Team Dota 2đầu tiên trong lịch sử thành lập tổ chức IMT bao gồm: Kim "QO" Seon-yeob, Pyo "MP" No-a, Lee "Forev" Sang-don, Kim "Febby" Yong-min và Kim "DuBu" Doo-young. Tất cả các player trên đều đã giành quyền chơi tại TI7 vừa qua, khi QO và Febby là đồng đội trong màu áo Fnatic, Forev cùng DuBu là người của Digital Chaos, trong khi MP vừa chia tay Team Secret.
Sau chiến dịch thất bại tại Seattle, Washington, Mỹ hồi đầu tháng 8 vừa qua, Team Phoenix công bố tái hợphai tuần sau đó. Tuy nhiên, cho tới ngày 07/9 vừa qua, những player kỳ cựu người Hàn mới quyết định đặt tên cho team là Team Phoenix.
Trong đoạn thông cáo báo chí nói về quyết định chiêu mộ Team Phoenix, CEO Noah Whinston của IMT cho biết, tổ chức này đã chú ý tới Dota 2và coi đây là bộ môn eSports tiếp theo cần chinh phục.
“Tại Immortals, chúng tôi không hề giấu diếm mong muốn của mình, được đặt dưới những điều kiện hợp lý, bước vào Dota 2”, Whinston nói. “Chúng tôi mong muốn thử thách tiếp tục được gia tăng về cả chất lượng nội dung lẫn sự tham gia của các fan hâm mộ trong Dota và tiếp nối sứ mệnh của mình, giành lấy tất cả danh hiệu, hợp nhất fan với các player, và đem cộng đồng eSports tới gần nhau hơn…”
Team IMT LMHT đã giành suất tham dự CKTG 2017, giải đấu số một trong năm, với tư cách là đội Á quân khu vực Bắc Mỹ
Đây cũng đánh dấu lần đầu tiên IMT quyết định đầu tư vào một team Dota 2 kể từ khi tổ chức eSports được thành lập vào năm 2015. IMT nổi tiếng trong bộ môn Liên Minh Huyền Thoại, Counter-Strike: Global Offensivevà Overwatchkhi các team mà họ sở hữu đều luôn giành được kết quả tốt ở những giải đấu hàng đầu.
Cách đây vài ngày, tin đồn liên quan tới việc Team Phoenix ký hợp đồng với IMT đã xuất hiện đầy rẫy trong cộng đồng Dota 2– chủ yếu do một số thành viên đã theo dõi trang Twitter cá nhân của CEO Noah.
Tuần trước, vị CEO của IMT cũng đã công khai ý định đem về một team Dota 2 cho IMT.
2016(Theo Dot Esports)
" alt=""/>Dota 2: Immortals mua lại Team Phoenix, gia nhập cuộc đua giành AegisSau khi trải qua giai đoạn khủng hoảng vào quý 2 khiến cổ phiếu sụt giảm 24%, Facebook đang dần lấy lại thăng bằng, và Phố Wall cũng bắt đầu "thở phào" khi chứng kiến mạng xã hội lớn nhất thế giới dần trở lại quỹ đạo ổn định. Rõ ràng, Facebook và CEO Mark Zuckerberg đã trải qua một năm khó khăn nhất trong lịch sử của công ty.
Tuy nhiên, mới đây trong một cuộc họp với các cổ đông, CEO Zuckerberg đã đưa các nhà đầu tư "trở lại mặt đất", khi lên tiếng thừa nhận rằng những vấn nạn mà công ty gặp phải như tin tức giả mạo, lộ lọt dữ liệu, an ninh mạng,... có thể sẽ tiếp tục vượt ngoài tầm kiểm soát, và chi phí để đối mặt với những thách thức này cũng sẽ gia tăng.
![]() |
CEO Mark Zuckerberg |
"Khi chúng ta nói tới các vấn đề bảo mật, an toàn thông tin và nội dung, các bạn có lẽ hiểu rằng chúng không phải là những vấn đề có thể giải quyết triệt để, phải không?", CEO Mark Zuckerberg nói. "Đó là những vấn đề mà chúng ta chỉ có thể cố gắng kiểm soát theo thời gian, để giảm và ngăn chặn những hậu quả mà nó gây ra."
COO Facebook, bà Sheryl Sandberg, theo đó cũng chỉ ra mối quan tâm hàng đầu của Facebook hiện nay là tập trung thật nhiều tiền vốn để xây dựng hệ thống phòng thủ cho riêng mình.
"Nếu mọi người không tin tưởng Facebook, họ sẽ không sử dụng nó. Điều này có nghĩa là công ty phải 'ném tiền' vào việc xây dựng hệ thống phòng thủ cho riêng mình, ngay cả khi không thể ngăn chặn hoàn toàn."
"Bảo vệ quyền riêng tư của người dùng là cực kỳ quan trọng vì họ, cũng như các doanh nghiệp sẽ chỉ sử dụng dịch vụ của chúng tôi nếu họ cảm thấy Facebook có thể tin tưởng và việc chia sẻ trên nền tảng của chúng tôi là an toàn. Đó là lý do chúng tôi cần đầu tư hơn nữa để bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật tốt hơn", bà Sandberg cho biết.
