Hương vị thơm ngon và đa dạng không phải lý do duy nhất giúp Pepero giữ vững vị trí số 1 trong ngành hàng đầy cạnh tranh này. Theo thời gian, những hộp bánh que màu sắc dần trở thành một phần của nền văn hoá Hàn Quốc. Bánh Pepero đã truyền cảm hứng cho nhiều hoạt động, góp phần tạo nên các nét bản sắc ấn tượng của xứ kim chi như: Pepero Day, Pepero Game...
Trong đó, Pepero Day 11/11 hàng năm là một trong những dịp lễ đặc biệt tại Hàn Quốc, được coi là ngày lễ tình nhân nhưng không chỉ dành cho các cặp đôi mà cho tất cả mọi người - gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... Ngày này xuất phát từ trào lưu dễ thương giữa những năm 1990 ở Yeongnam. Vào ngày 11/11 (ngày đặc biệt có đến bốn số 1), các bạn nữ sinh tặng nhau những hộp bánh que để chúc giảm cân thành công, cổ vũ nhau cùng tập thể dục và ăn uống điều độ để có thân hình cao và “thon thả" như số 1. Ngày nay, vào ngày 11/11, người Hàn Quốc sẽ tặng nhau những hộp bánh Pepero kèm lời chúc ấm áp và cả những lời “tỏ tình".
Nhờ gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của làn sóng Hàn Quốc hiện đại, bánh que Pepero đã nhiều lần đạt được các thành tích ấn tượng như: Snack bán chạy nhất tại Watsons năm 2012 và 2015, Chiến thắng Giải thưởng Red Dot năm 2019 của Đức, Chiến thắng Giải thưởng Thiết kế iF của Đức năm 2020, Giải thưởng Red Dot tại Đức năm 2022...
Đem hương vị độc đáo cùng văn hoá Hàn Quốc hiện đại tới người dùng Việt
Sau một thời gian dài chuẩn bị kể từ khi có mặt tại Việt Nam vào năm 2019, giờ đây Pepero đã sẵn sàng mang hương vị bánh que đặc trưng cùng văn hoá Hàn Quốc đến gần hơn với người dùng Việt.
Kể từ tháng 10/2023, Pepero sẽ đẩy mạnh độ phủ sóng tại Việt Nam với 7 hương vị bán chạy hàng đầu tại Hàn Quốc, bao gồm: Original (vị truyền thống), Almond (sô cô la hạnh nhân), White Cookie (vị bánh quy kem), Crunchy (sô cô la giòn rụm), Choco Cookie (vị bánh quy sô cô la), Snowy Almond (vị hạnh nhân sô cô la trắng), và Sesame White (vị sô cô la vừng trắng). Tất cả các hương vị đều xuất hiện trên các kệ bánh trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi... với bao bì mới đầy màu sắc mang đặc trưng của thương hiệu.
Cùng với đó, thương hiệu sẽ triển khai các hoạt động quảng bá và tương tác với người dùng online và offline. Khởi động bằng chuỗi trò chơi với phần thưởng giá trị trên trang Fanpage, thương hiệu Pepero sẽ tiến tới tiếp cận khách hàng Việt qua đa nền tảng. Đặc biệt, từ ngày 26/10 - 12/11, Pepero sẽ ra mắt cửa hàng pop-up đầu tiên ở Việt Nam tại tầng 1 Vạn Hạnh Mall, quận 10, TP.HCM. Lấy cảm hứng từ không gian vui nhộn của các công viên giải trí, cửa hàng pop-up của Pepero được thiết kế với các tông màu nổi bật, nhiều khu vực vui chơi và trải nghiệm độc đáo, mang đến quà tặng hấp dẫn và những khuyến mại độc quyền.
Đại diện Lotte Wellfood, đơn vị sở hữu thương hiệu Pepero nhấn mạnh: “Nhận thấy nhiều điểm tương đồng trong khẩu vị lẫn tiếp nhận văn hoá giữa giới trẻ Hàn Quốc và Việt Nam, Pepero kỳ vọng sẽ tạo ra những trải nghiệm ẩm thực mới mẻ gắn liền với làn sóng Hàn tại đây. Chúng tôi đặt mục tiêu lấy được niềm tin và tình cảm của khách hàng và cộng đồng lên hàng đầu trên hành trình phát triển. Pepero sẽ nỗ lực mang đến cho khách hàng Việt đa dạng lựa chọn, sự tiện lợi trong mua sắm và những nét văn hoá, bản sắc đặc trưng của Hàn Quốc trong tương lai gần".
Mặc dù là gương mặt mới trong thị trường đồ ăn vặt cạnh tranh và phát triển sôi động tại Việt Nam, nhưng Pepero kỳ vọng tạo ra những dấu ấn mới, từng bước vươn lên dẫn đầu với cách tiếp cận khác biệt trên hành trình mang đến trải nghiệm ẩm thực đậm chất văn hoá cho người dùng Việt.
Cập nhật các thông tin mới nhất từ Pepero tại địa chỉ fanpage chính thức: https://www.facebook.com/peperovietnam.
