1. Đồ ăn, nước uống
Đây là 2 thứ được ưu tiên đầu tiên trong danh mục. Nó sẽ giúp bạn duy trì sự sống trong những giờ đầu tiên khi chưa nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Bạn có thể để trong túi 1-2 chai nước khoáng đóng chai vì chúng có thời hạn sử dụng khá dài. Nước sạch ngoài việc để uống còn có nhiều tác dụng khác như rửa vết thương, làm sạch đồ dùng, vệ sinh cá nhân… Những chiếc bình đựng nước nên được làm bằng vật liệu nhẹ, thậm chí là hộp có thể co giãn tuỳ ý để dễ dàng cho việc mang vác.
Về thực phẩm, bạn nên chọn đồ khô, đồ ăn sẵn, đồ hộp… có thời gian sử dụng lâu, dễ dàng bảo quản.
2. Đồ sơ cứu, các loại thuốc cơ bản
Giống như một chuyến du lịch, cắm trại, bạn cũng cần một vài dụng cụ sơ cứu và các loại thuốc: đau bụng, đau đầu, cảm cúm… cơ bản đề phòng trường hợp sức khoẻ không tốt hoặc bị thương nhẹ.
Các dụng cụ sơ cứu bạn nên mang theo gồm có: bông băng, cồn sát trùng, khăn sạch.
3. Dụng cụ vệ sinh cá nhân
Không thể thiếu trong túi đồ khẩn cấp là các dụng cụ vệ sinh cá nhân gồm: khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, xà phòng, khẩu trang, giấy khô, giấy ướt, túi nilon… Những dụng cụ này sẽ vô cùng hữu ích trong trường hợp bạn không được ăn nghỉ ở một nơi đầy đủ tiện nghi.
4. Dụng cụ đảm bảo an toàn
Để đề phòng cho những trường hợp phức tạp hơn, bạn cũng nên chuẩn bị một số đồ dùng sau cho chiếc túi khẩn cấp: sạc điện thoại, đèn pin, bật lửa, dao gấp, găng tay. Những vật dụng này bạn nên chọn loại thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng để dễ mang theo và tiết kiệm diện tích cho túi đồ.
5. Quần áo
Trong túi khẩn cấp nên có 2-3 bộ quần áo mỏng, nhẹ, thiết kế đơn giản, thoải mái, ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị sẵn quần áo lót mặc một lần, chăn hoặc khăn choàng mỏng để giữ nhiệt trong trường hợp thời tiết lạnh.
6. Giấy tờ quan trọng, tiền mặt
Giấy tờ quan trọng là điều bạn nên lưu ý, nhất là trong trường hợp hỏa hoạn, bạn chỉ có vài chục giây để mang theo đồ đạc, giấy tờ bên người. Tiền mặt cũng là cứu cánh trong trường hợp thẻ ngân hàng của bạn bị lỗi, ngân hàng đóng cửa. Hoặc trong thời gian dịch bệnh, nhiều nơi không cho thanh toán thẻ thì tiền mặt sẽ phát huy tác dụng đáng kể.
Đăng Dương
Trong bất kỳ tình huống khẩn cấp nào, việc đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh để nghĩ cách gọi cứu hộ và thoát hiểm an toàn.
" alt=""/>Hướng dẫn chuẩn bị túi dự phòng trong trường hợp phải ra khỏi nhà khẩn cấp![]() |
Iqbal và những cậu bé được tự do khác. |
Bị ép làm việc năm 4 tuổi
Iqbal cũng trải qua cuộc đời tương tự. Năm 4 tuổi, cha mẹ đưa cậu cho một chủ nhà máy sản xuất thảm để vay 600 rupee (12 USD). Iqbal buộc phải làm việc cho đến khi bố mẹ cậu quay lại với số tiền vay cả gốc lẫn lãi.
Không chỉ Iqbal mà hàng ngàn trẻ em cũng phải chịu chung số phận. Chúng bị nhốt trong xiềng xích và buộc phải làm việc hơn 12 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần. Cha mẹ của Iqbal càng lâu trả tiền thì số lãi phải trả càng lớn.
Cậu bé đã làm việc trong 5 năm cho đến khi bố mẹ cậu gom góp được 12 USD để trả nhưng khi đó khoản nợ đã lên đến 200 USD. Vào những năm 1980 ở Pakistan, 200 USD là cả một gia tài. Iqbal bị mắc kẹt trong nhà máy giống như số phận của nhiều đứa trẻ khác, những người phải làm việc suốt thời thơ ấu.
Điều kiện sống và làm việc trong những nhà máy này rất khắc khổ. Những đứa trẻ hầu như không có đủ thức ăn hay nước uống và nếu một đứa trẻ bị ốm hoặc không thể làm việc, chúng sẽ bị đánh đập dã man. Iqbal còn nói rằng nếu một đứa trẻ không muốn làm việc, chúng sẽ bị nhốt trong một chiếc tủ nhỏ cả ngày.
Iqbal, cũng như những đứa trẻ khác, vẫn phải tiếp tục làm việc ngay cả khi Chính phủ Pakistan coi lao động trẻ em là bất hợp pháp từ năm 1986. Tình trạng tham nhũng ở Pakistan ở mức cao nhất mọi thời đại và không ai có thể làm gì để giúp những đứa trẻ này. Không nhiều người quan tâm đến lũ trẻ.
