Khoảng 0h ngày 1/6, bé L.D. nôn ra máu và tử vong. Sau đó, khoảng 9h ngày 3/6, bé M.D cũng nôn ra máu và tử vong. Hai trẻ đều qua đời trên lán nương nhà, bà X. không thông báo chính quyền mà tự chôn cất tại nương.
Trưa 3/6, công an xã Bum Tở nhận được thông tin đã nhanh chóng đưa 5 bà cháu đến Trung tâm y tế huyện Mường Tè cấp cứu và gửi mẫu nấm xuống Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để xác định nguyên nhân. Hiện tại, 5 bà cháu sức khỏe ổn định.
Mùa hè là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc do người dân sử dụng các thực phẩm chứa độc tố tự nhiên như nấm. Đặc biệt, Việt Nam là một nước nhiệt đới khí hậu nóng ẩm nên thuận tiện cho các loài nấm sinh sôi và phát triển nhất là vào mùa mưa. Nước ta có khoảng 50-100 loài nấm độc khác nhau, trong đó có những loài chứa độc tố gây chết người.
Để phòng, chống ngộ độc nấm, Sở Y tế Lai Châu khuyến cáo người dân:
- Không ăn nấm rừng và nấm mọc tự nhiên khi không biết đó là nấm độc hay nấm không độc, kiểm tra nấm thật kỹ trước khi nấu.
- Tuyệt đối không dùng nấm lạ, kể cả nấm màu trắng. Nấm độc nhất cũng có thể bị nhầm với loại ăn được do trong một vài giai đoạn phát triển chúng có hình dạng giống nhau.
- Không hái nấm non để ăn vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nên không xác định rõ có độc hay không.
- Không ăn nấm quá già.
- Không ăn loại nấm khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa.
Khi bị ngộ độc nấm, nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời để tránh các di chứng như suy gan, suy thận, thậm chí dẫn đến tử vong.
Buổi sáng tại một khách sạn trên đường Trần Phú, TP Nha Trang, chị Thanh Lan, 32 tuổi, vừa ăn sáng cùng nhóm bạn vừa trò chuyện rôm rả về lịch trình du lịch của họ tại thành phố biển xinh đẹp. Sau khi ăn sáng, cả nhóm tới bến tàu du lịch ở phường Vĩnh Trường, mặc áo phao, lên ca nô ra biển tham quan các đảo trên vịnh Nha Trang. Gần trưa, đoàn của chị Lan ghé vào các khu du lịch trên đảo dùng cơm, nghỉ ngơi, trước khi về đất liền.
Chị Thanh Lan cho biết, nhóm chị có 4 người ở TP HCM, lên kế hoạch hồi tháng trước và đặt các dịch vụ online. Trong những ngày lưu lại Nha Trang, họ tham quan các điểm di tích, vui chơi, ăn uống. Nữ du khách nói, chị nhiều lần tới Nha Trang những mỗi chuyến đi đều có trải nghiệm khác nhau và đều rất ấn tượng.
Cũng là du khách đến từ Hà Nội, anh Gia Hàng chọn loanh quanh trong thành phố, rồi tản bộ trên biển đường Trần Phú. Anh đã tham quan tháp bà Ponagar, Hòn Chồng, chùa và các đảo. “Mùa hè khá nắng, song không tới mức bị oi bức. Ở đây hải sản tươi ngon, dịch vụ cũng ổn nên chúng tôi khá hài lòng về chuyến đi”, anh Hàng chia sẻ.
Các khách sạn dọc bãi biển và trong thành phố thời gian qua có lượng khách đông. Những điểm vui chơi, khu du lịch, di tích…, cũng có nhiều lượt khách tới tham quan. Trong số đó, những trải nghiệm đón hoàng hôn, ngắm bình mình trên đảo, các bãi tắm trong xanh, cát trắng được du khách đặc biệt quan tâm khi du lịch Khánh Hoà. Ngoài ra, một số khu du lịch ở Khánh Hoà còn có các trò chơi thể thao dưới nước như lặn biển, lặn mũ, dù bay, jetky…
Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch cho biết, ngành du lịch địa phương khởi sắc, phục hồi tốt. Đặc biệt, sau thành công của Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023 và Chương trình Liên kết quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam qua điện ảnh đã tạo được sức hút lớn cho du lịch Khánh Hòa. Lượng khách du lịch đến Khánh Hòa đang tăng rất cao.
Người đứng đầu Sở Du lịch Khánh Hòa cho hay, 6 tháng đầu năm toàn tỉnh đón 2,78 triệu lượt khách lưu trú, tăng 165,3% so với cùng kỳ, đạt 69,5% kế hoạch của năm 2023. Trong đó, có hơn 780 nghìn lượt khách quốc tế, tăng gấp 17,6 lần so với cùng kỳ; hơn 1,9 triệu lượt khách nội địa, tăng 99,3% so với cùng kỳ. Tổng lượt khách tham quan du lịch ước đạt 8,37 triệu lượt khách. Doanh thu du lịch ước đạt khoảng 12.565,7 tỷ đồng, tăng 126,2 % so với cùng kỳ.