![]() |
Vũ Thị Thu Huyền, nữ thủ khoa đầu ra của Trường ĐH PCCC. Ảnh: NVCC. |
Vũ Thị Thu Huyền từng được nhiều bạn trẻ biết tới với danh hiệu nữ thủ khoa đầu ra của Trường ĐH PCCC năm 2016 với điểm học tập toàn khóa là 9,19. Huyền cũng là nữ thủ khoa đầu tiên được phong quân hàm trung úy ngay sau khi tốt nghiệp trong lịch sử 40 năm đào tạo của trường này.
Chúng tôi liên hệ gặp Huyền khi cô trung úy mới 23 tuổi đang trong thời gian thực tế tại Phòng Cảnh sát PCCC số 9 (Hà Đông). Huyền cho biết, em đã chính thức được ở lại trường để trở thành một giảng viên và hiện đang trong quá trình đi thực tế tại cơ sở trước khi chính thức đứng lớp.
Huyền kể, bố và chú em đều là người trong ngành công an, tuy nhiên, không ai làm công ngành PCCC. Việc vào học tại Trường ĐH PCCC đối với Huyền là một cái duyên.
Bản thân Huyền khi học THPT cũng không biết nhiều về trường. Tới khi đi khám sức khỏe để sơ tuyển vào CAND thì em nhận được giới thiệu và nhận được lời khuyên nên thi vào Trường ĐH PCCC.
"Lúc đó, thực sự em cũng không nghĩ vào trường học sẽ vất vả và thậm chí cũng không biết là quá ít nữ" - Huyền nói. "Khóa học của em có tổng cộng 288 học sinh thì chỉ có 12 bạn là nữ".
![]() |
Huyền cho rằng, công việc phòng cháy chữa cháy không chỉ dành cho nam giới. |
Huyền cho biết, những ngày đầu mới vào trường học, nhớ nhà, các quy định, kỷ luật rất nghiêm khắc của nhà trường cũng như việc học tập vất vả khiến nhiều lúc em nghĩ mình đã lựa chọn sai.
"Lúc đầu, em tưởng tượng Trường ĐH Phòng cháy Chữa cháy chỉ làm nhiệm vụ cầm vòi phun nước khi có hỏa hoạn. Tuy nhiên, mọi thứ khác xa so với tưởng tượng ban đầu. Bọn em phải tập điều lệnh, tập võ ngoại khóa, các môn học thể chất, kỹ thuật cá nhân, đội hình chữa cháy... hầu như đều thực hiện dưới trời nắng" - Huyền nói.
Thế nhưng khi hỏi Huyền rằng em có nghĩ công việc PCCC là công việc chỉ nên dành cho nam giới không thì Huyền quả quyết rằng chưa bao giờ em nghĩ đó là công việc dành cho nam giới.
Huyền cho biết, mặc dù cả khóa học chỉ có 12 học sinh nữ và cũng được các thầy cô ưu tiên, không đòi hỏi quá cao như nam giới song các bạn vẫn phải đáp ứng tất cả các yêu cầu giống như các bạn nam. "Có bạn nữ từng bị ngất vì say nắng hay quá mệt khi tập luyện" - Huyền kể.
Có lẽ cũng vì tin rằng, công việc PCCC vất vả không chỉ là "đặc quyền" của nam giới, Huyền đã rất nỗ lực trong học tập trong suốt 5 năm rèn luyện tại trường.
Điểm thi đầu vào không cao và cũng tự nhận rằng mình không thông minh, ngay từ đầu, Huyền đã đặt mục tiêu học thật tốt. "Học xong học kỳ 1 thì em thấy các môn học khá hợp với sở thích và em đã có gắng để đạt điểm cao trong nhiều môn".
Sau đó, nhờ có sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm, các anh chị trong trường, Huyền đã cố gắng học tốt ở tất cả các môn và đặt mục tiêu các năm học sau đều là học sinh giỏi.
