Tâm Lực hiện sở hữu một dự án khoảng 3,7ha tại TP Thủ Đức, TP. HCM gồm đất ở lâu dài và phần đất thuê 50 năm cho mục đích thương mại, với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp.
Dự án có tổng giá trị phát triển lên tới 1,1 tỷ USD.
Vị trí của khu dự án tiếp giáp với Xa Lộ Hà Nội và nút giao thông An Phú, là cửa ngõ của đường cao tốc Bắc Nam.
Dự án này đã sẵn sàng khởi công xây dựng với đầy đủ phê duyệt pháp lý cần thiết.
Gamuda cho biết dự án có vị trí chiến lược tại TP Thủ Đức, khu vực được coi là "Trung tâm sáng tạo" của TP. HCM, sẽ giúp Gamuda Land tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ tại Việt Nam.
Dự án được thiết kế với 1.968 căn hộ riêng biệt, 12 căn hộ áp mái, 51 cửa hàng khối đế và 21 căn nhà phố thương mại.
Tập đoàn Gamuda cũng chia sẻ thương vụ này là một phần trong chiến lược “Dự án quay vòng nhanh” của Gamuda Land với việc tập trung vào tạo ra một hệ thống các tài sản có tỷ lệ hoàn vốn cao, thời gian đầu tư tối đa 5 năm.
Theo Gamuda, dự án được hãng nghiên cứu thị trường Savills định vị mục tiêu thuộc phân khúc cao cấp, với vùng giá bán từ 4.000 - 7.000 USD/m2. Nguồn căn hộ mới trong phân khúc này đã ghi nhận tỷ lệ hấp thụ ổn định trên 75% trong 5 năm qua.
Ngoài ra, Gamuda cũng nhận định rằng nguồn cung trong phân khúc tại khu vực xung quanh sẽ rất hạn chế. Phần lớn nguồn cung dự kiến sẽ nằm trong khu vực lân cận Thủ Thiêm và chủ yếu nằm ở phân khúc cao cấp có giá lên tới trên 7.000 USD/m2.
Liên quan đến khu đất dự án, theo tìm hiểu của PV VietNamNet, ngày 12/1/2022, UBND TP. HCM ban hành Quyết định số 149 về việc giao đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại phường An Phú, TP Thủ Đức cho Công ty CP Bất động sản Tâm Lực để thực hiện dự án khu nhà ở Tâm Lực với tổng diện tích đất dự án khoảng 3,7ha, theo quyết định chủ trương đầu tư ngày 25/1/2021 của UBND TPHCM.
Khu đất gồm 27.043 m2 đất ở đô thị và 10.656 m2 đất công trình công cộng.
Bước chân vào thị trường Việt Nam từ năm 2007, Gamuda Land đang đầu tư hai dự án lớn là Gamuda tại quận Hoàng Mai, Hà Nội và Celadon City tại quận Tân Phú, TP.HCM.
Vào cuối năm 2021, Gamuda Land đã mua 5,6ha đất khu dân cư ở Bình Dương với giá 54 triệu USD để phát triển một dự án nhà ở phức hợp. Theo giới thiệu, dự án này có tên là Artisan Park gồm 349 căn shophouse.
Barcelona sa thải Xavi Hernandez. Một tháng sau khi chủ tịch Joan Laporta xuất hiện công khai cùng HLV người Catalunya để ăn mừng việc cựu tiền vệ tiếp tục ở lại CLB theo hợp đồng đến tháng 6/2025, thay vì cuối mùa này.
Quyết định trên không chỉ liên quan đến thể chế, mà còn vì bóng đá. BLĐ của Laporta không có sự đồng nhất với Xavi về dự án cũng như kỳ vọng về mặt thành công.
Theo nguồn tin từ Barca, tác động kinh tế từ việc sa thải Xavi vẫn chưa được xác định. Ngay sau khi biết tin ra đi, vị thuyền trưởng đề cập trên mạng xã hội: "Việc rời khỏi CLB của cuộc đời bạn không bao giờ là dễ dàng, nhưng tôi chấp nhận, tự hào sau 2 năm rưỡi quản lý phòng thay đồ như một gia đình thứ hai".
Về nguyên tắc, chi phí sa thải Xavi và đội ngũ trợ lý của ông là 20 triệu euro. Đây là hình thức kinh doanh thất bại với một CLB chìm trong khó khăn và phải tuân thủ luật công bằng tài chính để thuê Hansi Flick.
