Đặc biệt, hệ thống 4 cây cầu, gồm cầu Vũ Yên 1 đã hoàn thành, cầu Hoàng Gia đang xây dựng và 2 cây cầu khác trong quy hoạch bắc qua sông Cấm, sẽ mang tới cho Vũ Yên lợi thế “siêu kết nối”. Khi hệ thống này hoàn thiện, kết hợp với tiện ích bến du thuyền cao cấp, sẽ giúp kéo sát “đảo thượng lưu” với các trung tâm kinh tế, chính trị của Hải Phòng và khu vực, đồng thời, trở thành đòn bẩy nâng tầm giá trị của Vinhomes Royal Island trên thị trường BĐS.
Ông Nguyễn Duy Thắng - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính, Phó Chủ tịch hội đồng quản lý liên danh nhà thầu thi công cầu Hoàng Gia cho biết, nhà thầu đã huy động máy móc, thiết bị hiện đại và các kỹ sư, công nhân có kinh nghiệm thi công nhiều dự án cầu dây văng trong nước, như cầu Rạch Miễu 1, 2, cầu Mỹ Thuận, Bạch Đằng, Sông Hiếu, Trần Thị Lý, Vàm Cống…, tập trung thi công để đảm bảo mục tiêu tiến độ mà chủ đầu tư đề ra.
“Cú hích” kích hoạt sự bứt phá của thị trường BĐS khu vực
Theo ông Thắng, đến thời điểm hiện tại, toàn bộ dự án thi công đạt 55% khối lượng, trong đó phần cầu dẫn vòng xuyến trên đảo Vũ Yên vượt tiến độ, đạt 80% khối lượng. Trong thời gian tới, nhà thầu cho biết sẽ huy động đủ nguồn lực, triển khai đồng loại các mũi thi công, tổ chức thi công 3 ca, cải tiến quy trình công nghệ để rút ngắn tiến độ, đảm bảo mục tiêu hoàn thành cầu vào tháng 8/2025 hoặc có thể sớm hơn.
“Nhà thầu tự tin sẽ hoàn thành tốt dự án đúng tiến độ, đảm bảo an toàn và chất lượng với sự phối hợp, quản lý đồng bộ giữa các bên về giải pháp thi công cũng như nguồn tài chính của dự án’’, ông Thắng khẳng định.
Sau khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng, cầu Hoàng Gia sẽ rút ngắn thời gian kết nối giữa đảo Vũ Yên với trung tâm thành phố Hải Phòng xuống còn 10 phút. Các chuyên gia bất động sản đánh giá, đây chính là “cú hích” tạo sự bứt phá mạnh mẽ cho thị trường BĐS khu vực.
“Kết nối giao thông thuận lợi đã giúp Vinhomes Royal Island vừa trở thành trung tâm thành phố mới vừa là tâm điểm phát triển cho các khu du lịch hay dự án BĐS xung quanh. Khi cầu Hoàng Gia thông xe, tôi dự đoán giá bán BĐS trên đảo Vũ Yên sẽ tăng mạnh”, ông Phạm Tùng - CEO của Diamond Land nhận định.
Ngoài ra, ông Tùng còn dự báo, cầu Hoàng Gia sẽ là yếu tố giúp thu hút một lượng lớn du khách đến với các khu mua sắm - vui chơi giải trí được kết nối trực tiếp như phân khu Tài Lộc và Phố đi bộ công viên Vũ Yên (vừa khai trương ngày 1/6 vừa qua), thúc đẩy phân khu này phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.
“Nhiều món ngon, đặc sản, thương hiệu đã tập trung về đây, chưa kể các sự kiện lớn, lễ hội văn hóa, giải trí cũng thường xuyên được tổ chức kéo du khách về với đảo Vũ Yên. Khi cầu Hoàng Gia thông xe sẽ tạo nên một con đường thuận lợi hơn. Do đó, khách du lịch đến với Hải Phòng chỉ cần đi một điểm tại Vinhomes Royal Island là đủ”, CEO Diamond Land nhận định.
Tiến độ thi công và năng lực của nhà thầu công trình cầu Hoàng Gia góp phần củng cố tiềm năng đầu tư tại Vinhomes Royal Island - dự án hội tụ những tiện ích sang trọng, đẳng cấp quốc tế cùng chất sống thời thượng hàng đầu khu vực. Điều này đã được khẳng định thông qua lịch sử tăng giá ấn tượng tại các dự án khác của Vinhomes, nhờ những giá trị về tiêu chuẩn sống mà các dự án này sở hữu.
Đơn cử, sau 5 năm mở bán, giá BĐS thấp tầng tại Vinhomes Ocean Park 1 (Hà Nội) trên thị trường thứ cấp đã tăng từ 150% - 285%; biệt thự tại Vinhomes Riverside đã tăng nhiều lần so với giá gốc, đạt mức trung bình 300 triệu/m2; tại Golden River (TP.HCM), mức tăng giá ghi nhận gần 150% trong hơn 4 năm qua. Tương tự, khu thương mại dịch vụ Grand World (Ocean City), giá bán phổ biến cũng ghi nhận mức tăng khoảng 30% chỉ sau chưa đầy một năm.
