo vọng" (trái) và tác phẩm "Dịch chuyển" gồm 12 tranh nhỏ ghép lại.
Hành trình nghệ thuật của Vũ Tuấn Việt chia làm 3 giai đoạn: trưởng thành, tĩnh lặng và khởi sắc.
Thời bước ra khỏi trường mỹ thuật, tranh của anh chủ yếu dùng màu lạnh, nhiều góc nhọn, khai thác hình ảnh người đàn ông. Đây cũng là giai đoạn Vũ Tuấn Việt đối diện nhiều áp lực nhất trong cuộc sống.
Hai năm bùng dịch ở Việt Nam, Vũ Tuấn Việt - một người hướng nội - bước vào giai đoạn tĩnh lặng. Anh có dịp dừng lại, nhìn về hành trình mình đi qua và soi rọi tâm hồn mình. Các bức Othello, Thằng khờ, Mảnh ghép,...ra đời giai đoạn này có sự nhẹ nhàng, hài hòa màu sắc.
Hiện tại, họa sĩ đang trong giai đoạn khởi sắc. Các tác phẩm của anh lúc này cân bằng giữa đường cong và đường thẳng, màu sắc tươi mới hơn. Hai giai đoạn sau, anh thường vẽ phụ nữ.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
"Nếu đàn ông đơn giản chỉ là tập hợp những góc cạnh sắc nhọn thì việc thể hiện người phụ nữ dưới dạng lập thể phải đảm bảo góc cạnh lẫn mềm mại, nữ tính", Vũ Tuấn Việt chia sẻ.
Trong hơn 30 tác phẩm triển lãm, Vũ Tuấn Việt tâm đắc nhất bức Bản ngã ảo vọng. Tác phẩm mất gần 3 năm từ lên ý tưởng đến hoàn thành. Suy nghĩ, cảm xúc, màu sắc và kỹ thuật của anh trong Bản ngã ảo vọngthay đổi nhiều suốt 3 năm đó.
Anh nói: "Ảo vọng không mang nghĩa tiêu cực. Cô gái trong tranh có tuổi trẻ, sắc đẹp, sức khỏe, hẳn nhiên cô ấy rất ngạo nghễ và đội trên đầu chiếc vương miện nữ hoàng. Tương phản mạnh với cô gái là những người bị cô thu hút, bao gồm cựu nữ hoàng đang khao khát sự trẻ trung mà bà ta từng có".
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Vũ Tuấn Việt chia sẻ thêm, triển lãm tranh Luân chuyểnđánh dấu giai đoạn mới trong hành trình theo đuổi hội họa của anh. Đó là dấu mốc anh vượt qua sự tự ti, áp lực cuộc sống, trưởng thành và vững chãi, bước tiếp trên con đường mình đã chọn với tâm thế và ý niệm mới. Triển lãm cũng trả lời câu hỏi “Chui vào vỏ ốc để thấy an toàn hay chính vỏ ốc là nơi thiếu an toàn?” anh hằng trăn trở.
Họa sĩ Vũ Tuấn Việt sinh năm 1992, được nhận định là làn gió mới của hội hoạ đất Thành Nam. Anh hiện là thành viên của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Định, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Họa sĩ từng đoạt các giải thưởng như: giải Nhì Triển lãm tranh, ảnh Toàn quốc bảng B Mỹ thuật chuyên nghiệp cho học sinh, sinh viên, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức năm 2016; Giải Khuyến khích dự án Nghệ thuật tái chếtrong cuộc thi được tổ chức bởi UNESCO năm 2019; giải Nghệ sĩ trẻ năm 2021do Hội đồng nghệ thuật Hội Mỹ thuật Việt Nam trao trong triển lãm Chúng ta đang nghịch gì;...
" alt=""/>Thế giới nội tâm của Vũ Tuấn Việt trong triển lãm 'Luân chuyển'Câu chuyện phần nào cho thấy hạn chế của y tế Việt Nam ngày trước. Tiêu chảy từng là nỗi kinh hoàng với sức khỏe của người dân.
Tuy khoa học phương Tây đã phân lập ra các vi khuẩn gây dịch tiêu chảy từ cuối thế kỷ 19, nhưng Việt Nam trước đây vẫn phân biệt các loại tiêu chảy dựa vào triệu chứng: đại tiện như tháo nước, gọi là tả; nếu sốt nóng sốt rét kèm đau bụng, đi lỏng thì gọi là thương hàn; nếu đau quặn bụng, phân lẫn máu gọi là lỵ.
