Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn)
Chiều ngày 20/2, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp về xây dựng Đề án mô hình kinh tế chia sẻ. Việc xây dựng Đề án này được Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) triển khai xây dựng cách đây đúng một năm, tại Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 8/2/2018.
Cuộc họp do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cho ý kiến lần đầu về Đề án có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và lãnh đạo, đại diện của nhiều bộ, ngành đang có liên quan tới kinh tế chia sẻ như giao thông vận tải, ngân hàng (lĩnh vực cho vay ngang hàng), xây dựng (codotel, officetel), du lịch (dịch vụ phòng ở), công thương (thương mại điện tử), khoa học và công nghệ, tư pháp, tài chính, công an.
Đại diện các bộ, ngành đều đồng tình với Bộ KH&ĐT khi nhìn nhận kinh tế chia sẻ (sharing economy) là phương thức kinh doanh mới, tận dụng lợi thế phát triển công nghệ để tiết kiệm chi phí giao dịch, tiếp cận được lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số và đa số đều khẳng định là xu thế phát triển kinh tế.
Trên thế giới, kinh tế chia sẻ phát triển mạnh trong hơn 10 năm qua nhờ ứng dụng công nghệ số, nổi lên ở 6 nhóm ngành nghề: vận tải trực tuyến, chia sẻ phòng ở, bán lẻ trực tuyến, lao động việc làm, dịch vụ tài chính cho vay vốn, quảng cáo trực tuyến. Bộ KH&ĐT dự báo trong tương lai sẽ còn nhiều ngành nghề hoặc nhóm ngành nghề, dịch vụ khác phát triển theo mô hình kinh doanh của kinh tế chia sẻ.
Ở Việt Nam, kinh tế chia sẻ chưa phát triển mạnh nhưng có nhiều tiềm năng. Hiện nay, trong nước đã xuất hiện các mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới, trong đó nổi lên là các loại hình vận tải trực tuyến, chia sẻ phòng ở và cho vay ngang hàng, đều là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Bộ KH&ĐT đánh giá kinh tế chia sẻ có những ưu điểm là tăng nguồn thu thuế cho nhà nước, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực, bảo vệ môi trường; người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn dịch vụ, sản phẩm; khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ người dân tốt hơn, tạo sự cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển và cơ cấu lại bộ máy quản lý, điều hành trong sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh ưu điểm thì mô hình này có những bất cập là chưa có trong danh mục ngành nghề kinh doanh để xác định nghĩa vụ nộp thuế, đồng thời có sự giao thoa với các ngành nghề kinh doanh truyền thống gây khó cho quản lý nhà nước; khó quản lý kê khai thuế do mô hình này sử dụng hợp đồng, hoá đơn điện tử trong khi pháp luật hiện hành chỉ quy định về hoá đơn giấy.
Một bất cập nữa là hệ thống pháp luật chưa quy định về thông tin trên mạng đối với các tổ chức hay cá nhân nước ngoài có hợp tác, kinh doanh tại Việt Nam, gây khó cho cơ quan quản lý khi yêu cầu các tổ chức, cá nhân này cung cấp thông tin, giao dịch tại Việt Nam để phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát và thu thuế.
Trong quản lý mô hình kinh tế này, Bộ KH&ĐT cho biết các quốc gia có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung không có pháp luật chung mà điều chỉnh riêng lẻ ở từng lĩnh vực, từng ngành. Việt Nam chưa có các chính sách quản lý, ngoài trường hợp thí điểm với dịch vụ vận tải theo hợp đồng điện tử.
Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ, ngành nghề trên nền tảng chia sẻ đều tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành như Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Du lịch, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Giao thông đường bộ và kể cả các luật pháp về thông tin, thương mại điện tử.
" alt=""/>Không thể mặc kệ hoặc cấm kinh tế chia sẻ![]() |
Ông Vitaly Kamluk trong một sự kiện của Kaspersky năm 2017 tại Singapore - Ảnh: Hải Đăng |
Giải thích việc này với ICTnews, ông Vitaly cho biết mạng 5G nhanh hàng trăm lần so với tốc độ 4G hiện tại, lưu lượng truyền tải do đó cũng lớn hơn.
