10 năm trước, hàng dài những người hâm mộ trung thành Apple đã tập trung bên ngoài các cửa hàng của công ty khắp nước Mỹ. Một số đến đây “chiếm chỗ” từ nhiều ngày trước. Họ mang theo ghế gấp, ô, túi ngủ và tại San Francisco, nhiều người còn mang theo đệm. Apple phát nước miễn phí. Mọi người bán chỗ trong hàng với giá hàng trăm đô-la.
Vài người muốn được lên báo, trong khi nhiều người chỉ đơn giản muốn nằm trong số đầu tiên được sở hữu chiếc smartphone đắt giá mà Apple công bố 6 tháng trước. Nó quả thực là thứ không khí điên cuồng mà bất kỳ hãng công nghệ nào cũng khao khát đến chết đi được. May mắn là iPhone đáp ứng đúng kỳ vọng, bán hơn được 1 tỷ thiết bị sau 10 năm và đã thay đổi ngành công nghệ vĩnh viễn.
Kể từ cái ngày cuối tháng 6 năm 2007 ấy, Apple đã biến iPhone trở thành sản phẩm đáng tin cậy nhất và phổ biến nhất. Chỉ riêng 3 tháng đầu năm nay, hãng bán được hơn 50 triệu iPhone, mang về 33,2 tỷ USD.
Nhìn lại mẫu iPhone đầu tiên, những hạn chế của nó lại càng rõ ràng: đắt đỏ (giá khởi điểm 499 USD cho bộ nhớ 4GB), chỉ dùng mạng EDGE của AT&T (không hỗ trợ 3G), không có kho ứng dụng.
Ngày nay, Apple ra mắt mỗi năm một phiên bản iPhone mới, mang đến các tính năng hào nhoáng như chống nước, cảm biến vân tay để lôi kéo người dùng nâng cấp. Thông số kỹ thuật được cải tiến qua từng năm, từ chip đến camera. Phiên bản iPhone gốc cũng trông thật kỳ quặc khi xếp cạnh iPhone hiện đại. Apple đang bán những chiếc iPhone lớn hơn gần 2 lần so với iPhone thế hệ đầu.
" alt=""/>iPhone đã tạo ra ngành công nghiệp 'khủng' như thế này chỉ sau 10 nămTheo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau 1 năm triển khai Chính phủ điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ, NHNN đã hoàn thành giải pháp thanh toán phí trực tuyến đối với thủ tục hành chính, nâng cấp, đưa vào sử dụng 17 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4, hạ tầng và nền tảng công nghệ đều sẵn sàng để vận hành các hạng mục nghiệp vụ thuộc cấu trúc Chính phủ điện tử; hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được nâng cấp để phục vụ nhu cầu nộp thuế, phí, lệ phí hải quan trực tuyến qua mạng của người dân, doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong hoạt động của các đơn vị. Về kết quả cải cách thủ tục hành chính của tổ chức tín dụng theo Kế hoạch hành động 1355 của NHNN: Hệ thống các tổ chức tín dụng đã có nhiều cải tiến, đổi mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ IV (CMCN 4.0) - cuộc cách mạng mà trong đó các công nghệ như thực tế ảo, Internet của vạn vật (Internet of Things), in 3D, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Cuộc cách mạng này là một xu thế lớn, có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội mỗi quốc gia, từng khu vực và toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Việt Nam có những điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận với CMCN 4.0. Với cơ cấu dân số trẻ, đa phần sống ở khu vực nông thôn nhưng trình độ học vấn và khả năng tiếp cận các dịch vụ công nghệ mới của người dân Việt Nam đạt mức khá so với các nước trên thế giới. Tỷ lệ sử dụng điện thoại di động của người dân Việt Nam cũng đạt mức cao, trung bình một người dân sở hữu nhiều hơn 1 thuê bao di động.
Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng nói chung cũng như lĩnh vực thanh toán nói riêng tại Việt Nam đã và đang chứng kiến những tác động mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0, cùng với đó sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới ứng dụng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng (Fintech). Fintech đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành Ngân hàng, trong đó có hoạt động thanh toán tại Việt Nam.
Hiện tại chưa ai có thể đoán trước sẽ có những sản phẩm mới nào được ra mắt trong vòng vài năm tới, nhưng có nhiều dự báo cho rằng các sản phẩm ngân hàng, tài chính sẽ bị thay thế dựa trên tốc độ phát triển của công nghệ như hiện nay.
" alt=""/>Cách mạng 4.0: Thanh toán điện tử sẽ soán ngôi thẻ tín dụng và ATM