Nhai đá có thể gây ra các vết nứt trên men răng, dễ lan rộng, gây ra tình trạng mẻ răng. Theo Holly Shaw, phó giáo sư tại Đại học Y Nha khoa Columbia, nhai đá thuộc nhóm các thói quen được gọi là hoạt động cận chức năng của miệng, gồm nghiến răng, mút ngón tay cái, cắn môi và các hành động lặp đi lặp lại một cách vô thức khác. 90% dân số biểu hiện các hành vi này, thường là do căng thẳng, lo lắng và các yếu tố cảm xúc khác.
Alec Eidelman, giảng viên về chính sách và dịch tễ học sức khỏe răng miệng tại Trường Y Nha khoa Harvard, cho biết những thói quen cận chức năng ở miệng có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho răng, nướu, gây căng thẳng dây chằng nối răng với xương xung quanh, có thể làm chảy máu, tụt nướu và mất xương.
"Bản thân những thói quen cần chức năng ở miệng này đối với răng khỏe mạnh có thể không phải lúc nào cũng gây hại. Nhưng khi răng bị tổn thương hoặc có nguy cơ vì bất kỳ lý do nào khác nhau, thì nó sẽ trở nên nguy hiểm hơn một chút", ông nói.
Những người có nguy cơ cao hơn có thể bao gồm những người bị lệch khớp cắn, nghĩa là răng hàm trên và hàm dưới của họ không khớp với nhau đúng cách khi cắn. Nhai đá hoặc đồ ăn cứng có thể gây căng thẳng cho răng hoặc làm tổn thương nướu.
Các chuyên gia cho biết, không nên nhai đá, đặc biệt là đối với những người có tiền sử mắc các vấn đề về răng miệng. Tuy nhiên, đá bào hoặc đá xay nhuyễn ít có khả năng gây hại hơn.
Năm 2016 là mùa đầu tiên của cuộc thi với 14 chủ đề bám sát các vấn đề thời sự của xã hội. Cuộc thi ảnh “Vẻ đẹp Việt Nam” do Trung tâm Truyền hình Nhân Dân, Báo Nhân Dân tổ chức, đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo nghệ sĩ nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên trên toàn quốc.
![]() |
"Giải cứu cá voi", tác phẩm đoạt giải nhất. |
Trong một năm qua, đã có khoảng 800 lượt tác giả gửi hơn 8.000 tác phẩm ảnh có chất lượng gửi tới dự thi, thuộc nhiều chủ đề như: bảo vệ môi trường; tri ân thầy cô; kiến trúc đô thị; trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam; ngày hội đến trường... Đã có hơn 100 nghìn lượt xem lại, bình luận các tác phẩm và bình chọn.
![]() |
"Rước dâu". |
Ngoài ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam, cuộc thi ảnh còn là sân chơi chuyên nghiệp, tạo nên sự kết nối giữa nhiếp ảnh với truyền hình – kênh thông tin sinh động, trực quan nhất.
Tại lễ trao giải, các tác giả đã lần lượt chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ mà họ bấm máy tác phẩm của mình, từ những ấn tượng về mùa thu Hà Nội rực rỡ sắc hoa cho đến những người lính nơi đảo xa… Kết quả, trong số 14 tác phẩm xuất sắc của 14 chủ đề của năm 2016, 9 tác phẩm được trao giải khuyến khích, 3 tác phẩm được trao giải ba, bao gồm “Tết rồi” (Hoàng Mạnh Cường), “Rước dâu” (Nguyễn Văn Hiền) và “Sài Gòn, hòn ngọc Việt” (Kiều Anh Dũng). Tác phẩm giành giải nhì là “Vì trẻ thơ” của tác giả Hiếu Minh Vũ và tác phẩm được trao giải nhất là “Giải cứu cá voi” của tác giả Trần Văn Yên.
Hội đồng giám khảo bao gồm những nhà nhiếp ảnh, nhà báo, nhà phê bình có uy tín như nhà báo Đức Dũng (Phó Giám đốc Trung tâm Truyền hình Nhân Dân), các nhà nhiếp ảnh Vũ Hiến, Vũ Anh Tuấn, Việt Văn, Bùi Hỏa Tiễn… đã trực tiếp chấm điểm các tác phẩm lọt vào vòng chung kết ngay tại sân khấu lễ trao giải.
![]() |
"Vì trẻ em". |
Khoảnh khắc xúc động nhất của đêm trao giải là sự xuất hiện của cô bé khuyết tật Hoài Thương (8 tuổi, sống ở TP Hồ Chí Minh), nhân vật đằng sau bức ảnh của tác giả Trần Công. Em là nhân vật duy nhất của tác phẩm ảnh được Truyền hình Nhân Dân trực tiếp đến thực hiện phóng sự. Những nỗ lực vươn lên trong học tập và trong cuộc sống của em đã khiến nhiều người xúc động. Bên cạnh món quà 5 triệu đồng của Ban tổ chức cuộc thi, Ban Biên tập Báo Nhân Dân đã quyết định hỗ trợ Hoài Thương một khoản tiền là 3 triệu đồng/tháng cho đến khi em đủ 18 tuổi.
Khép lại đêm trao giải, Truyền hình Nhân Dân cũng công bố chính thức khai màn cuộc thi ảnh “Vẻ đẹp Việt Nam” năm 2017.
T.Lê
" alt=""/>Ấn tượng vẻ đẹp Việt Nam