Cuộc tẩu thoát vĩ đại
![]() |
Iqbal trong một chuyến thăm trường học ở Mỹ. |
Năm 10 tuổi, Iqbal cảm thấy chán ngán với cuộc sống hiện tại - cậu bị đánh đập hàng ngày và phải làm việc đến kiệt sức. Iqbal bắt đầu lên kế hoạch vượt ngục, không chỉ cho bản thân mà cho những đứa trẻ khác trong nhà máy. Cậu biết rằng nếu cuộc tẩu thoát không thành công thì tính mạng của cậu sẽ gặp nguy hiểm.
Một lần, Iqbal và một vài đứa trẻ khác tìm cách trốn đến đồn cảnh sát gần đó nhưng thay vì giúp đỡ bọn trẻ, họ đưa chúng trở lại nhà máy để nhận tiền thưởng từ người chủ. Bọn trẻ sau đó bị đánh đập và bỏ đói. Với chúng, cuộc sống là địa ngục trần gian mà không có lối thoát.
Năm 11 tuổi, Iqbal bắt đầu nghĩ ra một cách khác để thoát khỏi cuộc sống nghiệt ngã đó. Lần này, thay vì đến đồn cảnh sát, cậu chạy đến một tổ chức phi chính phủ địa phương đang đấu tranh chống lại việc nô lệ hóa trẻ em và lao động trẻ em có tên là Mặt trận Giải phóng Lao động Ngoại giao (BLLF). Tổ chức phi chính phủ này có tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết để giải phóng cho trẻ em đang làm việc trong các nhà máy. Nếu không có nỗ lực và sự hy sinh của Iqbal, những đứa trẻ đó sẽ không bao giờ được giải thoát.
Mục đích sống
Kể từ khi được tự do, Iqbal chỉ có một mong muốn - đó là giải thoát cho tất cả những đứa trẻ khác có hoàn cảnh giống như mình. Với sự giúp đỡ của BLLF, cậu bé đã đưa câu chuyện của mình ra thế giới, thậm chí còn nhận được sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc. Iqbal bắt đầu làm việc với nhiều tổ chức phi chính phủ khác nhau trên thế giới.
Cậu trở nên nổi tiếng đến mức được mời tham gia các cuộc đàm phán tại Hoa Kỳ và các nước châu Âu khác vào năm 1994. Câu chuyện và thành tích của Iqbal đã giúp cậu giành được giải thưởng Reebok về nhân quyền (trị giá 50.000 USD) trong cùng năm đó. Iqbal muốn kể câu chuyện cuộc đời mình cho cả thế giới biết để không một đứa trẻ nào khác phải chịu đựng những gì mình đã trải qua.
Bị sát hại ở tuổi 12
![]() |
Báo chí đưa tin về cái chết đau buồn của Iqbal. |
Iqbal ngày càng thu hút sự chú ý hơn khi ngày càng nhiều nhà máy ở Pakistan bị đóng cửa để chấm dứt tình trạng lao động trẻ em và nô lệ. Điều này khiến cậu trở thành mục tiêu của tất cả các chủ nhà máy ở Pakistan vì hầu hết họ đều sử dụng lao động trẻ em. Vào ngày 16/4/1995, Iqbal trở về Pakistan để gặp gia đình. Và cũng ngay ngày hôm đó, cậu bị bắn vào đầu khi đang ở Muridke, Pakistan.
Kẻ sát hại Iqbal là Mohammed Ashraf, chủ một nhà máy ở Pakistan đã mất phần lớn lao động do chiến dịch của Iqbal. Trong suốt 1 năm từ khi được tự do, Iqbal đã cứu được hơn 3.000 trẻ em có hoàn cảnh giống như mình.
Vào năm 2006, tác giả Andrew Crofts đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề “The Little Hero: One Boy’s Fight for Freedom - Iqbal Masih’s Story”, trong đó miêu tả rất chi tiết về cuộc sống của một nô lệ trẻ em.
Lòng dũng cảm mà Iqbal thể hiện trong suốt thời thơ ấu của mình đã truyền cảm hứng cho mọi người trên khắp thế giới.
Kể từ khi anh hùng nhí này qua đời, cuộc chiến chống lao động trẻ em vẫn đang diễn ra, không chỉ trong phạm vi Pakistan mà trên toàn thế giới. Năm 2014, nhà hoạt động vì quyền của trẻ em Kailash Satyarth đã dành tặng giải thưởng Nobel của mình cho Iqbal vì tất cả những gì cậu đã làm trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, vào năm 2020, vẫn có 152 triệu trẻ em bị buộc phải lao động nặng nhọc và nguy hiểm khi làm việc trong các nhà máy.
Đăng Dương(Theo HOY)
Không nhìn thấy tương lai ở sau trang sách, 5 đứa trẻ vùng biên Nghệ An lên 1 chiếc xe bán tải rời bản, ‘đi làm công ty’. Chúng không biết rằng, mình là những lao động bất hợp pháp…
" alt=""/>Cuộc đời ngắn ngủi của người hùng cứu 3.000 trẻ em