Chiếc máy tính bảng kỳ dị này còn đi kèm với một chiếc bút giúp ghi lại thông tin lên màn hình cảm ứng.
Microsoft khai tử Kinect,áttriểnmáytínhbảngkỳdịcóthểgậpđôlịch bóng đá tối nay thứ tương tự lại khiến iPhone X "cháy hàng"Chiếc máy tính bảng kỳ dị này còn đi kèm với một chiếc bút giúp ghi lại thông tin lên màn hình cảm ứng.
Microsoft khai tử Kinect,áttriểnmáytínhbảngkỳdịcóthểgậpđôlịch bóng đá tối nay thứ tương tự lại khiến iPhone X "cháy hàng"Nhiều show quá, cả hai chạy từ tỉnh này sang tỉnh khác, không có trợ lý, lắm khi đơn vị tổ chức điện thoại giục, họ chỉ biết lái xe thật nhanh tới điểm diễn. Đến nơi, lao lên sân khấu diễn hăng say, kết thúc cả hai ngồi xuống chẳng ai bảo ai, đều thốt lên “mình còn sống à?”.
Diễn hài với Xuân Bắc, Phương Nga toàn vào vai người vợ đỏng đảnh, khó ưa, có lúc còn nghiện ma tuý. Khán giả đôi khi nhầm tưởng Phương Nga là vợ Xuân Bắc.
Nhớ nhất hình ảnh Phương Nga với vai diễn con nghiện trên sân khấu Gala cười 2003. Chị vào vai người yêu của Xuân Bắc. Điệu cười “hềnh hệch” của nhân vật đã làm nên thương hiệu của NSƯT Phương Nga - Nga Cong.
Phương Nga là người yêu sân khấu cháy bỏng. Dù từng tham gia vài phim như Cuốn sổ ghi đời, Ngã ba thời gian, Nguyên quán, Bảy ngày làm vợ, Giai điệu phố… xong sân khấu mới là thánh đường để chị thoả sức tung tẩy. Ở đó, với mỗi nhân vật, qua từng đêm diễn, chị rèn luyện cho mình thêm nhiều kỹ năng khác nhau và hơn hết được “chạm” cảm xúc cùng khán giả.
Gần 30 năm gắn bó với sân khấu kịch, coi nó là “năng lượng để tồn tại” song cũng có thời điểm Phương Nga muốn dừng lại bởi “hình như không có duyên với nghề”.
Từng bỏ diễn, NSƯT Bùi Phương Nga nộp hồ sơ xin làm việc tại một công ty. Khi được tuyển dụng, trước ngày đi làm, cả đêm Phương Nga không ngủ. Cứ nghĩ tới cảnh không được đứng trên sân khấu, khóc cười với vô số phận đời là nước mắt chị trào ra. NSƯT Bùi Phương Nga quyết định xé hồ sơ rồi nhất tâm gắn cuộc đời mình với sân khấu dù có khó khăn vất vả tới nhường nào.
Chạnh lòng vì bản thân “vô danh” thì ít, chị thương chồng nhiều hơn. Bởi lúc ra đường khán giả chỉ trỏ, nhìn chị quen quen, nghĩ bán hàng ở đâu hay làm ngân hàng… chứ không nhận ra đó là diễn viên. Chị buồn nhất là khi chồng kể về mình, nhiều người lắc đầu không biết. Lúc đó, Phương Nga bảo "thương chồng lắm".
Phương Nga không nổi tiếng với khán giả truyền hình nhưng người yêu sân khấu, nếu từng xem Nàng Mê-Đê giết con, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Điều còn lại… mới thấy tài năng diễn xuất của chị. Vào vai bi ngọt tới nỗi chị khóc trên sân khấu, khán giả ở dưới cũng sụt sùi theo hoặc lúc diễn nhân vật cá tính, người xem chỉ muốn lao lên sân khấu đấm.
