
Năm 1986, cô Thủy sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Nguyễn Duy Đức. Niềm hạnh phúc làm mẹ mới le lói bỗng chốc biến thành khổ đau. Đức phát triển không giống những đứa trẻ bình thường khác, chậm biết đi, lên 5 tuổi vẫn không nói được. Đến bệnh viện, bác sĩ kết luận Đức bị thiểu năng trí tuệ.
Gần 7 năm sau, cô Thuỷ mới sinh thêm người con thứ hai là Nguyễn Thị Thảo. Lần này, cô cẩn thận đi siêu âm thường xuyên. Song bất hạnh tiếp diễn khi Thảo không biết lẫy, bò, đưa đi kiểm tra thì kết quả cho thấy Thảo cũng mắc chứng thiểu năng như người anh của mình.
Cho đến năm 2000, cô Thủy sinh con trai thứ ba là Nguyễn Duy Bình. Tuy nhiên, người con út cuối cùng vẫn bị thiểu năng trí tuệ thời điểm gia đình đưa đi khám ở tháng thứ 17.
Trước nỗi tuyệt vọng về con cái, vợ chồng cô Thủy ngậm ngùi, chỉ còn biết bảo ban nhau làm ăn, gắng sức chăm sóc các con.
Cảnh nghèo cùng quẫn
Những tưởng chuyện con cái đã là nỗi thống khổ tột cùng, nào ngờ, cô Thủy phải đón nhận thêm tang thương. Năm 2015, trong lúc đi giăng lưới đánh cá, chồng cô, chú Nguyễn Duy Hào (SN 1963) bị điện giật rồi bất tỉnh. Đến lúc cô nhận được tin, lao đến thì người chồng đầu gối tay ấp chỉ còn là thi thể lạnh ngắt.
Từ ngày chồng qua đời, một mình cô Thuỷ nuôi 3 người con thiểu năng. Kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, có lúc chẳng đủ ăn. Cô phải nhận làm thuê việc vặt khác để mưu sinh. Khó khăn chồng chất lên đôi vai gầy yếu của người phụ nữ đã ngoài 50 tuổi.
Hàng ngày ra đồng, cô Thuỷ để các con ở nhà mà thấy lo lắng vô cùng. Có đợt, cô gửi hai con lớn tới Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương nhưng do các con không nhận thức được, việc vệ sinh không tự chủ nên cô đành đưa về nhà.
![]() |
Mẹ con cô Thủy cần sự hỗ trợ của cộng đồng |
Không những vậy, hiện tại cô Thuỷ còn nuôi thêm mẹ chồng năm nay đã 86 tuổi. Nhắc đến tương lai, cô rưng rưng: “Giờ tôi chỉ biết gắng làm lụng mong sao có đồng ra đồng vào, kiếm bữa cơm cho các con thôi. Chẳng dám nghĩ xa, nhỡ sau này có mệnh hệ gì không biết các con trông chờ vào ai".
Hàng xóm láng giềng, chính quyền cũng có hỗ trợ nhưng không thấm tháp vào đâu so với cuộc sống bế tắc hiện tại. Rất mong các nhà hảo tâm có thể chia sẻ, giúp sức gia đình cô.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, thị trường BĐS 9 tháng đầu năm nay có nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và khan hiếm nguồn cung.
Về dự án nhà ở thương mại, có 104 dự được chấp thuận; 193 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai, cung ứng 56.402 căn.
Đối với nhà ở xã hội, có 30 dự án hoàn thành đầu tư, cung ứng 5.090 căn; hoàn thành 5 dự án nhà ở dành cho công nhân trong các khu công nghiệp, cung ứng 8.700 căn.
Về lượng giao dịch, trong 9 tháng năm nay có 139.350 giao dịch. Lượng giao dịch có xu hướng chững lại và giảm mạnh vào quý 3/2022. Cụ thể, trong quý này có 51.003 giao dịch thành công.
Theo Bộ Xây dựng, giá nhà đất ở các phân khúc vẫn ở mức cao khi đã thiết lập từ thời điểm cuối quý 2/2022. Một số dự án giảm giá để tăng tính thanh khoản nhưng chưa nhiều.
Phân khúc căn hộ bình dân có giá bán dưới 25 triệu đồng/m2 tại các dự án nhà ở thương mại khu vực trung tâm các đô thị hầu như không có. Dư nợ BĐS tính đến ngày 31/8/2022 lên đến 777.235 tỷ đồng.