![]() |
Facebook được cho là sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào hệ thống an ninh nhằm bảo mật dữ liệu người dùng và hệ thống. |
Ở một góc độ khác, Michael Connor, giám đốc điều hành của Open Mic, một tổ chức chuyên trợ giúp các chiến dịch cải thiện quản trị tại một số công ty lớn tại Mỹ, lại cho biết đây có thể là dấu hiệu cho thấy Facebook đã trở nên quá lớn.
"Họ có quyền chi tiêu, nhưng câu hỏi là phải chi bao nhiêu tiền mới đủ, để nền tảng trở nên an toàn", Connor đặt câu hỏi. "Và một trong những mối quan tâm mà nhiều người lo ngại đó là Facebook liệu có quá lớn?"
"Một khi nó chi phối quá nhiều mà không có đối thủ cạnh tranh, những kết quả ngoài mong đợi có thể xảy đến như là hệ quả của sự thống trị đó."
Được biết, chi phí cho hoạt động bảo vệ dữ liệu người dùng và an ninh hệ thống của Facebook trong năm 2017 đã "ngốn" tổng cộng 20,4 tỷ USD. Con số này tiếp tục tăng mạnh vào năm 2018, khi mà tới nay dù mới kết thúc Q3, nhưng số tiền bỏ ra đã xấp xỉ 21,2 tỷ USD. Sang tới năm 2019, Facebook dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng thêm tới 50% chi phí.
Theo Dantri/BI
Ủy ban Thương mại công bằng của Nhật Bản (JFTC) sẽ tiến hành điều tra liệu các "ông lớn" trong làng công nghệ như Google, Amazon, Apple và Facebook.
" alt=""/>CEO Facebook thừa nhận không thể ngăn chặn tin tức giả mạo và đánh cắp dữ liệuNhư Nasser al-Din Shah (trị vì cuối thế kỷ 19) và hậu cung lên tới 84 bà vợ là một ví dụ điển hình. Năm 1842, Nasser al-Din Shah (11 tuổi) nhận được món quà là một chiếc máy ảnh từ nữ hoàng Victoria. Ông nhanh chóng bị chinh phục bởi phép màu của công nghệ, để rồi sau này sử dụng quyền lực của mình biến cung điện thành studio chụp hình đầu tiên trong lịch sử.
Và dưới đây là Anis al-Doleh, bà vợ xinh đẹp được sủng ái nhất của shah Nasser (shah là tên gọi chung cho vua Ba Tư). Nhan sắc của bà được xem là "không gì sánh được" vào thời kỳ đó.
Mọi sự so sánh khác thời đại đều là khập khiễng. Với người Ba Tư trước kia, tuyệt sắc giai nhân phải đến từ vẻ đẹp đầy đặn, căng tràn nhựa sống, kèm theo cặp lông mày siêu đậm và một hàng ria lấp ló.
Đó là biểu trưng của một phụ nữ trong hoàng tộc - no đủ, không bao giờ bị đói, và không phải lao động nặng nhọc.
Được biết, Nasser al-Din Shah là vị vua thứ 4 của triều đại, lên ngôi vào năm 1848 và trị vì trong suốt 47 năm - lâu nhất trong 3000 năm lịch sử của Iran và Ba Tư.
Thông thường, các nhiếp ảnh gia chỉ được phép chụp quốc vương và các hoàng thân quốc thích, hầu cận... là nam giới. Hơn nữa theo luật, việc chụp mặt là điều cấm kỵ, đặc biệt là mặt của phụ nữ.
Nhưng shah Nasser - một fan chân chính của nhiếp ảnh - ngài cho phép chụp cả dàn hậu cung gần 100 người, tạo thành một bộ sưu tập những hình ảnh công chúng đáng lẽ không bao giờ được biết đến. Chẳng ai làm gì được ngài, tất nhiên, vì ngài là vua mà!
Có một chi tiết rất đáng chú ý trong bộ ảnh của nhà vua, đó là đội hậu cung luôn mặc một chiếc váy có mẫu khá kỳ lạ, được gọi là "shaliteh". Chiếc váy trông khá giống váy ballet, và có tin đồn rằng đây không phải là điều trùng hợp.
Năm 1873, Nasser al-Din theo lời mời của Sa Hoàng Alexander Tsar II ghé thăm nước Nga. Tại đây ông bị các vũ công ballet người Nga "hớp hồn", sau đó yêu cầu đội hậu cung ăn mặc giống như thế.
Nhưng tất nhiên, họ chỉ được phép mặc như vậy khi lên hình, còn bình thường vẫn phải mặc trang phục truyền thống của người Hồi giáo. Ngoài ra, cũng có thể đây chỉ là một tin đồn thôi.
Theo GenK
" alt=""/>Đây là nhan sắc người vợ xinh đẹp nhất trong hậu cung gần 100 người của vua Ba Tư