Có thể thấy, một cơ hội đầu tư hấp dẫn đang rộng mở tại Vinhomes Royal Island khi hạ tầng giao thông trọng điểm ngày càng được hoàn thiện. Đây được xem là cơ hội vàng để tìm được chốn sống đẳng cấp, tài sản “độc bản” truyền đời với tiềm năng tăng giá tốt trong tương lai.
Phương Cúc
" alt=""/>Tiềm năng ‘cất cánh’ của Vinhomes Royal Island khi cầu Hoàng Gia hoàn thànhThác Trăng gây ấn tượng với du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, bình dị. Nhìn từ dưới lên, du khách có thể thấy ngọn thác được chia thành 5 tầng thác khác nhau.
Thác nước ở tầng thứ nhất cao khoảng 3m, khi đổ xuống tạo thành những dòng chảy mạnh tung bọt trắng xóa.
Tầng thác thứ 2 và thứ 3 có độ cao từ 4 - 7m, gồm các đoạn dốc thoai thoải với những bậc đá gập ghềnh nên dòng nước chảy hiền hòa hơn.
Ở tầng thứ 4 và thứ 5, dòng nước rẽ ra nhiều nhánh, chảy len lỏi qua từng phiến đá nằm dưới những tán cây cổ thụ.
Trong đó, tầng thác đầu tiên và tầng thác thứ 2, 3 là những địa điểm thu hút du khách tới trải nghiệm hơn vì chân thác có hồ nước rộng, mực nước không sâu, thuận tiện cho cả trẻ em và người lớn bơi lội.
Anh Nguyễn Huy Tiến (người sáng tạo nội dung ở Hòa Bình) từng đến thác Trăng nhiều lần vì ấn tượng với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp.
Theo anh Tiến, du khách có thể trải nghiệm thác Trăng quanh năm nhưng thời điểm lý tưởng nhất là từ tháng 3 đến tháng 8. Lúc này, thác nhiều nước, nước trong và sạch hơn.
Đồng thời, đây cũng là khoảng thời gian du khách có thể tha hồ tắm mát, thư giãn và tránh cái nắng, oi bức của mùa hè miền Bắc.
Du khách bơi lội ở khu vực tầng thác thứ nhất. Tầng thác này hiện hút khách nhất vì khung cảnh đẹp, hồ nước rộng và trong xanh. Nguồn: @giang_a_phu
Đến với thác Trăng, ngoài hoạt động hòa mình vào dòng thác mát lạnh, du khách còn có cơ hội tìm hiểu về đời sống văn hóa, phong tục tập quán của bà con dân tộc Mường nơi đây.
Quanh thác Trăng, người dân bản địa xây dựng một số lán nhỏ ở khu vực phía thượng nguồn để phục vụ du khách nghỉ ngơi, hoặc tổ chức ăn uống, dã ngoại ngoài trời.
Du khách có thể chủ động mang theo đồ ăn hoặc đặt cơm ngay tại khu vực thác với nhiều món ngon, đặc sản trứ danh của người bản địa như: Cơm lam, măng đắng, gà đồi, ốc đá, cá suối nướng, thịt lợn rừng...
![]() | ![]() |
Ngoài ra, khách du lịch tới đây cũng có thể lựa chọn các hình thức lưu trú đa dạng như camping, homestay,… ở một số khu nghỉ cạnh thác với giá dao động từ 300.000 – 500.000 đồng/đêm.
“Khung cảnh ở thác Trăng vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, nước trong và sạch, có thể nhìn thấy đáy. Xung quanh thác có một số dịch vụ như ăn uống, nước giải khát, cho thuê đồ bơi hoặc trang phục chụp hình nên thuận tiện cho du khách ghé thăm.
Cuối tuần, lượng khách tới thác rất đông nên bạn có thể sắp xếp đi vào các ngày trong tuần hoặc đặt dịch vụ ăn uống, lưu trú từ trước”, bạn Nguyễn Vy – một du khách ở Hà Nội chia sẻ.
Để đến thác Trăng, từ Hà Nội, du khách di chuyển theo đường Đại lộ Thăng Long, chạy theo hướng Hòa Lạc (Hòa Bình) rồi rẽ vào tỉnh lộ 436, đi tiếp khoảng 300m là tới khu vực thác.
Nhiều du khách từng đến thác Trăng nhận xét, đường đi vào khu vực thác rất thuận tiện, ô tô và xe máy có thể di chuyển tận nơi.
Tới đây, du khách cũng có thể kết hợp trải nghiệm thác Thung Vòng (ở xóm Khi) trên địa bàn xã Nhân Mỹ, cách thác Trăng vài cây số hoặc tiếp tục hành trình khám phá một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở các huyện lân cận như bản Lác (Mai Châu), thác Mu (Lạc Sơn),… với thời gian di chuyển chỉ khoảng 1 tiếng.