Bích Đào
" alt=""/>Pepero mang hương vị và văn hóa Hàn Quốc đến với người dùng ViệtGần 20 năm trước, ông Ted đến Hà Nội để tìm kiếm, chuyển nội dung cuốn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm từ Mỹ về đoàn tụ gia đình. Ông cũng là nhà sử học, nhiếp ảnh gia có nhiều duyên nợ và rất yêu mến Việt Nam.
"Nghe tin mẹ Doãn Ngọc Trâm qua đời, Ted đã vội vàng đặt vé máy bay, vượt qua cả vạn cây số, bay từ Mỹ sang Việt Nam", Đại tá Đặng Vương Hưng nói.
Theo ông Hưng, cựu binh Mỹ tới sân bay Nội Bài vào đêm 19/4, xin tham dự đám tang mẹ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm với bổn phận của một người con trong gia đình.
Ông Ted cùng con cháu cụ Doãn Ngọc Trâm đưa linh cữu người quá cố về tận nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Vĩnh Hằng, Ba Vì.
"Ted lặng lẽ chứng kiến các nghi thức cuối cùng vĩnh biệt thân mẫu của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Ông lặng lẽ đứng bên mộ mẹ Doãn Ngọc Trâm rất lâu, trên đầu vẫn quấn khăn trắng, thắp hương và vái lạy, theo đúng phong tục Việt Nam", Đại tá Đặng Vương Hưng cho hay.
Chia sẻ với phóng viên, bà Đặng Kim Trâm - con gái út của bà Doãn Ngọc Trâm - cho biết, nhiều năm nay gia đình vẫn liên lạc với cựu binh Ted Engelmann.
"Ted Engelmann biết thông tin mẹ tôi mất qua báo chí, ông ấy xin visa khẩn cấp và bay sang Việt Nam đêm 19/4 để kịp dự tang lễ mẹ. Nhiều năm nay, Ted vẫn nhận mẹ tôi là mẹ của mình nên mọi người đưa cho ông khăn để chịu tang mẹ", bà Kim Trâm nói.
Bà Kim Trâm cho biết thêm ông Ted Engelmann có tình cảm đặc biệt với cụ Doãn Ngọc Trâm. "Cứ vài năm, ông ấy lại sang Việt Nam thăm mẹ, ở với mẹ vài hôm và hai mẹ con rất thân thiết với nhau", bà Kim Trâm thông tin.
Người mẹ cứng rắn, nghị lực
Cụ Doãn Ngọc Trâm sinh ngày 23/12/1925 tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Bà là giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội, vợ của bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê (1916-1999).
Bà Kim Trâm cho biết, trong những ngày cuối đời, mẹ bà bị tai biến mạch máu não, điều trị tại bệnh viện 354. Dù được các bác sĩ hết lòng chăm sóc, cụ Doãn Ngọc Trâm đã qua đời khi vừa bước sang tuổi 99.
Trong ký ức của những người con, cụ Doãn Ngọc Trâm là một người điềm đạm, nhân hậu nhưng cũng rất cứng rắn, có nghị lực.
"Các con, cháu thừa hưởng tính kiên cường của mẹ. Mẹ luôn vượt qua mọi khó khăn mà không chịu đầu hàng việc gì cả. Mẹ luôn muốn các cháu học giỏi, làm người tử tế. Những năm cuối đời, mẹ thường làm việc từ thiện giúp đỡ người nghèo.
Mấy năm gần đây, mẹ bị gãy chân không đi được nhưng vẫn ngồi đan áo để gửi cho các cháu học sinh nghèo. Mẹ là người khéo tay, thích đan áo và nấu ăn rất ngon", bà Kim Trâm chia sẻ.
Trong 4 người con của cụ Doãn Ngọc Trâm và bác sĩ Đặng Ngọc Khuê, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm là người con duy nhất theo nghề của ba mẹ. Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1966, bác sĩ Đặng Thùy Trâm xung phong vào miền Nam chiến đấu.
Ngày 22/6/1970, bà ngã xuống khi còn rất trẻ, biết bao ước mơ, hoài bão chưa kịp dâng hiến cho đất nước.
Fredric Whitehurst, một lính Mỹ, tại chiến trường Đức Phổ, Quảng Ngãi tính châm lửa đốt quyển sổ tay được bọc bằng vải, thu được sau một trận càn quét, người thông dịch của ông đã cản: "Đừng đốt. Bản thân nó đã có lửa rồi!".
Nghe lời khuyên, người lính Mỹ ấy đã không đốt quyển sổ tay. Đó chính là cuốn nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.
Sau này, Nhật ký Đặng Thùy Trâmđược xuất bản, đã truyền cảm hứng mạnh mẽ không chỉ cho giới trẻ Việt Nam, mà còn làm lay động trái tim của bao con người yêu chuộng tự do, hòa bình, bác ái trên thế giới.
Từ khi cuốn nhật ký được biết đến, đã có biết bao cuộc vận động, phong trào ý nghĩa được phát động để người trẻ học tập và noi gương người con gái Hà Nội kiên cường, bất khuất.