Do điều kiện vệ sinh kém, người dân lúc bấy giờ chủ yếu dùng nước ao hồ, nên dễ dàng lây bệnh. Các dịch tả, lỵ, thương hàn xảy ra quanh năm, gây chết nhiều người, là một trong những nguyên nhân khiến tuổi thọ trung bình của Việt Nam thời đó thấp.
Ngày nay, khoa học đã xác định tên các tác nhân gây tiêu chảy, gồm nhiều loại vi khuẩn và virus. Về vi khuẩn, nguy hiểm nhất có vi khuẩn tả (Vibrio cholera), thương hàn (Salmonella typhi), trực khuẩn lỵ (Shigella)...
WHO thống kê hàng năm toàn thế giới có 16 triệu người nhiễm Salmonella và gần 500.000 người tử vong. Dịch bệnh do Salmonella chủ yếu xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi điều kiện vệ sinh còn yếu kém. Ở các nước phát triển, nhiễm khuẩn thực phẩm hiếm khi xảy ra, nhưng không phải không có.
Tháng 1/2024, CDC Mỹ thông báo thu hồi nhãn hiệu thịt charcuterie do nghi nhiễm Salmonella. Đến nay, cơ quan này xác định tổng số ca nhiễm khuẩn Salmonella là 47, tại 22 bang.
Ở Việt Nam, trong ba loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiêu hóa hàng đầu, khuẩn tả và lỵ ít thành dịch, nhưng thương hàn thì liên tục gây ra ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới hàng trăm người mỗi vụ. Tại sao vậy?
Trong ba loại trên, vi khuẩn tả có sức sống yếu hơn, nên khó gây thành dịch lớn trong điều kiện hiện nay. Vi khuẩn lỵ thì gây bệnh chủ yếu ở đại tràng, gây đau quặn nhưng ít tiêu chảy ồ ạt nên người bệnh có diễn biến nhẹ hơn, hiếm khi lan dịch rộng. Các vi khuẩn đường ruột khác như E.coli cũng gây bệnh nhưng triệu chứng nhẹ.
Còn Salmonella có sức chịu đựng ngoại cảnh tốt, có thể tồn tại trong nước 2-3 tuần, trong phân hoặc nước đá 2-3 tháng, vì thế dễ dàng lây truyền. Vi khuẩn sinh sống và gây bệnh trong hệ tiêu hóa của người cũng như ở nhiều loại gia súc và gia cầm. Vì thế nguồn bệnh có nhiều, khó khống chế hết. Ở người đang mắc bệnh, một lượng lớn vi khuẩn thải ra ngoài sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Người mắc bệnh nhẹ hoặc đã hết triệu chứng vẫn có thể thải vi khuẩn ra môi trường, gọi là người lành mang trùng. Điều này lý giải tại sao dịch bệnh Salmonella cứ diễn ra âm ỉ không dứt, lâu lâu lại bùng lên thành dịch.
Dịch bệnh do Salmonella gây ra thường vào mùa hè, do người dân cần uống nhiều nước, có khi là nước chưa khử trùng, nước đá, ăn hoa quả tươi... là những nơi vi khuẩn có thể tồn tại lâu dài. Mùa hè cũng là có nhiều hoạt động du dịch, tập trung đông người, nên việc chế biến, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, dễ nhiễm khuẩn.
Vi khuẩn Salmonella sinh sôi gây bệnh trong hệ thống ruột non, sản sinh ra độc tố, làm niêm mạc ruột xung huyết và tăng tiết dịch gây tiêu chảy ồ ạt. Độc tố của vi khuẩn gây nhiễm độc nhiều cơ quan khác. Số lượng vi khuẩn cao có thể gây nhiễm trùng máu. Người bệnh có thể tử vong vì mất nước hoặc do nhiễm trùng nhiễm độc các cơ quan khác.
Vì thế khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn tiêu hóa như sốt cao, đau bụng, nôn, tiêu chảy... cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Người bệnh sẽ được truyền dịch để bù lại lượng nước đã mất, được dùng kháng sinh phù hợp để diệt vi khuẩn gây bệnh và các biện pháp khác nâng cao sức đề kháng.
