Do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, sân nhà của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh không thể tổ chức thi đấu như kế hoạch. Vì vậy, thầy trò Phạm Minh Đức chọn phương án ở lại Hà Nội, chọn sân Hàng Đẫy làm "sân nhà" trong cuộc tiếp đón Viettel.Đây là một bất lợi lớn với Hà Tĩnh khi họ không nhận được sự cổ vũ của khán giả nhà, tuy nhiên trong điều kiện bất khả kháng, đội tân binh V-League cũng không có lựa chọn nào khác.
 |
HLV Phạm Minh Đức và các học trò ở lại Hà Nội chờ đấu Viettel |
"Lúc này mưa lũ ở miền Trung khiến người dân rất khổ và nếu đá bóng ở Hà Tĩnh thì rất buồn. Với tình trạng hiện nay, trận đấu với Viettel ngày 25/10 tới không thể đá được ở Hà Tĩnh. CLB chúng tôi muốn thi đấu đến hết giải và sẽ phối hợp với ban tổ chức, vì vậy ban tổ chức nói đá ở sân nào thì chúng tôi sẽ đến đó",HLV Phạm Minh Đức cho biết.
Trong khi đó, một lãnh đạo VPF cho biết do khu vực tỉnh Hà Tĩnh đang xảy ra mưa lớn kéo dài khiến SVĐ Hà Tĩnh bị ngập toàn mặt sân, nên BTC trận đấu địa phương không thể thực hiện được công tác tổ chức trận đấu. Sau lượt 4 giai đoạn 2 V-League, tuỳ tình hình VPF sẽ có thông báo để các đội bóng có sự chuẩn bị.
 |
Sân nhà của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngập nặng, không thể tổ chức thi đấu |
Ngoài việc không tổ chức trận đấu trên sân Hà Tĩnh, VPF cũng cũng đã đổi giờ thi đấu trận Nam Định vs Hải Phòng ở lượt đấu tới. Trận đấu này diễn ra vào lúc 17h thay vì 18h như kế hoạch ban đầu.
Hiện tại, cuộc đua vô địch và trụ hạng vẫn diễn ra rất gay cấn. Viettel đang có lợi thế dẫn đầu BXH với 31 điểm, trong khi ở nhóm dưới 3 đội Hải Phòng, Nam Định và Quảng Nam đều có nguy cơ về hạng Nhất, đặc biệt là Quảng Nam.
Video Hà Nội 1-0 Hà Tĩnh:
Đại Nam
" alt=""/>Bão lũ hoành hành, Hà Tĩnh đấu Viettel tại Hàng Đẫy
Đinh Văn K'Rể là người dân tộc Hơ rê, em sinh ra đã mắc chứng bệnh hiếm gặp - Seckel (người lùn, đầu chim). Năm nay, K'Rể 11 tuổi nhưng em chỉ cao khoảng 60 cm và nặng gần 4 kg. |
Cậu học trò Đinh Văn K’rể đã qua đời. Ảnh tư liệu: Hạ Anh. |
Năm 2013, khi đến thôn Gò Da vận động học sinh về nội trú, thầy Đặng Văn Cương (khi đó là Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Sơn Ba, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) phát hiện ra em được mẹ bỏ trong một cái bị. Thầy đã dặn gia đình cứ nuôi đi, khi nào đủ tuổi đi học thì đưa xuống trường, nếu ở với thầy được một ngày thì thầy sẽ nuôi.
Năm 2016, khi Đinh Văn K'Rể tròn 7 tuổi, thầy Đặng Văn Cương đã đón em về sống cùng với thầy tại nhà công vụ của trường và chăm sóc, dạy dỗ K'Rể như con.
 |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ từng đến thăm, động viên Đinh Văn K'Rể vào tháng 4/2018. Ảnh tư liệu: Hạ Anh. |
Nhận được thông tin em qua đời, chiều tối cùng ngày, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã gọi điện cho thầy Đặng Văn Cương - người đã nuôi nấng, chăm sóc em trong nhiều năm qua cho đến khi em qua đời để thăm hỏi, chia buồn.
Bộ trưởng bày tỏ sự cảm kích và ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của thầy và trò nhà trường, đặc biệt là cá nhân thầy Đặng Văn Cương trong việc tạo điều kiện, chăm sóc, hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như em Định Văn K’Rể để các em được học tập và hòa nhập.
Bản thân thầy Đặng Văn Cương suốt những năm qua đã chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ K’Rể như con đẻ. Thông qua thầy Đặng Văn Cương, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng gửi lời thăm hỏi, chia buồn tới gia đình em và Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Sơn Ba - nơi em theo học.
Trước đó, tháng 4/2018, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ từng đến thăm, động viên Đinh Văn K'Rể cùng cán bộ, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Sơn Ba. Tại cuộc gặp gỡ đầy xúc động, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã gửi tặng thầy Đặng Văn Cương cùng cậu học trò tí hon Đinh Văn K’Rể cuốn sách “Lược sử thời gian” của nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking với hy vọng rằng cuốn sách sẽ truyền cảm hứng cho hai thầy trò để tiếp tục hành trình gieo chữ, gieo hy vọng ở nơi khó khăn nhất của huyện vùng cao Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
Thanh Hùng
" alt=""/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gửi lời chia buồn tới gia đình cậu bé tí hon Đinh Văn K’rể
Làm việc tại một công ty hơn 10 nămNếu bạn đang trong tình trạng vẫn loay hoay một vị trí ở công ty suốt 10 năm, bạn nên cân nhắc đến việc thay đổi môi trường làm việc để thoát khỏi sức ì. Sự thay đổi về nghề nghiệp lúc này là cần thiết để giúp những kỹ năng được phát triển tốt hơn.
