Rõ ràng là so với trận chung kết lượt về AFF Cup 2018 hồi tháng 12 năm ngoái, tuyển Malaysia đã mạnh hơn nhiều khi tăng cường các cầu thủ nhập tịch. Bên cạnh đó, đội bóng của HLV Tan Cheng Hoe đang có tinh thần rất cao sau trận thắng đậm 6-0 trước Sri Lanka.Về phía tuyển Việt Nam, HLV Park Hang Seo không có nhiều sự thay đổi về con người cũng như lối chơi, đó là chưa kể hai cầu thủ quan trọng Văn Hậu và Công Phượng đang có dấu hỏi về phong độ, khi ít được thi đấu ở nước ngoài và mới chỉ hội quân cùng đội được 2-3 ngày.
 |
Tuyển Việt Nam từng khiến Malaysia phải ôm hận ở chung kết AFF Cup 2018 |
Đó là những bài toán mà HLV Park Hang Seo đang phải đối mặt, nên dẫu tuyển Việt Nam có lợi thế sân nhà, từng thắng đối thủ trong 2 lần gặp nhau gần nhất ở Mỹ Đình, nhưng nếu không có sự chuẩn bị kỹ, sẽ gặp khó khăn.
Song, chẳng phải thầy Park và các học trò đã từng gặp khó khăn còn lớn hơn thế hay sao, và cái cách mà đội bóng áo đỏ vượt qua cũng đầy thuyết phục. Đó là lý do mà người hâm mộ Việt Nam tin tưởng vào một chiến thắng của đội nhà, khi tiếp đối thủ khó chơi như Malaysia.
Tất nhiên, muốn hoàn thành được nhiệm vụ này, ngoài những bài toán cần lời giải ở trên, tuyển Việt Nam cũng phải phát huy được sức mạnh của mình. Nói như tiền vệ Đỗ Hùng Dũng trước trận, sự tự tin và tuân thủ chiến thuật, chính là chìa khoá để anh và các đồng đội mở ra chiến thắng.
 |
HLV Park Hang Seo rất cao tay. Ảnh S.N |
Về mặt lực lượng, dù đợt tập trung lần này HLV Park Hang Seo trao cơ hội cho khá nhiều tân binh, nhưng nhiều khả năng ông thầy người Hàn Quốc vẫn tin dùng những con người cũ, đã từng chinh chiến ở nhiều mặt trận suốt 2 năm qua.
Theo đó, vị trí số 1 trong khung thành là Đặng Văn Lâm - thủ môn có phong độ rất cao ở giải Thai-League. Bộ ba "lá chắn thép" gần như được mặc định là Duy Mạnh, Bùi Tiến Dũng và Quế Ngọc Hải.
Ở hai bên cánh, nếu như Trọng Hoàng chắc suất bên hành lang phải thì Văn Hậu đang khiến thầy Park phải cân nhắc. Nhưng nếu đặt lên bàn cân, và tuyển Việt Nam cần một cầu thủ vừa có khả năng hỗ trợ hàng công tốt cũng như phòng ngự an toàn, thì khó ai có thể vượt qua hậu vệ đang chơi bóng ở Hà Lan.
 |
Tuyển Việt Nam đã sẵn sàng cho trận tái đấu Malaysia. Ảnh S.N |
Trên hàng tiền vệ, Tuấn Anh và Hùng Dũng chơi chưa thực sự ăn ý trận gặp Thái Lan có cơ hội thể hiện khi được xếp đá trung tâm, hai cầu thủ có xu hướng chơi cao hơn là Văn Toàn cánh phải, Quang Hải cánh trái.
Với sơ đồ 3-4-3, HLV Park Hang Seo vẫn chỉ dùng một trung phong, và nhiều khả năng vị trí này thuộc về Anh Đức. Tiền đạo Bình Dương hoàn toàn có thể chơi tốt trong 45 phút, sau đó nhường vị trí cho Công Phượng ở hiệp 2.
Nhìn chung, tuyển Việt Nam ít có sự đột biến về nhân sự và lối chơi, nhưng không phải vì thế mà xem thường. Biết người biết ta cùng lối chơi hợp lý, đội bóng của HLV Park Hang Seo đã khiến biết bao đối thủ phải ôm hận, Malaysia cũng không phải là ngoại lệ.
Đội hình dự kiến: Đặng Văn Lâm, Duy Mạnh, Quế Ngọc Hải, Bùi Tiến Dũng, Trọng Hoàng, Văn Hậu, Quang Hải, Tuấn Anh, Hùng Dũng, Văn Toàn, Anh Đức
Dự đoán: Việt Nam thắng 2-1
Video highlights lượt về chung kết AFF Cup 2018 Việt Nam 1-0 Malaysia:
Song Ngư
" alt=""/>Nhận định Việt Nam vs Malaysia: Thầy Park sẽ khiến Malaysia ôm hận
Tại cuộc họp, nhiều địa phương cho hay dự kiến sẽ đề xuất cho học sinh đi học trở lại vào đầu tháng 5.