Để phòng bệnh do Salmonella gây ra, đối với mỗi cá nhân, nên triệt để thực hiện ăn chín uống sôi. Chỉ với khẩu hiệu giản dị "ăn chín uống sôi" ngành y tế Việt Nam những năm 1960 dù còn thiếu thốn phương tiện vật chất, đã dập tắt được dịch tiêu chảy ở miền Bắc. Tuy nhiên gần đây nguyên tắc vệ sinh đơn giản này bị coi nhẹ, sao nhãng, gây nên nhiều vụ nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Với các cơ sở chế biến thực phẩm, dứt khoát phải tuân thủ nghiêm ngặt tất cả quy định về vệ sinh an toàn. Trước hết phải đảm bảo nguồn nước sạch, không có vi khuẩn gây bệnh. Tiếp theo dây chuyền chế biến phải an toàn, tách riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín, có phương tiện bảo quản lạnh đầy đủ. Môi trường chế biến nhà xưởng phải sạch sẽ, xa các nguồn ô nhiễm, không có ruồi, chuột, gián.
Người chế biến phải được khám sức khỏe định kỳ để phát hiện khả năng người lành mang trùng. Khi chế biến phải có đồ bảo hộ, bao tay đầy đủ. Nên nhớ nguồn lây nhiễm vi khuẩn cho thực phẩm đến từ ba hướng: nguồn nước, dụng cụ, và tay người chế biến.
Để thực hiện tốt những biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm còn đòi hỏi vai trò rất quan trọng của nhà chức trách trong việc kiểm tra giám sát thường xuyên và phạt nặng khi có vi phạm.
Những vụ nhiễm khuẩn thực phẩm xảy ra gần đây nhắc nhở mỗi người không được chủ quan, không thể để bóng ma dịch bệnh quay trở lại.
Quan Thế Dân
" alt=""/>Bệnh tiêu chảy mùa hèChàng trai gần 30 tuổi là người ngoại quốc, gốc Việt, tên Mike. Anh sống ở nước ngoài nhiều năm nên không thể nói tiếng Việt. Hai “cha con” phải nhờ người phiên dịch.
Suốt mấy ngày biết tin "con trai" sắp về Việt Nam, ông Hưng thổn thức không thể ngủ. Ông mường tượng về hình dáng đứa con mình mong mỏi, mường tượng về chuyện quá khứ và cảm thấy biết ơn cuộc đời đã cho ông có sức khỏe để được gặp lại con.
4h sáng chuyến bay quốc tế đáp xuống sân bay Nội Bài nhưng ông Hưng và gia đình đã đợi ở đó từ 3h vì cả đêm ấy ông đâu có ngủ. Vừa nhìn thấy chàng thanh niên chạc tuổi con trai bước ra, mắt ông rưng rưng lệ, cảm xúc vỡ òa. Khuôn mặt ấy, nụ cười ấy giống hệt người bạn gái năm xưa của ông. Ông càng tin chắc, ngày định mệnh đã tới.
Lúc chạm mặt nhau, dù cảm xúc dâng trào nhưng cả ông Hưng và chàng trai đều kiềm chế, chỉ biết trao cái ôm thật chặt. Họ cùng nhau đến trung tâm xét nghiệm ADN đã hẹn trước.
Chuyến xe từ sân bay về trung tâm xét nghiệm khá xa. Mọi người bước xuống với vẻ mặt vừa mừng vừa lo. Dù trong lòng ông Hưng đã phần nào tin đó là cậu con trai của mình nhưng cả hai đều muốn có kết quả giám định chắc chắn.
Bà Nga kể, giây phút đó, bản thân bà cũng chỉ mong làm thật nhanh, có kết quả sớm, chính xác nhất để đáp lại sự mong mỏi của cả gia đình. Khi có kết quả, bà tận tay đưa cho ông Hưng.
Cầm tờ giấy trên tay, người đàn ông ngoài 60 tuổi ôm mặt khóc nức nở. Ông rối rít cảm ơn mọi người ở trung tâm xét nghiệm. Cuối cùng sau bao nhiêu năm, ông cũng trút bỏ được gánh nặng, chuộc được phần nào lỗi lầm với người bạn gái đã khuất.
Thấy mọi người đều khóc, Mike không hiểu chuyện gì xảy ra. Khi được phiên dịch thông báo anh và ông Hưng chính là cha con, Mike vui mừng khôn xiết. Hai người ôm lấy nhau trong niềm vui vỡ òa. Từ đây, chàng trai trẻ được gia đình ngoại quốc nhận nuôi đã tìm được bố ruột. Cậu cũng có thêm cô, dì, chú bác và các anh em ruột thịt ở Việt Nam.