Ngoài thành tích học tập vào loại "khủng" ở trường, Huyền còn rất tích cực tham gia các hoạt động phong trào và hoạt động của trường. Ít ai nghĩ rằng, cô gái mảnh dẻ này từng giành 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng võ thuật và 1 huy chương vàng bắn súng trong các hội thi toàn ngành công an.
Huyền cho biết, khi vào trường em mới tham gia câu lạc bộ võ thuật của trường và học Teakwondo. Ban đầu, em chỉ tham gia để rèn luyện sức khỏe nhưng sau đó thấy em có chút năng khiếu nên các thầy cô đã bồi dưỡng và động viên em luyện tập để tham gia các giải đấu.
![]() |
Huyền (thứ 2 từ trái sáng) cùng các bạn trong một giải thi đấu võ thuật của ngành công an. |
Trải nghiệm đáng nhớ nhất với Huyền là việc phải ép cân để tham gia các giải đấu. Huyền nặng 54kg mà thường tham gia các giải đấu hạng 47kg nên trước mỗi đợt thi đấu phải ép cân rất khổ sở. Tuy nhiên, Huyền khoảnh khắc đứng trên sàn đấu, giành chiến thắng trong tiếng reo hò cổ vũ của các thầy cô, bạn bè là những kỷ niệm em không bao giờ quên được.
Đối với công việc phòng cháy chữa cháy, Huyền cho biết, tới nay, em mới chỉ tham gia chữa cháy một lần trong thời gian đi thực tập ở năm học thứ 5 nhưng cũng đủ để em hình dung những khó khăn, phức tạp của các đám cháy trong thực tế.
Huyền kể, đã từng chứng kiến cũng như đọc nhiều trường hợp chiến sĩ cảnh sát chữa cháy bị thương thậm chí nguy hiểm tới tính mạng khi làm việc, có lúc, Huyền đã cảm thấy sợ.
"Tuy nhiên, tính chất công việc của chúng em là như vậy nên phải lấy tinh thần buộc phải chấp nhận rủi ro ấy thay cho nỗi sợ hãi. Hơn nữa, lúc xảy ra cháy thì những chiến sĩ cảnh sát PCCC không nghĩ tới việc bị thương mà chỉ hy vọng đám cháy nhỏ và không có người dân nào bị nguy hiểm" - Huyên khẳng định.
Huyền cũng cho biết, trong công tác phòng cháy chữa cháy thì việc trang bị kỹ năng phòng cháy và chữa cháy ban đầu cũng như trang bị các kỹ năng thoát nạn trong hỏa hoạn cũng quan trọng không kém gì việc chữa cháy của các chiến sĩ cảnh sát chuyên nghiệp.
"Chúng ta không biết khi nào sẽ xảy ra hỏa hoạn. Do đó, nếu trang bị tốt kỹ năng để thoát nạn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình. Ngoài ra, có thể giúp những người khác thoát nạn cũng như hỗ trợ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp trong quá trình cứu chữa vụ cháy" - Huyền nói.
Lê Văn
" alt=""/>Nữ thủ khoa PCCC: Chưa bao giờ nghĩ chữa cháy là công việc của nam giớiVới niềm đam mê với nghề, cô giáo trẻ đã trau dồi kiến thức chuyên môn, cải tiến phương pháp giảng dạy để phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp thu của học sinh. Trong các tiết dạy, ngoài kiến thức chuyên môn, cô Hân lồng ghép việc giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục về quốc phòng - an ninh...
“Qua những bài hát, tiết Âm nhạc, tôi muốn truyền tải đển với các học sinh thông điệp rằng hãy hướng tới và tận hưởng một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc”, cô Hân nói.
Ngoài truyền cảm hứng bằng giọng hát hay, cô còn có khả năng chơi nhiều loại nhạc cụ như đàn piano, sáo, kèn phím...
Cô giáo trẻ cũng thường xuyên cập nhật những bài hát “thời thượng” với giới trẻ vào trong việc giảng dạy để giúp không khí giờ dạy vui tươi, hứng khởi hơn.
