Bắt vợ Phó bí thư xã lừa đảo hàng chục tỷ đồng
Đang ở tù, ‘bầu’ Kiên bị tố lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng
Mệt mỏi sau nửa ngày bắt xe đò từ huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) lên TP.HCM để làm đơn tố cáo kẻ giả danh nhân viên của siêu thị Lotte Mart lừa đảo, chiếm đoạt 5,5 tỉ đồng, chị Ngô Thị K. ( 47 tuổi, ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) mếu máo trình bày lại sự việc.
Theo đó, giữa năm 2016, các chủ vựa trái cây ở Tiền Giang, Bến Tre xôn xao khi thấy Nguyễn Tường Vi (29 tuổi, ngụ tại quận 8, TP.HCM) tự xưng là cán bộ của Công ty TNHH Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam (siêu thị Lotte Mart) về tìm đối tác cung cấp trái cây cho siêu thị. Sau đó, vựa trái cây của chị K. được Vi tin tưởng lựa chọn là nhà cung cấp.
![]() |
Nạn nhân Ngô Thị K. |
Để tạo lòng tin, Vi dẫn theo một người tên là Nguyễn Hoàng Huân và giới thiệu là Giám đốc kinh doanh của Công ty TNHH Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam tới gặp và làm việc với chị K. Sau khi trao đổi, hai bên thống nhất ký “Hợp đồng cung ứng trái cây xuất nhập khẩu”.
Sau đó, Vi yêu cầu chị K. phải đặt cọc cho Lotte Mart 600 triệu đồng với lý do đảm bảo chất lượng cho sản phẩm mà chị K. cung cấp cho siêu thị.
Sau khi ký các hợp đồng và đặt cọc, Vi yêu cầu giao hàng theo địa chỉ cung cấp tại chợ đầu mối Thủ Đức và tại địa chỉ thường trú của Vi. Việc thanh toán được thực hiện theo hình thức lấy hàng trước và trả tiền vào đợt giao hàng tiếp theo.
Tuy nhiên, mỗi lần thanh toán, Vi chỉ trả khoảng 30% - 60% so với giá trị từng đơn hàng. Có lần, chị ta còn lập hẳn ủy nhiệm chi của Lotte Mart để thanh toán cho chị K.
Hơn nửa năm mua hàng trả tiền “nhỏ giọt”, tổng số tiền mà Vi thiếu nợ chị K. lên tới 6,5 tỉ đồng. Sốt ruột, chị K. liên tục thúc nợ, Vi mới trả được cho chị 1 tỉ đồng. Trước hành vi mờ ám của Vi, chị K. thấy nghi ngờ nên đã tìm đến Lotte Mart tại quận 7, TP.HCM thì tá hỏa khi siêu thị này cho hay: Vi và Huân không phải là nhân viên tại đây. Các hợp đồng và con dấu của Lotte Mart đều bị 2 đối tượng này giả mạo.
Qua tìm hiểu, chị K. biết thêm thông tin, sau khi mua trái cây của chị, Vi mang bán lại cho các tiệm, đại lý trái cây trên địa bàn TP.HCM thấp hơn rất nhiều so với giá nhập.
Theo chị K., để có tiền nhập trái cây về cung cấp cho Vi, chị đã phải đi vay ngân hàng và vay “nóng” bên ngoài. Khi sự việc đổ bể, vựa trái cây của chị đã bị những người cho vay nặng lãi tới siết nợ.
Hơn nửa năm trời công việc kinh doanh bị đình trệ, chị K lang thang khắp nơi tìm kẻ lừa đảo để đòi nợ nhưng Vi vẫn “bặt tăm”. Hiện chị K. đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của Nguyễn Tường Vi tới cơ quan công an.
Trả lời về vụ việc, ông Vũ Xuân Yên, Trưởng phòng pháp chế Lotte Mart Việt Nam cho hay, sau khi nhận được thông tin của chị K., Lotte Mart đã có thông cáo để cảnh báo các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức cung cấp hàng cho Lotte Mart.
Theo đó, nếu có giao dịch, hợp tác với Lotte Mart đều thực hiện giao dịch tại văn phòng chính và được sự chỉ đạo, có ủy quyền của người có chức năng trực tiếp làm việc chứ không giao dịch tại quán cà phê hay bất kỳ nơi đâu.
“Từ trước đến này, chúng tôi chưa bao giờ đề nghị bên nhà cung cấp, giao hàng phải đối ứng, đặt cọc cho Lotte Mart phải đặt cọc tiền hay bất kỳ tài sản nào có giá trị”, ông Yên khẳng định.
Trần Văn Tiến dùng thủ đoạn tự giới thiệu giữ chức Phó vụ trưởng, Vụ Thư ký, Văn phòng QH, có khả năng xin vào ngành công an.
" alt=""/>Siêu thị Lotte Mart bị mạo danh để lừa đảoKhông thể tuyên án vụ Vinasun kiện Grab
Grab bị đề nghị bồi thường cho Vinasun hơn 41 tỉ đồng
Bốn lần mở tòa, 2 lần nghị án kéo dài nhưng vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam tới nay vẫn chưa đi đến hồi kết.