“Nếu trước đây hacker mất vài ngày hoặc vài tuần để trộm một thông tin gì đó thì nay có với tốc độ mạng cao hơn và dữ liệu nhiều hơn, chúng chắc chắn mất ít thời gian hơn”, ông Vitaly trả lời ICTnews trong sự kiện họp trực tuyến với các nhà báo khu vực Đông Nam Á, về các dự báo an ninh mạng năm 2019 của Kaspersky Lab cách đây hai tuần. Mạng 5G có thể kích thích người dùng sử dụng dịch vụ nhiều hơn, nguy cơ do đó cũng cao hơn. Ví dụ một người dùng di động để mua quần áo, nếu thanh toán qua các cổng không được đảm bảo, sẽ dễ bị hacker xâm nhập và trộm các dữ liệu quan trọng. Lượng người dùng di động tăng lên cũng khiến hacker phát triển nhiều phần mềm độc hại cho thiết bị này", ông Vitaly giải thích.
Kaspersky từng cảnh báo về xu hướng tấn công vào các nhà máy công nghiệp, như một đập thuỷ điện có kết nối Internet chẳng hạn, với mục đích phá hoại lẫn lý do tài chính.
Tại Việt Nam, các nhà máy công nghiệp ứng dụng IoT chưa phổ biến, các công trình công nghiệp trọng yếu kết nối Internet vẫn chưa cao. Ông Vitaly cho biết Kaspersky Lab chưa ghi nhận tình huống tấn công nào ở Việt Nam hay Đông Nam Á liên quan đến lĩnh vực nhà máy công nghiệp.
Báo cáo của Kaspersky Lab chỉ ra 5 xu hướng tấn công mạng chủ yếu sẽ diễn ra trong năm 2019.
" alt=""/>Mạng 5G có thể khiến hacker trộm dữ liệu nhanh hơnCác loạt thiết bị được cho là để lắp ráp vũ khí bắn đạn bi sắt trên Lazada đều do các shop từ Trung Quốc rao bán. Ảnh chụp trên Lazada ngày 16/2/2019.
Thật bất ngờ khi tìm kiếm trên trang thương mại điện tử Lazada.vn sẽ thấy thiết bị để lắp ráp súng, vũ khí dưới dạng đồ chơi được rao bán khá công khai bởi nhiều shop khác nhau, các shop rao bán các mặt hàng loại này đều từ Trung Quốc và Hồng Kông.
Mặc dù không rao bán súng nguyên chiếc nhưng với những thiết bị, linh kiện bán rời, người có hiểu biết về vũ khí có thể tự lắp ráp thành một cây súng hoàn chỉnh. Theo ý kiến của nhiều người, sau khi lắp ráp hoàn chỉnh những loại súng đồ chơi này dùng để bắn đạn bằng bi sắt hoặc bằng khí nén CO2 nhưng có thể gây sát thương.
Trên Lazada, chỉ cần tìm kiếm với từ khóa “GEM8” hoặc “M4A” hoặc “đạn bi sắt” cho ra tới hơn 500 kết quả. Khi tiến hành đặt mua hàng thì người mua sẽ nhận được thông báo đây là mặt hàng nhập khẩu và giá bán đã bao gồm phí vận chuyển và thuế nhập khẩu vào Việt Nam. Người mua có thể lựa chọn thanh toán khi nhận được hàng hoặc thanh toán trước qua ngân hàng. ICTnews đặt mua một đơn hàng của nhà cung cấp Andew khá dễ dàng, trong danh mục hàng hóa của shop này có chỉ dẫn chi tiết cho khách cần đặt mua thêm 6-7 loại linh kiện nữa cho đủ bộ sản phẩm.
Điều đáng quan ngại là tên các sản phẩm có mô phỏng súng bán trên Lazada được rao bán rất mơ hồ, có loại thì rao như một loại đồ chơi nhưng bên bán lại khẳng định có chất liệu bằng kim loại, nên nhiều người lo ngại nếu súng thật được chia linh kiện ra và bán trà trộn trên các trang thương mại điện tử có thể xảy ra nếu như không được kiểm soát chặt chẽ.
Theo Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ban hành ngày 20/6/2017, hành vi rao bán vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là hành vi bị nghiêm cấm theo điều 5 của Luật. Luật pháp của Việt Nam cũng nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
Vậy việc hàng chục shop từ nước ngoài rao bán thiết bị vũ khí dưới dạng đồ chơi vào Việt Nam trên Lazada có phải là hành vi bị cấm theo pháp luật Việt Nam hay không, ICTnews đã chuyển câu hỏi này tới Tổng cục Quản lý thị trường và sẽ thông tin tới độc giả trong thời gian tới.
Trong thời gian qua, ICTnews liên tục nhận được khiếu nại của khách hàng về việc các shop bán hàng gian lận, thực hiện các chương trình khuyến mãi ảo trên Lazada. Theo kế hoạch thanh tra năm 2019 của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) năm 2019, Cụ thê sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về thương mại điện tử tại Công ty TNHH Recess (pháp nhân của Lazada tại thị trường Việt Nam).
![]() |