Cụ thể, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã tham gia ý kiến về phương án quy hoạch tại khu đất nêu trên để thực hiện dự án xây dựng trường mầm non Đồng Tâm, trong đó yêu cầu sau khi hoàn tất các công việc về quản lý, sử dụng đất tại khu đất, đề nghị UBND quận Hai Bà Trưng triển khai thủ tục điều chỉnh cục bộ tại ô quy hoạch này theo quy trình quy định...
Sau khi có chỉ đạo của UBND TP về quản lý, sử dụng đất của Công ty Cổ phần Điện máy, xe đạp, xe máy, đề nghị UBND quận Hai Bà Trưng hoàn chỉnh lại hồ sơ, nộp cơ quan này để xem xét, giải quyết theo quy định.
“Tuy nhiên, trong quá trình UBND quận Hai Bà Trưng thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị H1-4 tại khu đất, CTCP Điện máy xe đạp, xe máy, chưa đồng thuận với chủ trương xây dựng trường học và đề nghị được giữ lại khu đất với lý do không còn văn phòng, trụ sở làm việc, ảnh hưởng đến đời sống cán bộ công nhân viên công ty” - văn bản của UBND TP. Hà Nội nêu.
Đến ngày 3/8/2022, Văn phòng UBND TP tiếp tục có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông về việc sử dụng đất tại số 163 phố Đại La; trong đó giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), đề xuất giải quyết, báo cáo UBND TP.
Về thủ tục điều chỉnh quy hoạch khu đất, giao Sở QHKT, UBND quận Hai Bà Trưng thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND TP.
UBND TP. Hà Nội thông tin, tháng 10/2023, Sở QHKT đã có công văn hướng dẫn UBND quận Hai Bà Trưng các nội dung nêu trên để có cơ sở thẩm định, trình UBND TP xem xét phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị, làm cơ sở để UBND quận Hai Bà Trưng triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng trường mầm non tại khu đất.
Đề nghị xây trường học là phù hợp quy hoạch
Đối vớikhu đất tại số 418 phố Bạch Mai, theo UBND TP, khu đất có tổng diện tích khoảng 7.070m2 do Công ty Kỹ thuật điện thông Elinco quản lý, sử dụng (theo hợp đồng thuê đất ký ngày 22/9/1998).
Theo quy hoạch phân khu đô thị H1-4 tỷ lệ 1/2000 đã được UBND TP phê duyệt năm 2021, khu đất nêu trên nằm trong khu vực được định hướng các chức năng sử dụng đất trường mầm non, đất trường tiểu học và đường giao thông.
Theo Nghị quyết số 15 năm 2023 của HĐND TP thông qua điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2023, trong đó có dự án đăng ký mới thực hiện trong năm 2023 của quận Hai Bà Trưng là dự án xây dựng trường tiểu học tại 418 Bạch Mai và dự án xây dựng trường mầm non tại 418 Bạch Mai.
“Việc cử tri đề nghị xây trường học tại khu đất số 418 phố Bạch Mai là phù hợp với định hướng quy hoạch được phê duyệt” - UBND TP khẳng định.
Còn đối với khu đất tại số 14 phố Mạc Thị Bưởi do Công ty Thực phẩm Miền Bắc quản lý sử dụng, khu đất có diện tích khoảng 7.545m2.
Theo quy hoạch phân khu đô thị H1-4 tỷ lệ 1/2000 đã được UBND TP phê duyệt, khu đất trên có một phần diện tích (phía Tây Nam) nằm trong phạm vi mở đường quy hoạch, phần lớn diện tích còn lại nằm trong khu vực được định hướng chức năng là đất trường trung học phổ thông (diện tích khoảng 6.900m2).
Vì vậy, văn bản của UBND TP. Hà Nội cho rằng, việc cử tri đề nghị xây trường học tại khu đất số 14 phố Mạc Thị Bưởi là phù hợp với định hướng quy hoạch được phê duyệt.
Thanh tra, xem xét việc thu hồi
Về đề nghị thu hồi đất, UBND TP. Hà Nội cho hay việc xem xét, quyết định thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 phải thực hiện trình tự, thủ tục thu hồi đất.
Ngày 31/12/2020, Giám đốc Sở TN-MT đã ra quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với Công ty Kỹ thuật Điện Thông sử dụng đất tại số 404 và số 418 Bạch Mai (phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng).
Thực hiện kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, tháng 12/2023, Đoàn Thanh tra đã có báo cáo UBND TP về kết quả thanh tra.
Thực hiện kiến nghị của cử tri quận Hai Bà Trưng, năm 2024, UBND TP tiếp tục giao Sở TN-MT chủ trì, phối hợp tổ chức thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với khu đất do Công ty Điện máy đang sử dụng tại 163 Đại La (phường Đồng Tâm) và khu đất do CTCP Thực phẩm Miền Bắc đang sử dụng tại 14 Mạc Thị Bưởi (phường Vĩnh Tuy).
“Trên cơ sở kết quả thanh tra, UBND TP sẽ xem xét, xử lý vi phạm theo quy định; trong đó có việc xem xét thu hồi các điểm đất này để dành đất xây dựng trường học tại khu vực trên, giải quyết tình trạng thiếu trường, lớp học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng”, UBND TP. Hà Nội cho biết.