Bình thản đón nhận cái chết
Phương Nga luôn tự hào vì ít nghệ sĩ nào được gia đình ủng hộ như mình. Thậm chí, nhiều đồng nghiệp tại nhà hát còn “ghen tị” khi mỗi lần chị diễn, bố mẹ cùng chồng và các con đều có mặt cổ vũ. Với NSƯT Bùi Phương Nga, làm nghệ sĩ, cứ được diễn trên sân khấu là vui, còn nổi tiếng hay không lại ở duyên và may mắn của mỗi người.
Vì thế, Phương Nga làm nghề một cách nhẹ nhàng, sống một cuộc đời không bon chen. Khi biết tin mình bị ung thư, chị đón nhận bình thản, sống chung với bệnh trọng bằng nghị lực rất lớn và đầy lạc quan.
Hơn 3 năm qua, Phương Nga vẫn đến nhà hát, tham gia vào nhiều vở kịch với vai trò diễn viên lẫn trợ lý đạo diễn.
Có lần vừa xạ trị tại bệnh viện, chị tới thẳng nhà hát để vào vai bà Muộn - người mẹ vĩ đại của những đứa con gặp nhiều đau khổ giằng xé bởi chiến tranh và hậu chiến trong vở Điều còn lại(đạo diễn, NSƯT Kiều Minh Hiếu) - với một mái tóc giả.
Đồng nghiệp vô cùng cảm phục tình yêu nghệ thuật của Phương Nga - người luôn làm bừng sáng các buổi tập bởi niềm đam mê, tài năng, tính hài hước, nụ cười toả nắng. Chị như con tằm rút ruột nhả tơ, và luôn tâm niệm nếu có ra đi, sân khấu sẽ là nơi đón mình về.
Bóng rốilà vở diễn cuối cùng chị tham gia với vai trò trợ lý đạo diễn cho NSND Tạ Tuấn Minh. Xuất hiện trên sân khấu hướng dẫn diễn viên, chị phải đội tóc giả.
Nói như Vũ Hoàng Hoa - tác giả kịch bản Bóng rối: “Phương Nga yêu sân khấu cháy bỏng. Nhiều hôm nhìn cô ấy hát, múa, tập cùng các bạn, tôi tự nhủ nhất định phải viết một cái gì cho Nga đóng vai chính, có khi một mình cô ấy đóng luôn tất cả các vai trong một vở”.
"Ông Trời thật bất công. Em còn trẻ quá, đẹp quá Nga ơi!", nhà biên kịch Lê Chí Trung thốt lên, khi biết tin NSƯT Bùi Phương Nga mới qua đời ở tuổi 47.
Trích đoạn "Con nghiện" NSƯT Phương Nga diễn cùng NSND Xuân Bắc:
Linh hoạt tiêu chí quy đổi xóa nhòa ranh giới nghiên cứu viên – giảng viên
Luật Giáo dục Đại học hiện hành đã quy định cơ sở giảng dạy cũng chính là cơ sở nghiên cứu khoa học. Khi đưa điều khoản này vào Dự thảo, điều Bộ GD-ĐT mong muốn là sẽ xóa nhòa khoảng cách về nghiên cứu và giảng dạy giữa trường ĐH và viện nghiên cứu. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, các văn bản dưới Luật ban hành sau đó, cũng như quá trình thực thi Luật đã không thực hiện được điều này.
Theo quy định hiện hành, giảng viên – nghiên cứu viên muốn được công nhận chưc danh GS, PGS phải có đủ 270 giờ giảng bên cạnh các tiêu chí khác về bài báo quốc tế, hướng dẫn cơ sở, viết sách khác…
Về mặt pháp lý, đây là quy định chung mang tính chủ trương. Để thực sự đưa chính sách này vào cuộc sống, các văn bản dưới Luật ban hành sau này cần quy định cụ thể trong việc quy đổi giờ giảng thành điểm nghiên cứu hoặc điểm nghiên cứu sang giờ giảng để đủ điều kiện xét duyệt chức danh GS, PGS. Qua đó, chấm dứt tình trạng các nhà nghiên cứu trong các viện phải tìm đủ cách đủ giờ giảng để đủ điều kiện hồ sơ hiện nay.
