Matthew Youlden, chàng trai tài năng thông thạo 9 thứ tiếng và hiểu được hơn 12 ngôn ngữ khác nhau
Xác định mục tiêu theo đuổi
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng Matthew khẳng định nếu bạn không xác định được lý do đúng đắn khiến bạn muốn học ngôn ngữ đó, bạn sẽ khó có động lực để theo đuổi nó lâu dài. Học tiếng Anh để gây ấn tượng với một cậu bạn người Pháp hoàn toàn không phải là một lý do hợp lý. Nó khác hoàn toàn với việc tìm hiểu người bạn đó bằng ngôn ngữ của chính họ. Nhưng dù vì lý do gì đi nữa, một khi bạn đã quyết tâm học một ngoại ngữ, hãy cố gắng hết sức mình.
Chìm đắm trong nó
Khi đã tìm được lý do thích hợp làm động lực để cố gắng, Matthew tiết lộ phương pháp chủ chốt để học một ngoại ngữ, đó chính là để bạn chìm đắm trong ngôn ngữ ấy và thực hành nó mỗi ngày.
“Khi học một ngoại ngữ mới, tôi sẽ dùng thứ tiếng ấy suốt cả ngày. Nhiều tuần liền, tôi sẽ viết và nói bằng ngôn ngữ ấy. Hãy thực hành những gì bạn học được bằng cách viết thư, nói chuyện với chính mình, nghe nhạc, hoặc nghe đài,...
Nhớ rằng, kết quả tốt nhất khi học một thứ tiếng mới chính là mọi người có thể nói chuyện được với bạn bằng ngôn ngữ ấy. Bạn hãy bắt đầu bằng những cuộc trò chuyện đơn giản hằng ngày rồi từ từ kéo dài thời gian hay đổi những chủ đề khó hơn.
Tìm bạn thực hành
Matthew đã học một vài thứ tiếng cùng với anh trai song sinh của mình là Michael. Họ cùng nhau học tiếng Hy Lạp khi cả hai chỉ mới 8 tuổi. “Chúng tôi luôn cạnh tranh với nhau. Nếu tôi học tốt hơn anh ấy, anh ấy sẽ ghen tị, sau đó sẽ cố gắng học để vượt qua tôi và ngược lại. Tôi nghĩ đây là một phương pháp tuyệt vời để học một ngôn ngữ mới.”- Matthew nói.
Tuy nhiên nếu bạn không có anh, chị để cùng học ngoại ngữ, hãy tìm cho mình một người bạn học. Họ cũng sẽ là động lực thúc đẩy bạn cố gắng hơn và ngược lại.
Mang nó vào cuộc sống
Bạn học một ngôn ngữ mới để có thể sử dụng nó nhưng bạn không thể nói chuyện bằng thứ tiếng ấy với chính bản thân bạn thì hãy đưa ngôn ngữ ấy vào cuộc sống hằng ngày của bạn, Matthew tiết lộ. Nếu nơi bạn sống không dùng ngôn ngữ ấy thì bạn cũng không cần phải ra nước ngoài, hãy đến những nơi có nhiều người sử dụng nó. Ví dụ như khi học tiếng Hy Lạp, bạn hãy đến những nhà hàng Hy Lạp, gọi món và trò chuyện với những người ở đó.
Tìm thấy niềm vui
Tìm thấy niềm vui để có thêm đam mê khi học một ngôn ngữ rất quan trọng. Hai anh em, Michael và Matthew đã học tiếng Hy Lạp bằng cách cùng viết và thu âm bài hát. Bạn hãy nghĩ ra một vài cách học làm bạn hứng thú như xem phim, nghe nhạc, viết tuyện, vẽ truyện tranh, viết một bài thơ, hoặc nói chuyện với bất kỳ ai bạn muốn. Đó cũng là những việc sẽ đem đến niềm vui cho bạn khi học.