Ông Vũ Văn Dương, Giám đốc Sở GD-ĐT Cao Bằng cho biết, dự kiến sẽ tham mưu UBND tỉnh cho học sinh đi học trở lại vào cuối tháng 4, đầu tháng 5. Để bảo đảm an toàn cho học sinh và giáo viên, một số giải pháp được sở GD-ĐT tính đến như phân chia khối lớp học khác buổi. Ví dụ học sinh khối 9, 12 học sáng; các khối khác học buổi chiều… để học sinh không đến trường một lúc quá đông.
Tương tự một số tỉnh như Cao Bằng, Đắk Lắk hiện nay chưa có dịch và được xếp vào nhóm nguy cơ thấp cũng có dự kiến như vậy. Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk cho hay, nếu không có chuyển biến bất thường, sở cũng sẽ tham mưu UBND tỉnh cho học sinh đi học lại vào đầu tháng 5 tới.
Tại Nghệ An, Quảng Nam thời điểm mở cửa trường học cũng dự kiến vào thời điểm này. Lãnh đạo Sở GD-ĐT Thanh Hóa dự kiến đề xuất UBND tỉnh cho học sinh THCS, THPT đi học lại vào đầu tháng 5; các cấp học thấp hơn trở lại trường học sau đó khoảng từ 1-2 tuần…
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Với Yên Bái, ông Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết đã chủ động đưa ra 5 kịch bản tương ứng với 5 mốc thời gian dự kiến học sinh đi học trở lại, mốc sớm nhất là 20/4 và mốc muộn nhất là 15/6. Kịch bản tương ứng với mỗi mốc thời gian đều tính đến đầy đủ các yếu tố, từ thực hiện chương trình đến ôn tập, đội ngũ, kinh phí kèm theo…
Ông Đỗ Minh Tâm, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Lào Cai cho biết đang cố gắng để học sinh có thể đi học lại vào đầu tháng 5. “Sở đang xây dựng 2 phương án. Phương án 1, dự kiến học sinh khối THPT và GDTX đi học trước, sau 1 tuần đến các khối còn lại. Phương án 2 dự kiến chỉ khối lớp 9 và lớp 12 đi học lại từ đầu tháng 5, sau đó đến các khối lớp khác”, ông Tâm nói.
Không nhất thiết phải xếp lịch học kín cả tuần ngay
Về vấn đề học sinh đi học trở lại, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng, đây là việc cần được tính toán, xem xét rất kỹ dựa trên nguyên tắc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên.
Ông Độ gợi ý, các địa phương nằm trong nhóm có nguy cơ cao theo khuyến nghị của Thủ tướng Chính phủ, cần xem xét, cân nhắc; các địa phương nguy cơ thấp có thể xem xét đề xuất UBND tỉnh cho học sinh đi học trở lại.
“Học sinh đi học phải an toàn, trường học có an toàn mới cho học sinh đi học. Các địa phương có thể tính toán để học sinh lớp 9, lớp 12 đi học trước, các lớp khác học sau. Cũng không nhất thiết phải xếp lịch học cả tuần mà có thể xếp học 3 buổi/tuần, đan xen thực hiện dạy học trực tiếp và trực tuyến. Ở mỗi lớp học cũng có thể tách đôi số lượng học sinh để bố trí giảng dạy; kết hợp giữa học trực tiếp và trực tuyến…”, Thứ trưởng Độ nhấn mạnh.
Ông Độ cũng lưu ý, trên tinh thần nội dung dạy học đã tinh giản, các trường xây dựng kế hoạch dạy học theo đúng thời gian và chương trình đã tinh giản. Đồng thời tổ chức dạy học và ôn tập sao cho phù hợp, quyết tâm để có thể hoàn thành chương trình trước 15/7, đặc biệt với học sinh khối 12.
Với kỳ thi THPT quốc gia, tại cuộc họp, nhiều lãnh đạo sở GD-ĐT nêu mong muốn vẫn tổ chức thi. Bởi việc giữ ổn định kỳ thi tránh được nhiều xáo trộn, đặc biệt với học sinh. Hiện nay, số lượng học sinh có nhu cầu thi đại học rất lớn. Nếu không tổ chức thi THPT quốc gia, các em sẽ phải đến thành phố lớn để dự thi tại các trường đại học, như vậy sẽ áp lực và tốn kém.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết Bộ GD-ĐT đang tính toán để có phương án phù hợp cho mọi tình huống.
Hải Nguyên – Minh Thu

Trò leo đồi học online, thầy cô gọi điện thoại giảng bài từ xa
Lớp học của Tráng A Thỷ (dân tộc Mông) ở quê không có bàn ghế, bục giảng, bè bạn. Thỷ một mình ngồi trên cây, nơi mỏm đá ở sườn đồi hoặc bãi ngô trên núi... để học tập.
" alt=""/>Nhiều địa phương dự kiến đề xuất cho học sinh trở lại trường đầu tháng 5