9 tháng đầu năm nay, tổng giá trị trái phiếu nhóm BĐS phát hành khoảng 93.000 tỷ đồng, chiếm 28,87% tổng giá trị phát hành trái phiếu.
Về nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực BĐS, tính đến ngày 20/9/2022, ngành kinh doanh BĐS đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD.
Doanh nghiệp BĐS đối mặt khó khăn
Theo Bộ Xây dựng, dù đã hồi phục sau đại dịch Covid-19 nhưng hoạt động của doanh nghiệp BĐS hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn.
Những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này, đó là: Vướng mắc về thủ tục pháp lý dự án, đặc biệt là việc chấp thuận chủ trương đầu tư, thủ tục giao đất, tính tiền sử dụng đất;
Khó tiếp cận nguồn vốn để triển khai dự án do bị kiểm soát chặt của thị trường tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu; lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá vật liệu xây dựng tăng cao tác động đến chi phí.
Để ứng phó với tình hình này, nhiều doanh nghiệp BĐS đã thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, giảm nhân viên.
Đối với dòng vốn cho thị trường BĐS, Bộ Xây dựng đưa giải pháp cần nghiên cứu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để khơi thông dòng vốn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư BĐS hoàn thành dự án dở dang, tạo nguồn cung và đẩy mạnh phát triển thị trường.
Nhưng cùng với đó, kiểm soát tốt việc huy động vốn của các doanh nghiệp BĐS trên thị trường tín dụng, phát hành trái phiếu phải đảm bảo ổn định, an toàn hệ thống, tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá…
Đối với các địa phương, cần khẩn trương rà soát, lập danh mục các dự án nhà ở trên địa bàn. Đánh giá cụ thể nguyên nhân các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai hoặc chậm triển khai.
Trên cơ sở đó, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở để tăng nguồn cung cho thị trường. Bộ Xây dựng sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ trước 15/11/2022.
Với việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng cho người dân tự xây nhà ở, Thủ tướng đã quyết định đơn giản hóa, sẽ được cụ thể hóa tại Nghị định sửa đổi, bổ sung dự kiến trình Chính phủ quý I/2022.
" alt=""/>Chính phủ lắng nghe DN để tìm giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sảnNgoài các biển số nói trên, các biển khác có giá trúng cao hơn 300 triệu đồng như: hai biển 14A - 888.68 của Quảng Ninh và biển 88A - 668.66 của Vĩnh Phúc đồng giá 375 triệu đồng; biển 14A - 858.88 của Quảng Ninh giá 350 triệu đồng; biển số 51L - 286.86 giá 315 triệu đồng; hai biển 30K - 786.68 của Hà Nội và 51L - 113.68 của TP HCM đồng giá 255 triệu đồng;...
Một số biển đẹp giá 40-45 triệu đồng như: 30K - 787.77 của Hà Nội giá 45 triệu đồng; biển 26A - 196.66 của Sơn La giá 40 triệu đồng; biển 30K - 787.89 giá 55 triệu đồng; 88A - 663.68 giá 45 triệu đồng; 37K - 286.79 của Nghệ An giá 40 triệu đồng...
Ngày mai 29/12, 7.000 biển số lên sàn đấu giá trực tuyến. Theo danh sách công bố, có khá nhiều biển số đẹp sẽ xuất hiện trong phiên đấu ngày mai như: 73A-333.33; 24A-268.88; 30K-866.88; 30K-988.88; 30K-839.99; 14A-886.86; 88A-686.86; 51L-119.99...
Theo quy chế đấu giá biển số mới, thời gian của một cuộc đấu giá đã giảm từ 60 phút còn 30 phút. Người tham gia đấu giá có thể sử dụng số điện thoại của mình để đăng ký tài khoản tham gia đấu giá, đồng thời sử dụng song song mã số căn cước công dân và mã số thuế của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khi hết thời hạn đăng ký tham gia mà chỉ có một người đăng ký và đủ điều kiện tham gia đấu giá, biển số sẽ được chuyển nhượng cho người đó.
" alt=""/>Đấu giá biển số chiều 28/12: Biển 'lộc phát' của Hà Nội giá cao nhất 1,05 tỷ