
TIN BÀI KHÁC
10 bộ phim xứng đáng đoạt Oscar 2012
Kịch hình thể còn quá nhiều lời
Nhật kí làm rung chuyển nền giáo dục Mỹ
Hoàng Quyên suýt bị loại
Điều gì khiến OLED thật sự khác biệt so với những dòng TV “tiền nhiệm”?
OLED - bước đột phá cho thế hệ TV tương lai
Bước đột phá và khác biệt đầu tiên của OLED chính là không sử dụng đèn nền để chiếu sáng như TV LCD hay LED. Thay vào đó, công nghệ Pixel Dimming - điểm ảnh tự phát sáng khiến cho mỗi điểm ảnh tự bật/tắt độc lập. Do đó, hình ảnh có chiều sâu và tương phản cao hơn, màu đen được hiển thị thực hơn, màu sắc sẽ gần nhất so với thực tế. Đồng thời, chính vì không có tấm nền đèn led nên thiết kế của OLED đạt đến độ mỏng tuyệt đối chỉ còn vài mm.
![]() |
Thiết kế siêu mỏng của TV OLED SIGNATURE với độ dày tương đương 4 thẻ ATM được cho là sự đột phá trong kiểu dáng |
Một điểm cộng khiến OLED xứng đáng với danh hiệu “TV tương lai” là công nghệ hiển thị HDR. HDR là dải tương phản mở rộng giúp màu đen trở nên đen hơn và màu trắng sáng hơn, hình ảnh cuối cùng sẽ thật sự tương phản và trung thực. Tuy nhiên, một chiếc TV HDR hoàn hảo phải tích hợp cả 2 phiên bản HDR là Dolby Vision và HDR10. Tất nhiên, TV OLED có đủ 2 định dạng HDR trên.
Hệ thống âm thanh hàng đầu Harman Kardon cũng mang đến âm thanh vòm được tối đa hóa từ trên xuống, từ trái qua phải, cả phía trước và phía sau. Cuối cùng là tính năng webOS 3.0 của TV thông minh sẽ giúp cho người dùng trải nghiệm dễ dàng hơn và đa dạng hơn với nhiều tùy chọn, cách sử dụng cũng như việc chuyển đổi những tiện ích cũng đáp ứng tiêu chí nhanh - gọn.
![]() |
TV OLED cho hình ảnh hoàn hảo nhờ công nghệ HDR tích hợp 2 định dạng và dải màu rộng Color Perfect Prime |
“King of TV” - chứng nhận quốc tế cho TV OLED
Chính vì những ưu thế như trên, OLED TV liên tiếp giành được nhiều sự công nhận của không chỉ người tiêu dùng mà còn của nhiều chuyên gia công nghệ trên khắp thế giới. Tại buổi đánh giá 204 chiếc TV vừa mới được bán ra ở thị trường Mỹ do Tạp chí Consumer Report - tạp chí chuyên đánh giá sản phẩm của Liên minh người tiêu dùng lớn nhất ở Mỹ chấm điểm và bình chọn vào tháng 6/2016, có tới 5 sản phẩm có nền tảng từ công nghệ OLED của LG đã lọt vào top 10 và vị trí số 1 thuộc về OLED 4K TV.
Hơn thế nữa, sản phẩm SIGNATURE 4K OLED TV của LG Electronics còn thắng giải thưởng "King of TV" năm 2016 tại lễ trao giải thường niên “Value Electronics TV Shootout” lần thứ 12. Đây là cuộc tranh tài nằm trong khuôn khổ ngày hội Công nghệ CE Week diễn ra tại thành phố New York giữa 4 sản phẩm 4K Ultra HD TV hàng đầu từ LG và các thương hiệu lớn khác.
Ông Robert Zohn, chủ sở hữu TV Shootout Value Electronics chia sẻ: "Trong ba năm liên tiếp, LG đã đánh bại các đối thủ để giành chiến thắng tại giải thưởng đầy cạnh tranh này. Các chuyên gia và người tham dự tuần lễ CES đều cho biết LG OLED TV tiếp tục cung cấp chất lượng hình ảnh vượt trội cho một trải nghiệm tuyệt vời mà không có công nghệ nào có được".