“Tôi vẫn thường đưa vào những nội dung mới hoặc những bài hát đang là xu hướng được mọi người quan tâm. Tuy nhiên, trước đó cần chắt lọc những bài phù hợp với lứa tuổi học sinh của mình. Tôi đã đưa vào giờ dạy một số bài hát mà các em rất thích như: ‘Đi giữa trời rực rỡ’ hay ‘Việt Nam ơi!', ‘Việt Nam trong tôi là’, ‘Hương vị tình thân’”, cô Hân nói.
Điều cô giáo trẻ trăn trở là hiện nay, với các bài hát hiện đại, xu hướng, các em học sinh thường cập nhật rất nhanh. Song, những dòng nhạc truyền thống, nhạc quê hương, dân ca... lại ít được các em quan tâm. “Tôi khuyến khích học trò nghe nhiều hơn, cảm nhận nhiều hơn những dòng nhạc quê hương, dân ca... Từ đó, các em dần cảm nhận được vẻ đẹp của văn hóa truyền thống”, cô Hân nói.
Ngoài dạy âm nhạc, cô giáo 9X cũng giới thiệu và cùng học sinh tập các điệu nhảy dân vũ. Năm học 2023 - 2024, cô Hân vinh dự nhận danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi môn Âm nhạc” cấp tỉnh. Đó là một trong những minh chứng khẳng định sự tận tâm và năng lực vượt trội trong nghề của cô giáo 9X.
Sau 12 năm công tác, trải qua 2 ngôi trường, nhiều học sinh ấn tượng với cô bởi vẻ ngoài xinh xắn. Cô Hân chia sẻ rất vui khi đón nhận những lời khen, sự yêu mến từ các học trò. “Tôi cũng thường xuyên gần gũi với học sinh nên các em cũng thường dành cho tôi những lời khen động viên như thế”, cô Hân cười tươi.
Cô giáo trẻ cho rằng, ngoại hình cũng là một yếu tố giúp thuận lợi hơn trong công việc của nghề giáo. "Có lẽ điều đó giúp học sinh nhỏ hào hứng hơn khi nhìn thấy cô lên lớp. Song, tôi nghĩ điều quan trọng hơn cả vẫn phải là cách tiếp cận và truyền tải tới học sinh. Bài học của mình phải lôi cuốn, khiến học sinh thích thú khi lên lớp - đó mới là điều quan trọng nhất”.
Không chỉ là giáo viên dạy Âm nhạc, cô Hân còn giữ vai trò Tổng phụ trách Đội của Trường THCS Quang Trung.
Với vai trò của mình, cô Hân cũng thường xuyên kêu gọi học sinh toàn trường quyên góp, ủng hộ sách vở, quần áo cũ để cùng nhiều Liên đội các trường khác chung tay giúp đỡ những học sinh khó khăn trên địa bàn tỉnh. “Phong trào này được các Đội viên ở trường tôi rất hưởng ứng. Đây cũng là một hoạt động mà tôi muốn được lan tỏa, chia sẻ.
Hiện nay, nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra với các học sinh như bạo lực học đường, chán nản, thậm chí có những hành vi dại dột như tự tử... vì chưa nhận thức được giá trị của cuộc sống. Tôi luôn đau đáu rằng mình cần làm điều gì đó trong khả năng để thay đổi phần nào thực trạng đó, ít nhất ngay trong chính ngôi trường mình”, cô Hân nói.
Kể cả qua công tác Tổng phụ trách Đội hay qua những bài học của môn Âm nhạc, cô giáo trẻ luôn cố gắng giúp cho các học sinh hiểu được giá trị của lòng biết ơn. Việc này đến từ những điều nhỏ nhất như biết ơn cha mẹ, thầy cô và rộng hơn biết ơn khi được sống ở một đất nước hòa bình, tự do...
Điều cô Hân vui nhất là nỗ lực của mình cùng các đồng nghiệp đang góp phần giúp học sinh của trường ngoan hơn, biết hỏi han, quan tâm người khác; đoàn kết, tự giác trong học tập, giữ gìn vệ sinh chung,...