Trông chờ cái kết của phiên tòa
Ngày 22/11, TAND TP.HCM sẽ tiếp tục mở lại phiên xét xử vụ tranh chấp trên. Liệu phiên tòa này có thể đi đến hồi kết?
Theo đơn khởi kiện của Vinasun, trong suốt thời gian qua, Grab đã có những phương thức cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mãi tràn lan, phá giá… gây ảnh hưởng và thiệt hại cho taxi truyền thống như Vinasun.
Vinasun cho rằng điều này không đúng với với quy định việc khuyến mãi phải được đăng ký trước với Sở Công thương, việc khuyến mại không quá 90 ngày/năm, một chương trình không quá 40 ngày.
![]() |
Đại diện Vinasun và Grab tại phiên tòa hồi cuối tháng 10 |
Vinasun cung cấp cho tòa nhiều chứng cứ văn bản, hình ảnh và khoảng hơn 20 video để chứng minh Grab kinh doanh vi phạm pháp luật tại Việt Nam.
Đơn vị này yêu cầu tòa án buộc bị đơn phải kinh doanh dựa trên pháp luật về cạnh tranh công bằng.
Trong phiên xét xử cuối tháng 10 vừa qua, Vinasun vẫn khẳng định Grab vi phạm đề án 24 của Bộ GTVT, đăng ký dịch vụ cung ứng phần mềm nhưng lại kinh doanh vận tải taxi, chiêu mộ lực lượng tài xế khổng lồ nên gây thiệt hại cho đơn vị này.
Ngoài ra, Vinasun còn “tố” Grab bị Cục thuế TP.HCM ra quyết định xử phạt 2,9 tỷ đồng. Phản đối lại lời tố này, đại diện Grab khẳng định mình được kiểm toán bởi Cục thuế TP, cơ quan chức năng không có xử phạt nào liên quan đến thuế. Grab cho rằng phía doanh nghiệp này đã hoàn thành tất cả nghĩa vụ về thuế theo pháp luật.
Đại diện Grab cũng cho rằng, Grab là công ty cung cấp công nghệ để kết nối giữa các công ty vận tải với tài xế và hành khách. Quyết định 24 là quyết định mở cho các công ty cung cấp công nghệ để kết nối ở một ngành nghề nào đó. Chính Vinasun cũng được tham gia đề án 24 và đó hoàn toàn là công bằng. Chưa bao giờ có chuyện một công ty kiện một công ty khác khi công ty mình không áp dụng được công nghệ.
“Nếu Grab vi phạm, các cơ quan chức năng có thể xử lý, nhưng tới nay chúng tôi không hề bị xử lý”, ông Jerry Lim đại diện của Grab khẳng định.
Phiên tòa "gập ghềnh" vì chờ... giám định thiệt hại
Về số tiền thiệt hại mà Vinasun đề cập, đại diện Grab cho rằng bản chứng thư giám định của Công ty Cửu Long có rất nhiều vấn đề.
Sau gần nửa tháng xét xử và nghị án kéo dài, theo dự kiến chiều ngày 29/10, HĐXX sẽ tuyên án. Tuy nhiên, sau đó HĐXX đã bất ngờ quay lại phần xét hỏi để làm rõ về yêu cầu bồi thường thiệt hại của phía nguyên đơn.
Theo Vinasun, từ khi Grab tham gia thị trường cùng với tăng đầu xe và các hành vi vi phạm pháp luật, hành khách Vinasun bỏ đi và các tài xế lôi kéo nghỉ việc. Trong khi kinh doanh taxi yếu tố quyết định là số đầu xe và giá cả. Vinasun khởi kiện, căn cứ vào báo cáo kiểm toán để chứng minh. Trước đây, tốc độ tăng trưởng của Vinasun là 2 con số, tới 2015 chỉ còn 5% và sau đó giảm dần.
Về thiệt hại, đại diện Vinasun cho hay, Công ty cố phẩn Kiểm định Cửu Long căn cứ vào 3 loại chi phí: khấu hao (xe không hoạt động cũng tính), vay ngân hàng, cố định (kiểm định, đường bộ, chi phí khác).
Từ khi có Grab, số lao động nghỉ việc của Vinasun tăng vọt, thời gian đầu có khoảng 8.000 người nhưng sau đó tăng vọt lên 12.000 người. Cũng theo Vinasun, trước việc khuyến mại, chiêu mộ tài xế bằng hình thức người giới thiệu cho Grab được thưởng tiền nên nhiều tài xế của Vinasun đã nghỉ việc, cầm cố cả nhà cửa để vay mượn xe chạy Grab. Trên thực tế, Grab gây thiệt hại cho Vinasun là rất lớn...
Trước những lập luận từ Vinasun đưa ra, HĐXX nhận định, việc giám định thiệt hại trong lĩnh vực này rất phức tạp và đơn vị giám định không có mặt tại tòa.
Sau khi hội ý, HĐXX quyết định tạm dừng phiên tòa để xác minh, thu thập bổ sung tài liệu liên quan đến việc giám định thiệt hại của phía Vinasun, từ đó mới giải quyết được vụ án.