Rất giỏi trong công việc
Bạn được đánh giá là rất giỏi trong công việc nhờ sự thành thạo, những kỹ năng, chuyên môn xuất sắc vượt quá yêu cầu khi bạn bắt đầu vào làm việc. Điều này khiến công việc không có đủ thử thách để bạn có thể học tập thêm hay tiến bộ hơn. Lúc này, bạn nên tìm kiếm một công việc mới để tiếp tục học hỏi những điều mới mẻ để thêm những thành công khác.
 |
(Nguồn hình: Freepik) |
Không thể tiến bộ trong công việc
Một ngày, bạn nhận ra rằng bản thân không thể tiến bộ trong công việc. Lý giải điều này, có thể vì ngay từ lúc bắt đầu công việc, bạn đã không có đủ kinh nghiệm thực tế để giải quyết những nhiệm vụ đầy thách thức; hoặc cũng có thể bạn đang đi không đúng định hướng nghề nghiệp. Vậy nên, điều bạn cần làm là tìm kiếm một hướng đi mới.
Có nhiều mâu thuẫn với đồng nghiệp
Nếu bạn chỉ thấy mệt mỏi khi phải làm việc cùng những đồng nghiệp trong một môi trường đầy “mùi thuốc súng”, đó chính là dấu hiệu để bạn nhận ra: có thể văn hóa công ty đó chưa phù hợp với bản thân. Lúc này, bạn nên cân nhắc đổi việc để rũ bỏ những “cơn đau đầu” không đáng có.
Vừa hoàn thành một dự án lớn thành công
Việc bạn vừa hoàn thành tốt đẹp một dự án lớn có ý nghĩa đối với việc nâng cấp nghề nghiệp của bản thân.
Một là, bạn sẽ được tạo điều kiện để xả hơi sau những ngày bận rộn. Lúc này bạn có thể tự mình tạo thêm kết nối, thử ứng tuyển ở những vị trí cao cấp hơn và có thời gian thoải mái hơn để tham dự những buổi phỏng vấn.
Hai là, bạn đã có thêm thành tựu đáng giá để bổ sung vào hồ sơ nghề nghiệp của mình và bắt đầu thảo luận cùng những nhà tuyển dụng trong tầm ngắm.
Sau khi công ty hiện tại kết thúc năm tài chính
Thường thì ngày kết thúc năm tài chính không nhất thiết sẽ trùng khớp theo Dương lịch mà tuỳ thuộc vào đặc thù của mỗi công ty. Nhưng thời điểm bắt đầu của một năm tài chính mới sẽ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt cho các ứng viên tiềm năng; bởi đây chính là lúc các công ty có được ngân sách rõ ràng để bổ sung nhân sự nhằm hoàn thành nhiều mục tiêu đề ra trước mắt.
Vậy nên, bạn có thể tìm hiểu thời điểm bắt đầu và kết thúc năm tài chính của những công ty yêu thích và thử ứng tuyển vào thời điểm “vàng” này.
Sau một kỳ nghỉ xả hơi
Một khi bạn đã bắt đầu công việc mới, bạn sẽ phải nỗ lực nhiều và không có thời gian cho một chuyến du lịch dài ngày. Thay vào đó, bạn nên đi nghỉ ngơi đâu đó, dành cho bản thân sự thư giãn và tái tạo năng lượng, sau đó mới bắt đầu tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp mới.
Mục tiêu của bạn và công ty không giống nhau

|
(Nguồn hình: Freepik) |
Lý tưởng nhất là những mục tiêu mà bạn đề ra cho bản thân và mục tiêu phát triển của công ty có nhiều điểm chung. Nhưng cuộc sống đôi khi không có những đoạn giao nhau cần thiết như vậy.
Khi bắt đầu nhận ra bản thân đang “lạc lối” với đường hướng của công ty, bạn cần suy xét lại đâu là loại công việc và môi trường phù hợp để bạn tiếp tục phát triển nghề nghiệp và theo đuổi những định hướng đúng đắn.
Những kỹ năng của bạn không được đề cao và sử dụng đúng mực
Sếp không công nhận năng lực chuyên môn của bạn dù bạn làm việc rất chăm chỉ? Công ty vẫn có nhiều đợt thăng tiến dành cho nhân viên nhưng tên bạn luôn không có trong danh sách? Bạn thấy công việc của mình cứ như thừa thãi trong một guồng quay?...
Hãy nói chuyện với người quản lý trực tiếp của mình để hiểu hơn bạn nên làm gì, để được công nhận một cách xứng đáng. Và nếu cuộc trò chuyện không đem lại cho bạn câu trả lời thoả đáng, hãy can đảm tìm kiếm những cơ hội mới, nơi bạn được trân trọng hơn, được ghi nhận tốt hơn vì những nỗ lực của mình.
Khi còn “lăn tăn” trong công việc ổn định hiện tại

|
(Nguồn hình: Freepik) |
Nếu bạn nhận thấy mình bắt đầu tìm kiếm cơ hội mới nhiều hơn bình thường, thì dường như đó là phản ứng của những trải nghiệm không vui tích tụ thầm kín trong môi trường làm việc hiện tại. Vì vậy, bạn nên quan tâm cập nhật hồ sơ nghề nghiệp, mở lòng với những chuyển đổi định hướng có thể đến rất bất ngờ.
Khi bạn không đang trong trạng thái tiêu cực, mệt mỏi và vội vã tìm kiếm một công việc khác, bạn sẽ có đủ thời gian và sự sáng suốt để nhận định: việc ở lại công ty hay theo đuổi một hướng đi khác là tốt hơn; và vô tình đây là một giai đoạn “vàng” cho việc cân nhắc thay đổi công việc.
(Nguồn: Careerbiulder)
" alt=""/>Chuyên gia gợi ý 10 thời điểm hợp lý để đổi việc