“Hiện nay, thời gian của các em học sinh dành cho những hoạt động ngoại khóa đang khá eo hẹp. Tôi hy vọng các em sẽ có thêm nhiều thời gian, sân chơi, hoạt động ý nghĩa để xa rời những vấn nạn tiêu cực trong học đường”, cô Hân nói.
Với những thành tích cá nhân đạt được và những cống hiến cho học sinh, nhà trường và ngành giáo dục TP Thái Nguyên trong suốt quá trình công tác, mới đây cô giáo Lê Thị Khánh Hân cũng được T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương năm 2024.
Về nguồn nhân lực, Việt Nam sở hữu nguồn nhân lực trẻ và tài năng, một lợi thế lớn trong việc phát triển AI. "Với hơn 70% dân số dưới 35 tuổi và tỷ lệ tốt nghiệp đại học ngày càng tăng, Việt Nam có thể đào tạo và thu hút những tài năng AI hàng đầu", đại diện Google chia sẻ. Bên cạnh đó, với khoảng 80 triệu người dùng Internet dưới 30 tuổi, Việt Nam cũng được đánh giá là thị trường màu mỡ và đầy tiềm năng của sản phẩm và ứng dụng AI.
Tại hội nghị, các diễn giả cũng đồng tình rằng Việt Nam đang có nhiều lợi thế trong việc phát triển AI, nhờ vào thị trường, nguồn nhân lực và hệ sinh thái khởi nghiệp.
Về hệ sinh thái, theo thống kê, Việt Nam đã thu hút được hơn 1 tỷ USD đầu tư vào các startup công nghệ trong năm 2023. Sự tăng trưởng nhanh chóng của hệ sinh thái khởi nghiệp đã ở mức độ trưởng thành tương đương Singapore và Malaysia, cho thấy tiềm năng đổi mới và khả năng tạo ra các giải pháp AI đột phá.
Thị trường Việt Nam đang đón nhận sự trợ lực rất lớn từ Chính phủ và các tập đoàn công nghệ trong nước để “đón sóng” AI. Việt Nam dự kiến sẽ cần thêm 100.000 chuyên gia AI trong vòng 5 năm tới để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Từ quan điểm cá nhân, Tiến sĩ Lê Viết Quốc, chuyên gia cấp cao từ Google cho hay: "Chính phủ Việt Nam đã và đang đưa ra nhiều chính sách khuyến khích khởi nghiệp và đầu tư vào công nghệ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp AI phát triển và cạnh tranh trên thị trường quốc tế".
Tiến sĩ Vũ Duy Thức, người lấy bằng tiến sĩ về trí tuệ nhân tạo tại Đại học Stanford (Mỹ), Founder OhmniLabs đánh giá, Việt Nam có lợi thế lớn về con người, nguồn nhân lực trong lĩnh vực AI. Bởi theo ông, ở các tập đoàn lớn trên thế giới đều đang có người Việt nắm giữ các vị trí quan trọng.
Về nguồn nhân lực tài năng, Việt Nam có truyền thống giáo dục tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực toán học và khoa học. Sinh viên Việt Nam thường xuyên đạt thành tích cao trong các kỳ thi toán học quốc tế, chứng tỏ khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề - những kỹ năng cần thiết cho việc phát triển AI. Đây là tiền đề để tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành AI.
Mặc dù có tiềm năng, Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng AI, thu hút nhân tài, đặc biệt trong lĩnh vực toán học và khoa học. Để giải quyết vấn đề này, tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo tạo sinh 2024, các chuyên gia đề xuất Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác giữa các trường đại học, doanh nghiệp và Chính phủ để xây dựng một hệ sinh thái AI.
Nắm bắt và thúc đẩy các lợi thế, hiện thực hóa các tiềm năng, gắn kết giữa Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghiệp công nghệ, đây là những điều kiện then chốt để Việt Nam trở thành điểm sáng trên bản đồ AI toàn cầu.