Học như một đứa trẻ
Học như một đứa trẻ nghĩa là thỏa sức khám phá, học hết mình và sẵn sàng mắc sai lầm và sửa sai. Bản thân chúng ta sẽ ghi nhớ rất lâu những bài học từ những sai lầm. Khi còn là trẻ con, chúng ta học tốt hơn, tiếp thu nhanh hơn khi trở thành người lớn. Bởi vì trẻ nhỏ săn sàng phạm lỗi để tìm hiểu, thỏa trí tò mò còn người lớn thì lại sợ phạm lỗi. Khi học một ngôn ngữ mới, hãy thừa nhận rằng bạn không thể biết hết mọi thứ và mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi. Điều đó sẽ giúp bạn thoải mái hơn và dễ dàng tiến bộ hơn.
Học cách lắng nghe
Chúng ta phải học cách quan sát trước khi làm, cũng giống như chúng ta phải học cách lắng nghe trước khi chúng ta nói. Khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới, bạn sẽ thấy nó thật khác lạ. Nhưng nếu dần dần tiếp xúc với nó, bạn sẽ thấy quen thuộc và việc “tiếp xúc” với một ngôn ngữ mới nghĩa là bạn phải biết lắng nghe nó.
Đối với Matthew, cách mà anh thường dùng để làm quen với một ngôn ngữ mới đó chính là nghe nó thường xuyên, ở mọi lúc, mọi nơi. Khi nghe nhiều, bạn sẽ quen được với thứ tiếng ấy, và dễ dàng nhớ cách phát âm.
Nói chuyện với chính mình
“Nghe thì thật kỳ cục nhưng đây là một cách thực hành rất tốt để học ngoại ngữ mà bạn có thể làm mọi lúc mọi nơi”, Matthew chia sẻ. Nó giúp bạn trau dồi khả năng đối đáp, ứng biến nhanh và mang lại cho bạn sự tự tin khi nói chuyện với người khác.
Cho rằng các bạn nam trong lớp lấy tiền của congái mình, một phụ huynh đã xông vào Trường THCS Liên Hồng (Đan Phượng, Hà Nội)đánh 3 em học sinh lớp 6B ngay trong giờ truy bài.
Tiếp đó, người đàn ông này còn bắt 10 em học sinhnam trong lớp đi xuống phòng bảo vệ rồi yêu cầu đứng yên để cho con mình là emN.T.N.A tát từng bạn.
![]() |
Trường học nơi xảy ra sự việc (Ảnh: Dân trí) |
Được con kể lại sự việc, một số phụ huynh đã đitìm anh Tuấn (bố của em N.T.N.A- PV) để hỏi chuyện. Tuy nhiên vị phụ huynh nàyđã bỏ đi khỏi nhà, hiện vẫn chưa về.
Sau khi xảy ra sự việc, các phụ huynh có con embị hành hung đã làm đơn lên phía ban giám hiệu nhà trường, UBND xã Liên Hồng vàcông an xã Liên Hồng đề nghị làm rõ vụ việc.
Chiều 6/4, trao đổi với VietNamNet, ôngNguyễn Đình Duyên – hiệu trường Trường THCS Liên Hồng xác nhận sự việc trên xảyra vào ngày 6/3.
“Ngày hôm đó trường tổ chức thi toán trên máytính cho học sinh của huyện, công việc khá bận. Thời điểm trên bảo vệ nhà trườngcó lên phòng tin học để xem tình trạng điện, nước có ổn định không. Đúng lúc nàyvị phụ huynh lẻn vào và có hành động đánh một số em” – ông Duyên thông tin.
Do đang bận nhiều việc nên khi thấy sự có mặt củavị phụ huynh này, phía nhà trường đã mời anh ra khỏi trường.
Ngày hôm sau (7/3), khi phụ huynh đưa con đếntrường và phản ánh sự việc, nhà trường đã mời vị phụ huynh kia lên để làm việc.Tuy nhiên người này đã bỏ đi khỏi nhà, hiện vẫn chưa xuất hiện.
Nhà trường đã gặp mặt và mời các phụ huynh cóliên quan đến vụ việc để thăm hỏi động viên các em yên tâm đến lớp.
Nói về nguyên nhân dẫn đến sự việc, theo ôngDuyên: “Em N.T.N.A nói rằng bị các bạn nam trong lớp ép đưa tiền nên khi bố củaem phát hiện đã tới lớp đánh các bạn học. Sau đó khi làm giải trình, N.A lại nóiđó là mình tự nguyện cho khi các bạn nam trong lớp xin”.