Theo Dân Trí
Chưa hết sự cảm thông cho nổi cực nhọc, khó khăn đó, thì có một suy tư khác về lối mưu sinh của họ ám ảnh tôi tận bây giờ. Họ nhặt cá, tôm và các loại thủy sản nước ngọt khác ra khỏi đống rác to đùng đang làm chiếc thuyền tròng trành cho vào khoang chứa, quăng tất cả rác rưởi trả lại con sông trong đêm tĩnh mịch bằng cái tặc lưỡi "hôm nay lại xui rồi".
Lúc ấy tôi nghĩ, họ nghèo và nhờ con sông này để mưu sinh. Con sông là nguồn sống duy nhất của họ. Nhưng rác, từ đầu nguồn bị người ta bỏ vô tội vạ, theo con nước xuôi về đất Mũi làm cho cuộc mưu sinh của ngư dân nơi đây đã khó lại thêm vạn phần khó. Những người bỏ rác đầu nguồn thật có tội với nơi cuối nguồn này. Rồi tôi lại nghĩ, chính người cuối nguồn cũng có khác gì người nơi đầu nguồn. Dòng sông chở che họ trong cuộc mưu sinh, nhưng chính tay họ lại không bảo vệ cho nó.
Cơm, áo, gạo, tiền sát rạt nên người ta chỉ quan tâm đến con cá, con tôm có trong đống rác. Rác tự biết xuôi theo dòng mà đổ ra biển. Suy nghĩ này của họ cũng như những người nơi đầu nguồn, tạo thành vòng lặp "mặc kệ" của con người với rác.
Mấy ngày trước, người nuôi tôm hùm tại xã Cam Lập, TP Cam Ranh được cho là đã vô tư quăng lại cho biển các chất thải như vỏ hàu, ốc, rác nhựa tại gần ngay lồng bè nuôi tôm hùm của họ. Những việc như thế không hiếm, vẫn xảy ra hàng ngày.
Tôi đọc tin này khi đang ở nhà tưởng niệm khắc phục thiệt hại do dầu ở quận Taean, huyện Soweon, vùng biển Seohae - biển Tây Nam của Hàn Quốc.
Năm 2007, vùng biển vàng để tổ chức tham quan du lịch và hơn hết là nơi nuôi trồng rong biển, đánh bắt thủy hải sản - nguồn sống của 65 nghìn ngư dân nơi đây, chết vì sự cố tràn dầu.
66.000 thùng dầu thô của tàu Hong Kong Hebei Spirit va phải sà lan của Hàn Quốc, ước tính làm cho 10.500 tấn dầu thô tràn ra khu vực biển vàng này. Biển bỗng chốc biến thành một màu đen ngòm, hôi thối. Người thuyết minh cho chúng tôi nói bằng giọng run run, rằng đó là cơn ác mộng của người Hàn, là thảm họa đáng sợ nhất trong lịch sử ô nhiễm của đất nước này.
300 người từ 65 tuổi trở lên - với suy nghĩ rằng thời gian gần đất xa trời của họ không còn bao lâu nữa, nhưng người trẻ của làng biển này phải được thấy biển sạch dù sau 20 hay 30 năm nữa - đã góp sức vớt từng mảng dầu loang cho vào thùng đem đi đổ, lau từng viên đá bị dầu bám đông cứng trên bờ biển.
600 cánh tay ấy đã dấy lên một tinh thần bảo vệ môi trường, bảo vệ "nồi cơm" mưu sinh, kéo người Hàn Quốc lần lượt từ khắp mọi miền về Seohae để góp tay. Từ vài chục nghìn lên đến vài trăm nghìn người cứu biển.
Nhanh hơn dự đoán, sau 16 năm, biển chết ngày nào nay nhà nhà san sát làm homestay đón khách trở lại. Nhiều quán cà phê thiết kế bằng cửa kính, tạo tầm nhìn thoáng để du khách ngắm được toàn vẻ đẹp của biển vàng. Đặc biệt hơn, cát không còn nhuốm màu đen của dầu và tiếp tục là nguyên liệu cho ngành chế biến thủy tinh của Hàn Quốc. 65.000 hộ dân đã có thể bám biển và nuôi trồng lá rong biển trở lại.
Tôi chưa kiểm tra xem người Hàn có câu tục ngữ "Ăn cây nào, rào cây đó" như người Việt Nam không, nhưng hành động ấy rất gần với tinh thần của câu tục ngữ này. Sông, biển của chúng ta may mắn không gặp tai nạn khủng khiếp như vậy, nhưng lại bị chính tay của những con người nhờ vào nó mà sống làm tổn thương và hủy hoại dần.
Có thể, những người làm nghề bà cậu vẫn còn thấy một ít tôm cá nên chưa sợ viễn cảnh sông biển cạn cá tôm. Nhưng nếu không biết vừa khai thác, vừa giữ gìn, tôn tạo, thì những gì họ ăn hôm nay là đã lấn vào cả phần của con cháu trong tương lai.
Nguyễn Nam Cường
" alt=""/>Cá tôm nhặt lên, rác đổ xuống biển