Sau cuộc ăn tối với bạn bè, một tài xế ở Trịnh Châu (Trung Quốc) tá hỏa khi phát hiện xe ô tô bị ngập trong rác thải.
Theo lời tài xế, khoảng 20h ngày 2/11, anh cùng bạn bè vào ăn tối ở một quán bên đường. Không tìm thấy chỗ đỗ xe nên tài xế này đã đỗ tạm vào một chỗ trống, nhưng không biết đó là lối dẫn vào trạm trung chuyển rác thải của công ty môi trường.
![]() |
Chiếc xe ngập trong rác thải |
![]() |
Tài xế lỡ đỗ xe vào cửa của trạm trung chuyển rác |
Khi ăn xong, quay trở lại anh ta phát hiện rác được phủ quanh chiếc xe. Nhân viên vệ sinh môi trường tức giận nói, xe ô tô đỗ ngay lối vào trạm trung chuyển rác nên các xe rác không thể vào được.
Chủ nhân chiếc xe không để lại số điện thoại, gọi cho cảnh sát cũng không tìm ra số điện thoại của lái xe nên họ quyết định đổ rác xung quanh chiếc xe.
![]() |
Tài xế chấp nhận thuê xe cẩu ô tô ra ngoài |
Tài xế ô tô ngao ngán nhìn cảnh "tiến thoái lưỡng nan". Cuối cùng, anh phải chi 1.100 nhân dân tệ (hơn 3,8 triệu đồng) để thuê xe cẩu đưa xe ra khỏi bãi rác.
Nhiều ý kiến cho rằng, tài xế đỗ xe không đúng vị trí khiến trạm trung chuyển rác không thể hoạt động, nhưng việc phủ rác xung quanh xe cũng là điều không nên làm gây mất vệ sinh môi trường.
(Theo QQ/VTC News)
" alt=""/>Đi nhậu đỗ xe sai quy định, tài xế tá hỏa phát hiện ôtô ngập giữa biển rácSoi kỹ hai bức ảnh được cho là rò rỉ hero mới Octane và bạn sẽ thấy nhiều điểm đáng nghi
Redditor thatblokewiththehat đã biên soạn một danh sách dài các lý do chứng minh ảnh chụp màn hình Octane gây náo loạn cộng đồng Apex Legendssuốt những ngày vừa qua không phải là sự thật.
Tại thời điểm bài viết được đăng tải, bài viết này đã nhận được gần 1,000 upvotes và nhiều người cũng bày tỏ ý kiến của mình để bổ sung vào giả thuyết được thatblokewiththehat đưa ra.
Theo đó, tác giả bài viết đã dùng những luận điểm từ nhỏ đến vĩ mô để chứng minh Octane là “đồ giả”.
Một ví dụ nhỏ mà bài đăng nêu ra là tên mô tả “High Speed Daredevil” của Octane có quá nhiều vấn đề. Thứ nhất, chưa có bất cứ hero nào trong Apex Legendssở hữu nhiều hơn hai từ trong phần mô tả nhanh. Thứ hai, “High Speed” bị sai về mặt ngữ pháp – và nếu viết đúng sẽ phải là “High-Speed”.
Một vấn đề nghiêm trọng khác cũng được chỉ ra thông qua hai bức ảnh chụp màn hình được cho là của Octane. Rõ ràng, nếu bạn nhìn kỹ vào bức ảnh bị rò rỉ đầu tiên với tấm hình thứ hai, chắc chắn sẽ nhận ra sự khác biệt trong hình tượng nhân vật.
Ánh sáng từ mắt kính không đồng đều và chưa kể những sợi dây nối vào cánh tay của Octane cũng không giống nhau?!
thatblokewiththehat đã tiếp tục suy luận bằng việc nêu ra sự thiếu hụt các items có liên quan đến kỹ năng của Octane. Tất cả các heroes trong Apex Legendsđều có một vài loại items đặc chủng khi chúng có mối liên quan mật thiết với các kỹ năng.
Bangalore có smoke launcher, Pathfinder sở hữu dây móc kéo,…Và một dấu hỏi lớn đặt ra là Octane vẫn chưa có gì trong game.
Có lẽ bằng chứng nặng ký nhất chứng tỏ Octane là “hàng fake” bởi sự xuất hiện của biểu tượng matchmaking trên ảnh chụp màn hình bộ kỹ năng. Một người nào đó trong đội ngũ phát triển Apex Legendsđang chịu trách nhiệm hoàn thiện Octane chắc chắn sẽ không thể kết nối với các servers của EA – trừ khi họ có cách đặc biệt mà người chơi bình thường không biết.
Hiện tại, chúng ta vẫn sẽ phải chờ đợi để xem Respawn Entertainment sẽ nói gì về Octane. Trong khi đó, cộng đồng Apex Legendssẽ vẫn bàn tán và đưa ra những suy đoán của riêng họ về nhân vật thứ chín trong game.
2016 (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Apex Legends: Lộ nhiều bằng chứng khẳng định Octane là ‘hàng fake’"Những người hùng bản địa" là danh xưng mà TS. Daniel Gray Wilson, Giám đốc Đề án Số Không (Project Zero), Trường Giáo dục thuộc ĐH Harvard dành cho đội ngũ thực hiện Nội san Dạy và học – một ấn phẩm phát hành trực tuyến chuyên bàn luận về các phương pháp giáo dục tại Việt Nam. "Tôi nghĩ rằng ấn phẩm có thể đem lại ảnh hưởng lớn không chỉ ở những lời khuyên thực tế dành cho giáo viên mà còn giúp nâng cao vị thế nghề nghiệp và cách mà giáo viên suy nghĩ về bản thân và công việc của mình" – TS. Daniel bày tỏ.
Trong số "những người hùng bản địa" mà vị chuyên gia của ĐH Harvard nhắc đến, có Hoàng Anh Đức – một chàng trai mà con đường đến với giáo dục đã đi qua những ngã rẽ "lạ đời".