Trước việc Vinasun “tố” vi phạm đề án 24, vi phạm Luật Thương mại, Luật Lao động, Thương mại điện tử, Thuế…đại diện Grab đề nghị triệu tập Bộ Giao thông vận tải đến đối chất.
" alt=""/>‘Khẩu chiến’ giữa Vinasun và Grab có đi đến hồi kết?"Đó là một trong những lựa chọn tài chính, nhưng chúng tôi cần chứng minh cho họ thấy rằng công ty có đủ năng lực", ông Phạm Nhật Vượng nói.
Trong tuần này, VinFast cho biết công ty mẹ đặt trụ sở tại Singapore đã nộp đơn đăng ký phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với các cơ quan quản lý chứng khoán Mỹ, sau khi công ty công bố kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD để xây dựng một nhà máy tại bang Bắc Carolina.
VinFast, bắt đầu hoạt động năm 2019, đang đặt cược vào thị trường Mỹ, với kỳ vọng có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất ô tô và công ty khởi nghiệp bằng hai mẫu SUV chạy điện và mô hình cho thuê pin để giảm giá thành.
Chủ tịch Vingroup cho biết, VinFast đã cam kết đợt IPO sẽ giúp xây dựng nhà sản xuất xe điện này trở thành một thương hiệu toàn cầu, nhưng ông nói thêm rằng "nếu điều kiện không phù hợp, VinFast có thể chờ đợi".
"Bản thân chúng tôi quyết tâm thúc đẩy và cam kết thực hiện đợt IPO này, nhưng mục tiêu cao nhất cho đợt IPO không phải là tài chính mà là đưa VinFast ra thị trường toàn cầu", ông chia sẻ.
Chương trình cho vay của chính phủ Mỹ với các nhà sản xuất xe công nghệ tiên tiến (AVTM) là một lựa chọn khác mà VinFast đang tìm hiểu. Chương trình trị giá 25 tỷ USD này được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 2007 khi các nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Detroit rơi vào khủng hoảng. Hiện tại, AVTM được quản lý bởi Bộ Năng lượng vẫn có khả năng cho vay gần 18 tỷ USD, theo công bố trên website.
Hôm 29/3, VinFast và chính quyền bang Bắc Carolina (Mỹ) công bố ký kết ghi nhớ về việc xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên của VinFast tại thị trường Bắc Mỹ.
![]() |
Tổng thống Mỹ Joe Biden chức mừng VinFast xây dựng nhà máy 4 tỷ USD tại Mỹ trên trang Twitter. |
Cụ thể, dự án có mức đầu tư lên tới 2 tỷ USD (tổng mức đầu tư là 4 tỷ USD trong giai đoạn 1 (theo thông tin từ Nhà Trắng) và sẽ tạo ra 7.000 việc làm cho lao động địa phương. Nhà máy của VinFast sẽ được đặt tại khu công nghiệp Triangle Innovation Point, Hạt Chatham với diện tích khoảng 800 ha và bao gồm 3 khu vực chính: khu vực sản xuất và lắp ráp ô tô điện và xe buýt điện; khu vực sản xuất pin cho các sản phẩm xe điện và khu vực công nghiệp phụ trợ cho các nhà cung cấp.
Giai đoạn 1 của nhà máy sẽ được khởi công ngay trong năm 2022 sau khi nhận được giấy phép xây dựng và dự kiến sẽ được vận hành vào tháng 7/2024. Công suất giai đoạn 1 dự kiến là 150.000 xe/năm. Theo biên bản ghi nhớ, VinFast sẽ tiếp tục đầu tư vào nhà máy theo nhiều giai đoạn khác nhau. Các mẫu xe đầu tiên được sản xuất tại nhà máy bao gồm VF 9 - dòng xe SUV cỡ lớn 7 chỗ ngồi và VF 8 - dòng xe SUV cỡ trung 5 chỗ.
VinFast hiện đã thiết lập hoạt động tại các thị trường quốc tế, bao gồm Mỹ, Canada, Đức, Pháp và Hà Lan. Hệ sinh thái sản phẩm xanh của công ty đang phân phối tại Việt Nam bao gồm xe ô tô điện, xe máy điện, xe buýt điện, hệ thống trạm sạc cùng các giải pháp năng lượng sạch.
Thông qua dự án xây dựng nhà máy tại Mỹ, VinFast khẳng định kế hoạch phát triển và sự đầu tư nghiêm túc của hãng tại thị trường quốc tế nói chung và Mỹ nói riêng; đồng thời đảm bảo năng lực và kế hoạch tự chủ sản xuất trên toàn cầu.
(Theo cafe/Reuters)
Ngày 7/4, VinFast cho biết, chi nhánh công ty tại Singapore đã nộp hồ sơ đăng ký chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) tới Uỷ ban chứng khoán và giao dịch Mỹ (SEC).
" alt=""/>VinFast có thể tìm kiếm các khoản vay từ chính phủ Mỹ để mở rộng hoạt động