Theo TS Phạm Hùng Hiệp (thành viên nhóm nghiên cứu đổi mới giáo dục đại học), việc quy đổi này tùy thuộc vào từng năng lực nghiên cứu/giảng dạy của cá nhân. Miễn là đảm bảo gắn kết năng lực giảng dạy và năng lực nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo. Ví dụ: Người nào nghiên cứu chưa xuất sắc thì phải dạy nhiều, ai nghiên cứu nhiều, có nhiều công trình bài báo quốc tế thì điều kiện về giờ giảng dạy cần ít đi.
Được biết, trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi mà Bộ GD-ĐT trình ra Quốc hội kỳ này đã quy định chức danh giảng viên là người thực hiện, tham gia công tác giảng dạy và các hoạt động khoa học trong cơ sở GDĐH . Điều này sẽ tạo điều kiện cho người có năng lực nghiên cứu tốt được tập trung nghiên cứu, và ngược lại, ai giảng dạy tốt sẽ có nhiều thời gian giảng dạy trên lớp. Vấn đề là tỷ lệ quy đổi như thế nào để đảm bảo giảng viên phải thực sự nghiên cứu khoa học.
Để xóa nhòa ranh giới giữa giảng viên-nghiên cứu viên, không nên khống chế 1 GS hướng dẫn bao nhiêu NCS, nếu ai có điều kiện năng lực hướng dẫn nhiều thì nên khuyến khích, quan trọng là phải đảm bảo chất lượng đầu ra. Cũng nên cho phép quy đổi hướng dẫn nghiên cứu sinh thay cho đi dạy. Càng linh hoạt sẽ càng tạo điều kiện cho các trường tự chủ về nghiên cứu khoa học. Cần có nhiều hình thức quy đổi linh hoạt hơn để các trường tự chủ trong quản lý cán bộ và phát triển KHCN.
Cũng cần xem xét lại quy định giảng viên ĐH nghiên cứu phải là tiến sĩ. Hiện nay đang có đề xuất: Ở các cơ sở đào tạo nghiên cứu, nên cho phép nghiên cứu sinh cao học giảng dạy trình độ thạc sĩ. Tạo cơ hội cho nghiên cứu sinh được tham gia giảng dạy cũng là một cách gắn kết đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Nên có quỹ phát triển KHCN tương tự Nafosted?
Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật GDĐH cũng bổ sung quy định: Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ KHCN và các bộ ngành có liên quan khác quy định, hướng dẫn các cơ sở GDĐH thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ.
Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ nói chung và nghiên cứu khoa học công nghệ trong các cơ sở đào tạo ĐH hiện đang bị vướng bởi sự chồng chéo trong quản lý giữa các bộ, ngành. Cụ thể là quy định quản lý của ngành dọc là Bộ KHCN (quản lý đề tài, dự án) và ngành khác là Bộ KH-ĐT (quản trí phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất) đang tạo nên thực trạng: có phòng thí nghiệm nhưng không có đề tài, một bên có đề tài nhưng không có phòng thí nghiệm. Điều này đang thực sự làm khó với người nghiên cứu khoa học nói chung và giảng viên nghiên cứu khoa học nói riêng.
Liên quan tới việc xử lý phòng thí nghiệm. Hiện nay cơ chế của Bộ KHCN, Bộ GD-ĐT và Bộ KH-ĐT về cơ sở vật chất và đơn vị nghiên cứu không ngồi cùng lại được với nhau. Nhiều phòng thí nghiệm rất tốt nhưng các nhà khoa học không có cơ hội được sử dụng để nghiên cứu. Thực tế đang có sự lệch pha giữa quản lý cơ sở vật chất phòng thí nghiệm và quản lý đề tài cũng như vênh trong tiêu chuẩn giữa nghiên cứu viên và giảng viên hai hệ thống nhà trường và viện nghiên cứu. Nếu Luật GDĐH sửa đổi giải quyết được những “vênh” này là rất tốt. Đây là cơ hội để pháp điển, gỡ nút thắt này.