Trên thực tế, sự ngờ vực của Laporta với Xavikhông phải là mới. Ngày 27/1, sau khi thua Villarreal 3-5, cựu đội trưởng tuyên bố chia tay vào cuối mùa giải.
Laporta buột miệng: "Nếu không phải Xavi, tôi đã sa thải cậu ấy". Có thể thấy, vị chủ tịch Barca không tin vào công việc huấn luyện của Xavi, mà chỉ nhớ đến huyền thoại Xavi.
Bản thân Laporta từng tuyên bố Xavi không hợp với Barca khi tìm kiếm người thay Ronald Koeman hồi mùa thu 2021.
"Cậu ấy không có kinh nghiệm, chỉ phù hợp là nhân vật chính ở đội dự bị", Laporta nói. Tuy nhiên, sau khi chia tay Koeman, Barca buộc phải chọn ông vì tính biểu tượng và hình ảnh.
Sau danh hiệu La Liga 2022-23, Xavi thất bại trong việc đề xuất các mục tiêu chuyển nhượng: muốn Zubimendi thay Busquets, nhưng CLB mang về Joao Felix vốn không cần thiết.
Xavi buộc phải xây dựng đội hình dựa trên những ý tưởng mà Laporta đề xuất, sau này có thêm GĐTT Deco.
Từ Messi đến Xavi
Gần đây, khi chuẩn bị cho trận Almeria, Xavi đề cập: "Tình hình rất phức tạp và CLB không giống câu chuyện 25 năm trước. Bây giờ, HLV không được yêu cầu 'mục tiêu này, cầu thủ kia, hay anh chàng nọ'. Tất cả đã thay đổi".
Đây được cho là nguyên nhân khiến Laporta và bộ phận quản lý thể thao Barcelonathông qua quyết định sa thải Xavi.
Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Từ hai tháng trước, Laporta đã liên hệ với Hansi Flick sau khi lấy ý kiến của "nhóm cầu thủ người Đức" (Ilkay Gundogan, Ter Stegen, cũng bao gồm Lewandowski - người mà phần lớn sự nghiệp diễn ra tại Bundesliga).
Người ta thấy GĐTT Deco bay đến London (Anh), nơi Pini Zahavi - người đại diện của Flick, cũng như Robert Lewandowski, và là bạn thân với Laporta - đang sống. Cuộc gặp nhằm mục đích xác định dự án tương lai với cựu HLV trưởng tuyển Đức.
Từ thỏa thuận ngầm này, trong 2 tháng qua Flick từ chối nhiều đề nghị của các CLB Premier League, bao gồm MU - đội xếp ông vào nhóm ứng viên ưu tiên thay Erik ten Hag.
Xavi thấy thông tin về thỏa thuận với Flick thông qua các tờ báo Catalunya thân Barca. Đó là lý do ông yêu cầu gặp Laporta, thậm chí vào bệnh viện nơi vị chủ tịch đang khám bệnh.
Cuối cùng Laporta đồng ý gặp Xavi vào thứ Sáu (24/5), ở trung tâm huấn luyện Joan Gamper. Đó cũng là ngày Barca thông báo quyết định sa thải.
Từ một biểu tượng, Xavi bị đẩy đi bằng cửa sau. Điều này tương tự câu chuyện mà Lionel Messi và Koeman trải qua tại Camp Nou, đều diễn ra từ khi Laporta trở lại ghế chủ tịch.
Laporta mượn Messi để làm hình ảnh tranh cử. Ngay khi chiến thắng, ông để huyền thoại người Argentina ra đi trong nước mắt.
Không ai quên được hành động của người vợ Antonella Roccuzzo khi đưa vội tấm khăn giấy để Messi lau nước mắt, trong cuộc họp báo chia tay ở Camp Nou.
Messi không nhận được bất kỳ đề nghị gia hạn nào từ Laporta. Các cules gọi đó là hành động lừa dối. Giờ đây, ở bên ngoài Joan Gamper, nhiều CĐV gọi vị chủ tịch 61 tuổi là "gã hề".
Koeman không thành công trên cương vị HLV, nhưng cựu tiền vệ người Hà Lan - tác giả bàn thắng mang về danh hiệu Cúp C1/Champions League đầu tiên trong lịch sử Barca (1991-92) - xứng đáng nhận được nhiều tôn trọng hơn.
Nhìn Liverpool tôn vinh Jurgen Klopp, người hâm mộ Barca càng thêm thất vọng với cách mà đội ngũ của Laporta bỏ rơi những huyền thoại.