Trường THCS Liên Hồng cũng đã có công văn nhờphía công an xã cùng vào cuộc để làm rõ sự việc trên.
Chia sẻ thêm với PV, ông Duyên cho biết vị phụhuynh đánh các em học sinh được nhận xét là tính tình có phần không ổn định.
Đăng Duy
Em Nguyễn Thị Diệu Nguyên mất tích mấy ngày nay
Chờ mãi không thấy con về, ngày 22/3, anh Thọ gọi vào số điện thoại của conthì có một người phụ nữ cho biết “điện thoại này đang ở Nha Trang”, tuy nhiênkhi anh Thọ cho biết đó là số của con anh thì bên kia cúp máy rồi mất liên lạcluôn. Qua cuộc điện thoại duy nhất liên lạc được này, anh Thọ xác định có congái anh ở bên cạnh người phụ nữ vì con anh lên tiếng hỏi “ai vậy”.
Sau đó vợ chồng anh Thọ, chị Ngọc được bạn cùng lớp của Nguyên cho biết cómột cô gái từ quê Đồng Tháp lên dẫn Nguyên đi kiếm việc làm ở Bình Dương.
Lần theo Facebook của con, vợ chồng chị Ngọc nghi người dẫn con gái đi nhiềukhả năng là Nguyễn Thị Thu Q. (21 tuổi), một cô gái tự nhận là les (đồng tính nữ).Trên Facebook, Nguyên và Q. thừa nhận là “vợ chồng” của nhau từ tháng 1/2015.
Đến ngày 23/3, chờ mãi vẫn không thấy con gái về và không thể liên lạc quađiện thoại được nên anh chị đã đến Công an quận 8 trình báo.
Ngày 26/3, Công an phường Long Bình Tân cho biết đã chuyển toàn bộ hồ sơ liênquan đến vụ mất tích của hai bé trai Trần Vương (10 tuổi) và Trần Đình Chiến (12tuổi, cả hai cùng ngụ phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai) lên đội hìnhsự Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) để tiếp tục điều tra làm rõ.
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, hai cháu Trần Vương (10 tuổi) và cháu TrầnĐình Chiến (12 tuổi) đã mất tích nhiều ngày nay.
Chị Trần Thị Sâm (mẹ cháu Vương) kể khoảng 16 giờ 30 ngày 22/3, chị đi làm vềnhà trọ thì phát hiện con trai không còn ở nhà. “Hai cháu đi bằng xe đạp, mặc áomàu xanh và đỏ nhưng chiều 25-3, một số người lại thấy cháu đi bộ ở khu vực siêuthị Big C nhưng khi gia đình chạy ra thì không thấy cháu nữa. Có thể do sợ đãlàm mất xe đạp nên hai cháu bỏ đi lang thang không dám về nhà và trốn đâu đó” -chị Sâm nói. Chị Sâm cho biết thêm không loại trừ Vương và Chiến bị một số kẻxấu dụ dỗ bỏ nhà đi lang thang hoặc bị bắt cóc. Chị đã dán thông tin khắp nơi đểtìm cháu.
Thượng tá Nguyễn Hữu Công - Phó Trưởng Công an thị xã Dĩ An (Bình Dương) chobiết đang xác minh dấu hiệu hình sự liên quan đến cái chết của nữ sinh viênTrường ĐH Kinh tế Lê Thị Hà Phương (sinh viên năm cuối Trường ĐH Kinh tế TP.HCM,mất tích từ sáng 13-3, đã thấy thi thể ở hồ Đá, làng ĐH Thủ Đức).
Thượng tá Nguyễn Hữu Công khẳng định kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nạnnhân chết do ngạt nước. Ngoài ra không có bất cứ dấu vết tác động của ngoại lựcđến thi thể. Tuy nhiên, Thượng tá Công cho rằng công an thị xã vẫn đang tích cựcxác minh nguyên nhân tử vong của nạn nhân chỉ là tai nạn hay có dấu hiệu hình sựđể trả lời cho gia đình nạn nhân cũng như dư luận quan tâm.
(Theo Pháp luật TP.HCM)
" alt=""/>Lại thêm học sinh lớp 9 ở TP.HCM mất tích