Tuy nhiên, điều này cũng nằm ngoài thẩm quyền của Luật GDĐH, mà phải ở cấp cao hơn là Luật tổ chức Chính phủ, vì một số vướng-vênh này đang do chịu tác động từ luật khác.
Giải pháp cho sự vênh này, khi luật khác chưa điều chỉnh là cụ thể hóa thành 1 quỹ: định hướng đầu tư vào các ngành lĩnh vực cụ thể trong 5-10 năm.
Hiện nay, đầu tư cho NCKH trong các trường ĐH hiện nay vẫn là “bổ đầu”. Nếu có 1 quỹ chung của cả nước, dành riêng cho những ngành, lĩnh vực ưu tiên nhất định. Ai muốn tham gia phải có hồ sơ đẹp và kết quả tốt. Quỹ này nên do hội đồng quỹ quản lý độc lập, trực thuộc Chính phủ, do các nhà khoa học điều hành chứ không do 1 đơn vị bộ ngành nào (chẳng hạn như quỹ Nafosead hiện nay). Quỹ hoạt động theo tiêu chí đã ban hành bởi các nhà khoa học chứ không phải bất cứ cơ quan quản lý hành chính nào.
Tuy nhiên đây vẫn chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế. Về lâu dài, cần thống nhất về các chính sách, cơ chế, hoạt động, tài chính, cơ sở vật chất trong hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ quốc gia.
“Cởi trói” về sở hữu trí tuệ, đưa khoa học công nghệ vào cuộc sống
Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật GDĐH quy định: Trường ĐH, Cơ sở Đào tạo được quyền sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, xây dựng cơ chế phân chia lợi ích hợp lý với tác giả và các bên liên quan phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ và Khoa học Công nghệ.
Tại sao phải có điều khoản này? Lý do là càng ngày càng có nhiều nghiên cứu trong trường ĐH gắn với thực tiễn và có khả năng “thương mại hóa” rất cao. Nhiều trường ĐH ở nước ngoài có mô hình gắn với vườn ươm khởi nghiệp để ứng dụng ngay các đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, một số ngành như Công nghệ thông tin, quản trị doanh nghiệp, ngân hàng, tài chính thì có tính ứng dụng rất cao. Theo quy định cũ, những công trình, đề tài nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng cơ sở vật chất của cơ sở nhà nước thì bản quyền sẽ thuộc về nhà nước hoặc rất khó phân chia lợi nhuận. Nhà khoa học hoặc hội đồng nghiên cứu đề tài đó không có quyền tác giả và không được khai thác thương mại. Điều này lý giải vì sao rất nhiều công trình/đề tài nghiên cứu bạc tỉ lâu nay toàn bị lưu kho.
Nếu chính sách này cởi mở hơn, sẽ trao cho cơ sở cấp quỹ và nhà khoa học có quyền đàm phán với nhau về tác quyền và quyền khai thác thương mại trên cơ sở chia sẻ lợi ích. Cốt lõi của vấn đề nằm ở quyền sở hữu trí tuệ của công trình nghiên cứu. Điều này thực sự cần đặt ra để giải quyết nhằm đưa các đề tài nghiên cứu đi vào cuộc sống.
Thực ra, Luật Sở hữu Trí tuệ đã rất cởi mở. Cái vướng ở đây là trong tư duy nhà quản lý các cơ sở đào tạo, thường xem các sản phẩm nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách hoặc cơ sở vật chất của trường (Nhà nước) là thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Việc sở hữu trí tuệ với các đề tài nghiên cứu khoa học trong các cơ sở đào tạo đã được ghi lại tường minh trong Luật GDĐH sẽ là một cơ sở pháp lý tạo bước tiến mới để các nhà khoa học, các trường ĐH chủ động hơn trong việc khai thác thương mại các kết quả nghiên cứu khoa học.
