Thông tin từ Bộ Công Thương cho hay Bộ này vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2011/TT-BCT ngày 12/5/ 2011 (Thông tư 20) quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống.
Cụ thể, trong văn bản vừa ban hành, Bộ Công Thương quyết định bãi bỏ khoản 2 Điều 1 Thông tư số Thông tư số 20/2011/TT-BCT. Điều khoản ở Thông tư này quy định thương nhân nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, phải nộp bổ sung những giấy tờ sau cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Thông tư 20 được ban hành năm 2011 và chính thức hết hiệu lực vào 1/7 năm ngoái. Khi thông tư này hết hiệu lực lập tức gây ra một cuộc tranh cãi giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu xe.
Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô không chính hãng cho biết, Thông tư 20 quy định thêm các giấy phép con trong kinh doanh đã làm khó cho các doanh nghiệp nhập khẩu này và tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng khi lợi ích nghiêng về một vài doanh nghiệp có được giấy ủy quyền chính hãng. Thậm chí, các quy định của thông tư này hoàn toàn trái luật và cần được bãi bỏ.
Tuy nhiên, cả các nhà nhập khẩu xe chính hãng (VIVA) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) lại muốn giữ Thông tư 20 và cho rằng nếu Chính phủ mở cửa cho việc nhập khẩu, thị trường xe Việt sẽ bị mất kiểm soát. Việc đảm bảo chất lượng xe và dịch vụ khách hàng, các chiến dịch triệu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ... có thể bị bỏ ngỏ nếu Thông tư 20 hết hiệu lực mà không có văn bản thay thế. Thậm chí, đơn vị này lo ngại, các nhà nhập khẩu không chính hãng sẽ trốn thuế bằng việc khai giá mua xe, bán xe thấp hơn thực tế và thanh toán bất hợp pháp ra nước ngoài như tình trạng đã xảy ra trước đây.
Trước đó, Bộ Công Thương cho hay thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 20, Bộ đã tổ chức họp để xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan, VCCI, VAMA, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống và đã có báo cáo chính thức trình Thủ tướng Chính phủ.
Thông tư 20 không được ban hành để "hạn chế nhập khẩu" hoặc "kiềm chế nhập siêu". Mục đích ban hành Thông tư 20 đã được thể hiện rõ tại phần đầu của Thông tư, đó là "nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an toàn giao thông đường bộ". Toàn bộ nội dung Thông tư cũng cho thấy mục đích này khi yêu cầu thương nhân nhập khẩu, phân phối xe mới từ 9 chỗ ngồi trở xuống phải chịu trách nhiệm với người tiêu dùng về việc bảo hành xe và với tư cách là nhà nhập khẩu, phân phối được nhà sản xuất ủy quyền hoặc chỉ định, phải thay mặt nhà sản xuất chịu trách nhiệm về xe nhập khẩu đó trong một số trường hợp nhất định (như triệu hồi do lỗi của nhà sản xuất).
" alt=""/>Bỏ điều kiện nhập khẩu trong Thông tư 20, ô tô 'ngoại' được cởi trói?Ngày 23/1/2018, trong vòng Bán kết U23 châu Á 2018, U23 Việt Nam và U23 Qatar phải phân định thắng thua trên chấm luân lưu 11m. Đội tuyển Việt Nam đã lập nên chiến tích khó tin khi vào chung kết U23 châu Á 2018 sau chiến thắng 4-3 trước Qatar trong loạt sút luân lưu 11m. Đây là chiến tích lịch sử với bóng đá Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Nhưng đây hoàn toàn không phải một thành tích do may mắn. Việt Nam đã trình diễn một bản lĩnh khó tin và một lối đá khó chơi đủ để loại bỏ cả những đội bóng mạnh nhất khu vực.
Ngay sau khi đội tuyển Việt Nam vào trận Chung kết U23 châu Á, MobiFone đã quyết định tặng 25 tháng sử dụng dịch vụ MobiFone và cho các cầu thủ U23 Việt Nam và cả Ban huấn luyện. Đại diện MobiFone cho biết, gói cước được thiết kế tặng riêng cho các cầu thủ và Ban huấn luyện đội tuyển U23 Việt Nam là gói cước VIP tích hợp viễn thông - truyền hình với nhiều ưu đãi về cước thoại, SMS trong nước và ưu đãi truy cập 3G, 4G Internet, ưu đãi xem truyền hình MobiTV. Tổng giá trị tối đa cho mỗi thuê bao là 25 triệu đồng/25 tháng. Số tiền quy đổi từ dịch vụ này cho các cầu thủ U23 Việt Nam và cả Ban Huấn luyện trị giá khoảng 2 tỷ đồng.
Đại diện MobiFone cho biết, con số 25 mang ý nghĩa hết sức đặc biệt gắn liền với thông điệp kỷ niệm 25 năm ngày ra đời MobiFone - mạng điện thoại di động đầu tiên tại Việt Nam và hết sức gần gũi với sức trẻ của đội tuyển U23 Việt Nam. Dành tặng thẻ Kim Cương, MobiFone thể hiện sự trân trọng nhất cho đội tuyển U23 Việt Nam và Ban huấn luyện vì đây là thẻ cao nhất dành cho khách hàng trong chương trình chăm sóc khách hàng mang tên "Kết nối dài lâu" - một chương trình chăm sóc khách hàng dài hạn và mang tính chiến lược của MobiFone.
" alt=""/>MobiFone tặng thẻ Kim Cương và dịch vụ trị giá 2 tỷ đồng cho các cầu thủ U23Ông Choon Teck từng đảm nhận thành công nhiều vai trò lãnh đạo cấp cao của các phòng ban với hiệu quả kinh doanh dẫn đầu. Ông cũng nhận nhiều giải thưởng danh giá như Giải thưởng HP STAR Award năm 1998 và 1999, và Giải thưởng Personal Systems Group Asia Pacific Leadership Award (tạm dịch: Giải thưởng Lãnh đạo khối Máy tính Cá nhân tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương) năm 2002.
Trước khi đảm nhận vị trí hiện tại ở HP Việt Nam, ông Choon Teck từng là Chánh Văn phòng cho Giám đốc Điều hành HP khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc (SEA-K). Ông chịu trách nhiệm quản lý kinh doanh, điều hành hoạt động và hoạch định chiến lược cho toàn bộ khu vực vốn đang phát triển rất đa dạng này. Ông cũng đóng góp cho sự tăng trưởng và tính bình ổn cao của công việc kinh doanh tại khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc (SEA-K). Trước đó, ông từng là Giám đốc Phân phối và Thương mại mảng in ấn và máy tính cá nhân cho HP Indonesia.
Trong sự nghiệp của mình tại HP, ông Choon Teck đã đảm nhiệm nhiều vai trò trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản. Kinh nghiệm trước đây của ông bao gồm làm việc trong quản lý dây chuyền sản xuất, chuỗi cung ứng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng, và quản lý kênh phân phối.
" alt=""/>HP Việt Nam có Tổng giám đốc mới