![]() |
Các chuyên gia tại CES 2016 kinh ngạc khi trực tiếp trải nghiệm tấm hình nền cực mỏng của LG |
![]() |
LG trình diễn công nghệ OLED với các thiết kế màn hình đa dạng đến bất ngờ |
Lựa chọn giải trí hoàn hảo
Hiện nay, LG là thương hiệu duy nhất sở hữu TV OLED tại thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, kích thước đa dạng cũng như giá thành dễ chịu trải dài trên nhiều phân khúc.
![]() |
LG dẫn đầu xu hướng với TV OLED |
Chị Hà Hồng Vân (Q.1) quyết định mua một chiếc TV OLED vì ưu tiên về kích thước. “Các mẫu OLED nay đã rẻ hơn, tôi có thể mua một chiếc TV OLED 55inch với giá khoảng 50 triệu đồng. Lý do tôi chọn OLED vì quá ấn tượng với màu sắc của TV OLED, ngoài ra thiết kế TV đẹp, hiện đại, rất phù hợp với thiết kế phòng khách của gia đình.”
Anh Nguyễn Trung Thành (Q. Gò Vấp), một dân “ghiền” phim vừa tậu chiếc OLED TV mới đời 2016 của LG với giá 74, triệu đồng chia sẻ, sở dĩ anh chọn TV OLED vì thích màu sắc chân thực của nó. Một số sản phẩm TV trên thị trường hiện nay cho màu sắc quá sáng, đẹp nhưng lại không thực làm ảnh hưởng đến chất lượng phim. Tuy nhiên, điều này thì OLED đã khắc phục rất tốt.
Chính nhờ những cải tiến vượt trội về công nghệ, kiểu dáng cũng như chất lượng hình ảnh mà OLED đang dần trở thành lựa chọn tối ưu cho các gia đình hiện đại. Không còn xa nữa, mà ngay từ bây giờ, những chiếc TV LCD hoặc TV LED đang dần được thay thế và nhường chỗ cho những chiếc TV OLED thời thượng.
Thu Hằng
" alt=""/>Đã qua rồi thời đại của LCD, LED TV?
BI VI
" alt=""/>Ấn tượng với nữ game thủ cosplay Đột Kích đi đánh giảiThưa ông, hiện GotIt! đang có chiến dịch săn 10.000 chuyên gia người Việt. Ông có thể nói rõ hơn về cuộc tìm kiếm này và tại sao lại là chuyên gia người Việt chứ không phải chuyên gia người nước ngoài khi GotIt! là ứng dụng “go global”
GotIt! hoạt động theo cơ chế sàn giao dịch (marketplace), trong đó người mua là các sinh viên và người bán là các chuyên gia. Hiện tại, người mua của GotIt! chủ yếu là các sinh viên ở Mỹ và một số nước nói tiếng Anh, còn phía người bán bao gồm sinh viên, giáo viên, người về hưu... ở khắp nơi trên thế giới trong đó tập trung nhiều ở Philippines, Ấn Độ, Đông Âu, Nam Phi, Mỹ,.... Các chuyên gia này đã và đang làm việc trên nền tảng của GotIt! từ khi chúng tôi tung ra bản beta vào đầu năm 2014. Khi GotIt! ngày càng tăng trưởng mạnh, các chuyên gia càng kiếm được một khoản thu nhập thêm đáng kể bằng cách chỉ tận dụng thời gian rảnh của mình. Đặc biệt, hiện có một bạn đang là giảng viên Đại học ở Kenya sau khi làm việc trên GotIt! một thời gian thấy thu nhập cao gấp đôi công việc chính của bạn ấy và quyết định bỏ việc để làm toàn thời gian cho GotIt!. Đây là một việc thực sự có thay đổi lớn về cuộc sống.