Cuộc tình ngang trái đầy ân hận
Bà Nga chia sẻ, ông Hưng từng kể với bà, Mike là con trai của ông và người bạn gái cũ nhiều năm trước.
Hồi đó, ông đem lòng yêu một người phụ nữ khi đã có gia đình. Hai người tình cảm sâu đậm nhưng vì rào cản nên không đến được với nhau. Sau này, chuyện tình ngang trái ấy cũng kết thúc vì một lời nói chia tay. Dù yêu nhưng không muốn làm người thứ ba xen vào hạnh phúc gia đình người khác, bạn gái ông Hưng chọn ra đi, mang theo bí mật về cái thai trong bụng.
Mãi sau này, ông mới biết đến sự hiện diện của cậu con trai nhỏ. Nhưng vì cuộc sống, ông Hưng không dám đến nhận con. Thậm chí có lúc ông từng nghi ngờ đó liệu có phải là con của mình. Sự hoài nghi của ông chính là sự xúc phạm lớn với người bạn gái cũ. Cũng kể từ đó, ông mất liên lạc với họ.
Bẵng đi nhiều năm, khi nỗi ân hận không thể nguôi ngoai, ông Hưng quyết định quay trở lại nơi người bạn gái cũ sinh sống. Nhưng cảnh còn người mất. Bạn gái cũ của ông đã vì bạo bệnh mà qua đời. Bố mẹ người ấy thương con nên cũng mắc bệnh trọng và ra đi sau đó vài năm.
Tìm hiểu qua hàng xóm láng giềng, ông biết, con của mình đã được người nước ngoài nhận nuôi.
Đau khổ, tự trách mình, ông quyết định bằng mọi cách phải tìm lại được con, bù đắp sai lầm khi xưa. Ông gửi thông tin cá nhân cho một người quen của bạn gái cũ, hi vọng ngày nào đó nếu con tìm về quê hương, ông sẽ nhận được thông tin liên lạc.
Nói là vậy nhưng trong lòng ông cũng chỉ có một chút hi vọng mong manh về ngày đoàn tụ.
Nhiều năm trôi qua, một ngày nọ, ông Hưng nhận được tin vui bất ngờ. Cậu con trai ông mong mỏi cũng luôn muốn tìm lại bố mẹ ruột của mình. Mike xin phép bố mẹ nuôi được tìm về quê hương, gốc gác và họ rất ủng hộ. Những thông tin về mẹ, về cha ruột chỉ mờ mờ qua lời kể của cha mẹ nuôi. Vì vậy Mike đã đăng tải rất nhiều thông tin lên mạng xã hội.
May mắn một người quen vì thương hoàn cảnh của Mike nên đã giúp đỡ, kết nối anh với ông Hưng. Khi có khá nhiều thông tin trùng khớp, hai người quyết định gặp nhau.
Cuộc đoàn tụ này ông không phải giấu giếm. Những người thân và kể cả gia đình hiện tại của ông đều rất ủng hộ. Họ mong ông tìm lại được người con ruột thịt bao năm lưu lạc để giúp ông bớt áy náy phần nào với người cũ.
Kết quả xét nghiệm ADN ngày hôm đó mở ra một trang mới trong cuộc đời của hai người. Nhiều năm xa cách nhưng tình ruột thịt, máu mủi là sợi dây gắn kết ông Hưng và Mike. Ông đưa Mike về quê nội, quê ngoại nhận họ hàng, thắp nén nhang báo cáo với ông bà và người mẹ đã mất.
Sau gần 30 năm, Mike cuối cùng cũng thực hiện được ước mơ tìm về quê hương, tìm lại được cha mẹ ruột. Bố mẹ nuôi của cậu cũng hết sức vui mừng vì cuộc đoàn tụ của con trai.
Hiện, Mike và ông Hưng ở hai đất nước xa xôi nhưng họ thường xuyên liên lạc, gửi gắm những tình cảm yêu thương dành cho nhau. Thi thoảng có điều kiện, Mike lại cùng bố mẹ nuôi về Việt Nam thăm gia đình.
Ông Hưng từ đó cũng cởi được nút thắt trong lòng, sống an yên những năm tháng tuổi già.
(*) Tên nhân vật đã được thay đổi