Thanh Hằng
Dự thảo Luật Giáo dục Đại học cần tạo ra sự đột phá về cơ chế, chính sách, gỡ bỏ những “nút thắt” cản trở giáo dục đại học phát triển.
" alt=""/>Sẽ đổi mới nghiên cứu khoa học trong các trường đại học ra sao?Không ngờ, chồng tôi vừa nghe xong liền nổi giận:
- Thôi dẹp đi, không họp lớp, họp trường gì cả. Gần 40 tuổi rồi còn họp hành như bọn trẻ con.
- Ơ, người ta vẫn họp lớp đầy ra đấy thôi, vui mà.
- Vui gì? Vui mà đầy người tan cửa nát nhà vì họp lớp. "Tình chỉ đẹp khi còn dang dở", bao năm xa cách, giờ gặp lại nhau khác gì "tình cũ không rủ cũng tới". Chỉ là kiếm cớ họp lớp để đàn đúm với nhau thôi, anh còn lạ gì.
Nhìn mặt chồng đỏ gay, tôi không muốn cãi nhau nên đành nín lặng. Đến lúc này, tôi mới thấy hối hận vì trước đây đã vô tình kể cho chồng nghe chuyện thời cấp 3 của tôi.
Ngày đó, tôi có thích một cậu bạn cùng lớp nhưng chỉ đơn phương giấu trong lòng. Thời của tôi, việc thích một ai đó cũng cảm thấy xấu hổ chứ không bạo dạn như học sinh bây giờ. Hơn nữa, tôi lúc đó khá xinh, con nhà có điều kiện nên khá "chảnh".
Bạn ấy học giỏi, tính ít nói, ít cười. Hình như ngoài học ra, bạn ấy chẳng chú tâm chuyện khác.
Cho đến khi tôi cưới chồng, gửi lời mời lên nhóm lớp, cậu ấy mới nhắn tin riêng cho tôi. Cậu ấy thổ lộ rằng, hồi đi học có cảm tình với tôi nhưng ngại mình nghèo, lại thấy tính tôi hơi kiêu kỳ nên không dám thổ lộ.
Chuyện này trong một lần nói chuyện phiếm, tôi vô tình kể vui với chồng mình. Tôi còn đùa: "Cũng may người ta không dám thổ lộ, không là anh không "có cửa" làm chồng em rồi".
Tôi không ngờ anh lại để tâm đến chuyện này và cho rằng tôi muốn về họp lớp là để gặp lại người ấy.
Anh ấy nói 20 năm qua, có những người chưa từng gặp lại, phận ai nấy sống, đời ai nấy lo, chẳng ai quan tâm đến ai, cũng chẳng ai còn liên quan đến ai cả.
Tuổi học trò đúng là đẹp nhưng trở thành kỷ niệm mất rồi. Hiện tại với cơm áo gạo tiền, với gia đình, con cái mới là điều quan trọng. Vậy nên không cần tốn công sức hay tiền bạc đi họp lớp làm gì cả.
Tất nhiên, mỗi người có một cách nhìn cách nghĩ khác nhau về quá khứ. Và tôi có những suy nghĩ tích cực khác hẳn chồng tôi.
Quyết tâm về quê để dự hội khóa của tôi đang cao ngùn ngụt bỗng bị chồng "dội gáo nước lạnh". Nhìn cái thái độ khó chịu của anh, những lời nói mỉa mai và ngờ vực của anh, tôi chẳng còn chút hứng thú nào nữa cả.
Vài hôm nay, tôi suy nghĩ nhiều về việc này. Tôi nghĩ mình đã gần 40 tuổi mà còn không tự quyết được những mong muốn của mình thì quá chán.
Nếu cứ nhất quyết đi họp lớp thì vợ chồng lại bất hòa, cãi vã, liệu có đáng không?
Theo Dân trí