Qua đó, tôi nhận thấy đây có thể là cơ hội tốt cho các bạn trẻ ở Việt nam, bởi vì các bạn học khối A, về mặt chuyên môn hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của GotIt! Tuy nhiên, tôi chưa chắc chắn về khả năng Tiếng Anh của các bạn trẻ nên cuối năm ngoái tôi tiến hành một chương trình thử nghiệm chọn 50 chuyên gia tại Việt nam để thử làm việc trên GotIt! với sự giúp đỡ của thầy giáo Đặng Minh Tuấn và TS. Nguyễn Đắc Đồng. Sau 6 tháng thử nghiệm, chúng tôi đánh giá nhiều chuyên gia Việt nam làm việc rất tốt đặc biệt có bạn Nguyễn Minh Đức đã được chọn làm chuyên gia cao cấp để đánh giá chất lượng của các chuyên gia khác trên toàn cầu.
Do đó, tôi thấy GotIt! hoàn toàn có thể huy động một số lượng lớn các chuyên gia ở Việt nam. Hiện chúng tôi đã khởi động chiến dịch lựa chọn 10000 người đầu tiên. Vì phạm vi hoạt động của GotIt! là toàn cầu nên 10000 chuyên gia Việt nam là một phần trong toàn bộ cộng đồng hàng trăm nghìn chuyên gia khác và GotIt! còn cần nhiều chuyên gia hơn thế do nhu cầu rất lớn từ sinh viên.
Tại sao GotIt! lại mở văn phòng ở cả Mỹ và Việt Nam thay vì một nơi duy nhất ?
GotIt! là một startup Mỹ với trụ sở chính tại Silicon Valley, nơi chúng tôi làm các công việc như nghiên cứu người dùng, thiết kế sản phẩm, tăng trưởng, các dự án phức tạp,... Tại Việt Nam, văn phòng GotIt! là văn phòng kỹ thuật nơi các kỹ sư phần mềm làm việc với các đồng nghiệp ở Silicon Valley để xây dựng và vận hành nền tảng (platform). Việc có văn phòng ở cả Mỹ và Việt Nam là một lợi thế của GotIt!. Bởi vì, chúng tôi có thể chia các công việc ra thành từng phần bên nào làm tốt phần nào thì sẽ xử lý phần đó ngoài ra chúng tôi luôn có người để đảm bảo cung cấp dịch vụ 24/24. Chưa kể đến, chúng tôi có thể tiết kiệm được một phần kinh phí hoạt động. Đối với những startup chưa có doanh thu như GotIt! thì tài chính như là máu và ôxy nên nếu không tiết kiệm hết vốn là có thể phá sản luôn.
Là một ứng dụng “go global”, với việc tuyển 10.000 chuyên gia người Việt, phải chăng GotIt! đang muốn nhắm đến thị trường Việt Nam.
Trong tương lai gần, ngoài việc tuyển dụng các chuyên gia, GotIt! chưa có các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Mặc dù về lâu dài, công ty nào cũng đều muốn sản phẩm của mình có mặt ở mọi thị trường và mọi ngôn ngữ, tuy nhiên các startup đều có nguồn tài nguyên rất hạn chế nên phải tập trung vào thị trường nào tiềm năng nhất ở mỗi thời điểm. Hiện tại Mỹ và các nước nói tiếng Anh đang là thị trường tập trung của GotIt!
![]() |
Nhiều ứng dụng Việt “go global” thành công nhưng chưa thể chinh phục được thị trường Việt Nam. Theo ông, nguyên nhân của việc này là gì ?
Theo tôi không nên quá quan trọng là “go global” hay tập trung ở thị trường Việt nam. Nếu sản phẩm và dịch vụ của mình được thị trường nào đón nhận thì hãy tập trung vào thị trường đó. Ngoài ra, mỗi thị trường đều có những thói quen về sử dụng sản phẩm hay dịch vụ khác nhau nên rất khó để một sản phẩm có thể làm hài lòng được người dùng ở nhiều thị trường. Nếu sản phẩm của mình được đón nhận ở thị trường nước ngoài tốt nhưng chưa được đón nhận ở Việt nam thì bản thân startup đó cũng cần xem lại là sản phẩm hay dịch vụ của mình đã được thiết kế phù hợp với thói quen và văn hoá với người dùng Việt nam hay chưa.
" alt=""/>CEO GotIt!: Ứng viên từng bỏ chạy vì chê văn phòng GotIt! tuềnh toàng