Trong không khí trang nghiêm của ngày giỗ Tổ, chương trình đã tôn vinh di sản nghệ thuật dân tộc và tri ân NSƯT Phi Điểu, Hồng Sáp, thầy đàn Bảy Dư... vì đã dành trọn cuộc đời để cống hiến cho nghệ thuật, góp phần xây dựng và phát triển sân khấu nước nhà.
![]() | ![]() |
Chia sẻ với VietNamNet, NSƯT Phi Điểu cho biết bản thân rất bất ngờ khi được Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM tri ân tại lễ giỗ Tổ ngành Sân khấu. "Tôi không nghĩ mình được vinh danh vì còn nhiều người tài năng hơn tôi... Tôi rất biết ơn Tổ nghiệp vì đã cho tôi cơ hội được làm nghệ thuật và hơn hết là được sống trong tình yêu thương của khán giả. Ở tuổi ngoài 90, tôi vẫn muốn làm nghệ thuật và sẽ cố gắng cống hiến hết mình", NSƯT Phi Điểu chia sẻ.
Bên cạnh các hoạt động nghệ thuật, sự kiện năm nay còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi Thành Đoàn TPHCM tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi. Hơn 100 nghệ sĩ và các tổ chức doanh nghiệp đã đóng góp hơn 3,5 tỷ đồng, thể hiện tinh thần "lá lành đùm lá rách" của người dân thành phố.
Tại chương trình, NSƯT Phi Điểu cũng quyết định dành phần quà mà BTC trao tặng để quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ. "Những ngày qua, xem thông tin trên báo đài về tình hình bão lũ ở các tỉnh phía Bắc, tôi rất đau lòng vì đất nước mình phải gánh chịu nhiều thiên tai. Tôi quyết định gửi chút tấm lòng của mình đến bà con vùng lũ, mong đồng bào vượt qua khó khăn", NSƯT Phi Điểu bày tỏ.
![]() | ![]() |
Nằm trong khuôn khổ chương trình, Nhà Văn hoá Thanh Niên TPHCM cũng tổ chức triển lãm Thư pháp Việt Tổ nghiệptrưng bày hơn 150 tác phẩm từ 112 câu lạc bộ và nghệ nhân trên cả nước. Các tác phẩm, được thể hiện trên nhiều chất liệu như lụa, gỗ và canvas, không chỉ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước mà còn bày tỏ lòng tri ân đối với Tổ nghiệp.
![]() | ![]() |
Ngoài ra, khán giả cũng được thưởng thức các thể loại âm nhạc dân gian độc đáo như lý, bài bản tổ hơi Bắc, hơi Nam, vọng cổ và tân cổ giao duyên do Ban nhạc đờn ca tài tử Nam Thinh trình diễn. Đây cũng là dịp để tôn vinh đạo lý "uống nước nhớ nguồn" - một giá trị đã góp phần nuôi dưỡng tinh thần kiên cường và nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Các nghệ sĩ biểu diễn tại lễ giỗ Tổ ngành Sân khấu:
Trong bối cảnh "chuyển đổi số" trở thành từ khóa quen thuộc ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc xây dựng văn hóa số hiệu quả. Câu nói "Văn hóa xơi tái chiến lược" (Culture eats strategy for breakfast) được nhấn mạnh trong buổi tọa đàm, khẳng định rằng văn hóa là yếu tố then chốt cho thành công của chuyển đổi số. Văn hóa số không chỉ tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu suất mà còn khơi dậy tiềm năng sáng tạo, thúc đẩy đổi mới trong kinh doanh và đời sống.
Chuyên gia Lại Tiến Mạnh phân chia sự trì trệ trong chuyển đổi số của lãnh đạo thành 3 cấp độ: chưa từng nghĩ đến, nhận thức được tầm quan trọng nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và có ý định nhưng chưa thực hiện thực sự.
Ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT của Alpha Books nhấn mạnh sự cần thiết của một "cẩm nang" văn hóa số, được viết dựa trên trải nghiệm thực tiễn trong nước và kết hợp kiến thức từ các chuyên gia quốc tế.
Chính từ nhu cầu đó, ông Lê Quang Vũ đã viết Văn hóa số - Gỡ bỏ rào cản trong chuyển đổi số. Là CEO của công ty tư vấn văn hóa doanh nghiệp và truyền thông nội bộ, tác giả thường xuyên gặp những câu hỏi tuy đơn giản nhưng chạm đến giá trị cốt lõi về chuyển đổi số. Động lực này đã thôi thúc ông viết cuốn sách, với nội dung được đúc kết từ kinh nghiệm tư vấn cùng nghiên cứu các tài liệu quốc tế của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, TMForum và những chia sẻ từ các chuyên gia như David Rogers, Josh Bersin, Jacob Morgan.
Ông bắt đầu viết từ Tết 2024, dành trọn thời gian sáng tạo. Chỉ 200 trang với ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và súc tích, cuốn sách giải đáp hầu hết thắc mắc về chuyển đổi số. Hình ảnh minh họa sinh động đem đến góc nhìn mới mẻ, truyền cảm hứng cho cá nhân và tổ chức muốn tối ưu quy trình và phát huy sáng tạo trong kỷ nguyên số.
Điều mà Lê Quang Vũ tâm đắc nhất ở cuốn sách chính là những trang viết về việc học: "Học tập là một hành trình liên tục và phải diễn ra mỗi ngày, ở mọi nơi – từ sếp, đồng nghiệp, khách hàng, đến gia đình và cả những người lạ trên đường. Quan trọng nhất là luôn sẵn sàng thích ứng nhanh, để nắm bắt và phát triển trong thời đại đòi hỏi sự tự học không ngừng".
Trước câu hỏi về mối quan hệ giữa đổi mới sáng tạo và rủi ro, tác giả khẳng định: "Giá trị của sáng tạo dựa trên ba hành vi cốt lõi: thử - sai - sửa, nghĩ - làm mới, và học liên tục. Nếu không học liên tục, chúng ta sẽ bỏ lỡ những điều quan trọng. Ba yếu tố đó cần kết hợp, đảm bảo sáng tạo hiệu quả và thực tế, cần sẵn sàng đón nhận những thất bại trong hành trình này".
Ảnh: BTC